Sự phân biệt giữa các ngôn ngữ thành viên nhóm ngôn ngữ Manding và mối quan hệ giữa chúng là những vấn đề đang được tiếp tục nghiên cứu. Ngoài ra, danh pháp - là sự pha trộn giữa các thuật ngữ và từ ngữ bản địa được người nói tiếng Anh và tiếng Pháp áp dụng từ trước khi cai trị châu Phi - làm cho bức tranh trở nên phức tạp và thậm chí khó hiểu.
Có thể chia nhóm ngôn ngữ Manding thành hai nhánh con: nhánh phía tây và phía đông; sự khác biệt giữa hai nhánh này biểu hiện chủ yếu ở ngữ âm. Trong khi các phương ngữ của nhóm tây thường có 10 nguyên âm (5 âm miệng và 5 âm dài/mũi), còn nhóm phương đông, tiêu biểu là tiếng Bambara, có 14 nguyên âm (7 âm miệng và 7 âm mũi):
Manding Tây
Kassonke - Maninka Tây (Mali, Sénégal)
Mandinka (Sénégal, Gambia, Guinea Bissau)
Kita Maninka (Mali)
Jahanka (Guinea, Sénégal, Gambia, Mali; một trong nhiều phương ngữ dưới tên này)
Tiếng Ả Rập đã được đưa vào khu vực với sự xuất hiện của Hồi giáo, và văn bản được điều chỉnh để viết các ngôn ngữ Manding. Chữ Ả Rập hoặc Ajami vẫn thường được sử dụng cho tiếng Mandinka.
Chữ Latinh đã được đưa tới khu vực sau cuộc chinh phạt của châu Âu. Nó được sử dụng khá rộng rãi, với các phiên bản "chính thức" ở nhiều quốc gia, dùng trong giảng dạy, xóa mù chữ và xuất bản.
Chữ N'Ko, được phát triển vào năm 1949 bởi Solomana Kante, được thiết kế để viết các ngôn ngữ Manding sử dụng một tiêu chuẩn văn học chung dễ hiểu cho tất cả những người nói nhóm ngôn ngữ này. Nó đang được phổ biến.[6]
Có một bảng chữ cái ít được biết đến dành cho tiếng Bambara đã được phát triển vào đầu thế kỷ 20 nhưng hiếm khi sử dụng.[7]
Nguồn tham khảo
^Valentin Vydrin. Toward a Proto-Mande reconstruction and an etymological dictionary. Faits de langues, Peter Lang, 2016, Comparatisme et reconstruction: tendances actuelles (Dir. K. Pozdniakov), pp.109-123. halshs-01375776
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Manding”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.