Thuận Lộc (xã)

Thuận Lộc
Xã Thuận Lộc
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhHà Tĩnh
Thị xãHồng Lĩnh
Trụ sở UBNDThôn Thuận Sơn
Thành lập1992[1]
Địa lý
Tọa độ: 18°30′34″B 105°41′23″Đ / 18,50944°B 105,68972°Đ / 18.50944; 105.68972
Thuận Lộc trên bản đồ Việt Nam
Thuận Lộc
Thuận Lộc
Vị trí xã Thuận Lộc trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,41 km²[2]
Dân số (2021)
Tổng cộng3.667 người[2]
Mật độ495 người/km²
Khác
Mã hành chính18130[3][4]
Websitexathuanloc.hatinh.gov.vn

Thuận Lộc là một thuộc thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.

Địa lý

Xã Thuận Lộc nằm ở phía tây nam thị xã Hồng Lĩnh, có vị trí địa lý:

Xã Thuận Lộc có diện tích 7,41 km², dân số năm 2021 là 3.667 người, mật độ dân số đạt 495 người/km².[2]

Từ xa xưa trên địa bàn xã này có tuyến kênh Nhà Lê nối từ kinh đô Hoa Lư đến Đèo Ngang đi qua, là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và được coi là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh của người Việt.

Hành chính

Xã Thuận Lộc được chia thành 9 thôn: Đồi Cao, Phúc Thuận, Chùa, Thuận Giang, Thuận Trung, Phúc Thuận, Hồng Lam, Hồng Nguyệt, Tân Hoà[5][6].

Lịch sử

Xã Thuận Lộc từ năm 1945 về trước gồm có 7 thôn thuộc 3 xã, 2 tổng: Thôn Tiếp Vọ, thôn Ninh Vọ, đồn điền nhà chung thuộc về xã Tiếp Vọ, tổng Đậu Liêu; thôn Phúc Lộc và thôn Phúc Hội thuộc về xã Phúc Hải, tổng Lai Thạch; thôn Giao Tác và Làng Trù, làng Hói, thuộc xã Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch. Tất cả các xã, thôn thuộc huyện Can Lộc, toàn huyện có 7 tổng. Tổng Lai Thạch có 4 xã: Lai Thạch, Nguyệt Ao, Phúc Hải và Thường Nga.

Ngày 1 tháng 2 năm 1946, dưới sự chỉ đạo của huyện ủy Can Lộc, ba xã Tiếp Vọ, Phúc Hải và Nguyệt Ao hợp lại thành xã Minh Tân. Xã Minh Tân gồm 7 làng của ba xã cũ, đó là các làng: Phúc Khải, Phúc Hội, Giao Tác, Làng Trù, làng Hói, và làng Ninh Vọ, làng Tiếp Vọ (Hai làng này nay là phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh). Đồng thời Chi bộ Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính xã và các ngành xung quanh ủy ban được thành lập, ở thôn có Thôn trưởng.

Tháng 10 năm 1949 hai xã: Linh Quy và Minh Tân hợp nhất thành xã Hồng Kim.

Đến tháng 5 năm 1954, xã Hồng Kim huyện Can Lộc được chia thành 2 xã: Kim Lộc và Thuận Lộc. Xã Thuận Lộc gồm 7 làng như trước đây: Tiếp Vọ, Ninh Vọ, Phúc Lộc, Phúc Hội, Giao Tác, Làng Trù, Làng Hói. Các thôn còn lại thuộc về xã Kim Lộc[7].

Ngày 2 tháng 3 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 67-HĐBT[8] tách xã Thuận Lộc thuộc huyện Can Lộc để thành lập thị xã Hồng Lĩnh.

Ngày 11 tháng 3 năm 1992, Ban Tổ chức và Cán bộ Chính phủ ban hành Quyết định số 112/TCCP[1] thành lập phường Nam Hồng trên cơ sở tách 470 ha và 1.362 hộ với 3.785 nhân khẩu của xã Thuận Lộc[9][10].

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ a b Quyết định số 112/TCCP về việc thành lập các phường Bắc Hồng, Nam Hồng thuộc thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh do Ban Tổ chức và Cán bộ Chính phủ ban hành
  2. ^ a b c Đề án xây dựng xã Thuận Lộc đạt các tiêu chí thành lập phường đến năm 2025. tr. 8, 15.
  3. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ “Tổng cục Thống kê”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ “Thông tin về các thôn của xã Thuận Lộc”. Trang thông tin điện tử xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ “Giới thiệu chung về xã Thuận Lộc”. Trang thông tin điện tử xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ “Lịch sử hình thành xã Thuận Lộc”. Trang thông tin điện tử xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh.
  8. ^ “Quyết định 67-HĐBT năm 1992 về việc thành lập thị xã Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”. Thư viện Pháp luật. 2 tháng 3 năm 1992. Truy cập 2 tháng 9 năm 2022.
  9. ^ Đồng chí Hoàng Xuân Ngọc – Thị ủy viên, Bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND phường Nam Hồng (9 tháng 3 năm 2022). “Phường Nam Hồng 30 năm xây dựng và phát triển (11/3/1992 – 11/3/2022)”. Cổng thông tin điện tử thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Truy cập 2 tháng 9 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ “Lịch sử hình thành phường Nam Hồng”. Trang thông tin điện tử phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh.

Tham khảo