Thiệu Vân
Thiệu Vân là một xã thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Địa lýXã Thiệu Vân nằm ở phía tây bắc thành phố Thanh Hóa, có vị trí địa lý:
Xã Thiệu Vân có diện tích 3,70 km², dân số năm 1999 là 5.861 người[1], mật độ dân số đạt 1.584 người/km². Lịch sửThời Lê, vùng đất xã Thiệu Vân ngày nay thuộc tổng Đại Bối, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên. Đến triều Gia Long, phủ Thiệu Thiên được đổi làm phủ Thiệu Hóa.[3] Năm 1900, hai tổng Vận Quy và Đại Bối của huyện Đông Sơn được chuyển vào huyện Thuỵ Nguyên, cùng phủ Thiệu Hóa. Sau Cách mạng Tháng Tám, huyện Thiệu Hóa được thành lập, xã Thiệu Vân thuộc huyện Thiệu Hóa. Năm 1977, cùng với các xã hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa, xã Thiệu Vân được sáp nhập với huyện Đông Sơn thành huyện Đông Thiệu. Năm 1982 huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn, xã Thiệu Vân thuộc huyện Đông Sơn. Năm 1996, xã Thiệu Vân trở lại huyện Thiệu Hóa mới tái lập. Ngày 29 tháng 2 năm 2012, xã Thiệu Vân được chuyển từ huyện Thiệu Hóa về thành phố Thanh Hóa.[4] Phân chia hành chínhXã Thiệu Vân gồm các làng:[3]
Văn hóaDi chỉ khảo cổ họcDi chỉ Cồn Chân Tiên Di chỉ Cồn Chân Tiên tại thôn Đại Lý, xã Thiệu Vân, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Phát hiện 1981. Có 1 tầng văn hoá độ sâu nhất trong 3 hố đào là 0,70m. Hiện vật thu được: đồ đá gồm rìu mài 45 chiếc, phác vật rìu 133 chiếc và 443 mảnh tước. Đồ gốm gồm các loại nồi, nồi đựng có chân, hòn kê (chân giò), chân gốm, loại hình ống như chân mâm bồng, bàn xoa gốm. Các đồ án và văn trang trí trên gốm khá đa dạng. Thuộc văn hoá khảo cổ học Phùng Nguyên. Di chỉ Cồn Dà Di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1973, trên doi đất cao giữa cánh đồng thôn Cổ Bi, xã Thiệu Vân, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Tầng văn hoá 0,60 m đến 0,80 m. Tìm thấy nhiều đồ đồng; thuộc văn hoá khảo cổ học Đông Sơn. Di tích
Chú thích
Chùa báo ân làng Đại Lý là nơi thờ thần hoàng làng và được công nhận di tích cấp tỉnh Xem thêm |