Đông Cương

Đông Cương
Phường
Phường Đông Cương
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Thành phốThanh Hóa
Trụ sở UBND02 đường Lê Thành
Thành lập
  • 10/1953: thành lập xã Đông Cương[1]
  • 19/8/2013: thành lập phường Đông Cương[2]
Địa lý
Tọa độ: 19°50′34″B 105°45′44″Đ / 19,84278°B 105,76222°Đ / 19.84278; 105.76222
MapBản đồ phường Đông Cương
Đông Cương trên bản đồ Việt Nam
Đông Cương
Đông Cương
Vị trí phường Đông Cương trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,54 km²[3]
Dân số (2022)
Tổng cộng14.351 người[3]
Mật độ2.194 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính14791[4]
Mã bưu chính40109
Websitedongcuong.tpthanhhoa.thanhhoa.gov.vn

Đông Cương là một phường thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa lý

Phường Đông Cương nằm ở phía bắc thành phố Thanh Hóa, có vị trí địa lý:

Phường Đông Cương có diện tích 6,54 km².[3]

Dân cư

Tính đến ngày 31/12/2022, phường Đông Cương có quy mô dân số là 14.351 người (bao gồm dân số thường trú là 12.919 người, dân số tạm trú quy đổi là 1.432 người),[3] mật độ dân số đạt 2.194 người/km².

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, phường Đông Cương có dân số là 11.085 người.[5] Mật độ dân số đạt 1.695 người/km².

Dân số năm 2012 là 16.800 người,[2] mật độ dân số đạt 2.467 người/km².[a]

Dân số năm 2009 là 10.592 người,[6] mật độ dân số đạt 1.558 người/km².

Dân số năm 1999 là 8.930 người,[7] mật độ dân số đạt 1.313 người/km².

Lịch sử

Địa bàn phường Đông Cương ngày nay được tạo thành bởi 3 làng Đại Khối, Định Hòa và Hạc Oa thuộc tổng Thọ Hạc, phủ Đông Sơn trước năm 1945.[1]

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền chia tổng Thọ Hạc thành 4 xã: Long Cương, Nam Sơn Thọ, Song Lĩnh và Vân Sơn. Hai làng Hạc Oa, Định Hòa khi ấy thuộc xã Long Cương, còn làng Đại Khối thuộc xã Song Lĩnh.

Tháng 8 năm 1948, 2 xã Long Cương và Nam Sơn Thọ sáp nhập thành xã Đông Thọ, 2 xã Song Lĩnh và Vân Sơn sáp nhập thành xã Đông Lĩnh (cùng thuộc huyện Đông Sơn). Lúc đó, hai làng Định Hòa và Hạc Oa thuộc xã Đông Thọ, làng Đại Khối thuộc xã Đông Lĩnh.

Tháng 10 năm 1953, thành lập xã Đông Cương gồm 3 làng Đại Khối, Định Hòa và Hạc Oa với dân số là 3.565 người (thuộc huyện Đông Sơn).

Ngày 5 tháng 7 năm 1977, huyện Đông Thiệu được thành lập trên cơ sở sáp nhập 16 xã hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa vào huyện Đông Sơn.[8] Xã Đông Cương thuộc huyện Đông Thiệu.

Ngày 30 tháng 8 năm 1982, huyện Đông Thiệu đổi tên thành huyện Đông Sơn.[9][b] Xã Đông Cương thuộc huyện Đông Sơn.

Ngày 6 tháng 12 năm 1995, Chính phủ ra Nghị định số 85-CP điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Thanh Hóa. Theo đó, chuyển xã Đông Cương về địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa.[1]

Ngày 19 tháng 8 năm 2013, thành lập phường Đông Cương thuộc thành phố Thanh Hóa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Đông Cương.[2]

Hành chính

Phường Đông Cương được chia thành 10 tổ dân phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Đình Hương 1, Đình Hương 2.[11]

Làng hoa Đông Cương

Làng hoa Đông Cương được hình thành vào những năm đầu của thập niên 1990, được coi là làng hoa lớn nhất tỉnh Thanh Hóa.[12][13] Trong những năm đầu hình thành, hoa được trồng chủ yếu để phục vụ người dân xung quanh vào các dịp lễ, tết. Đến năm 2024, toàn phường Đông Cương có hơn 200 hộ chuyên canh hoa trên diện tích gần 100 ha.

Di tích

Phường Đông Cương có 4 di tích được xếp hạng là chùa Tăng Phúc, nghè Thổ Sơn, chùa Hương Long và đền thờ Tướng công Lê Thành (một danh tướng Triều Lê).[1]

Danh nhân

Địa phương kết nghĩa

Chú thích

Ghi chú

  1. ^ Trong giai đoạn 1999 - 2013, diện tích của xã Đông Cương là khoảng 6,80 km².
  2. ^ Sau khi đổi tên, huyện Đông Sơn vẫn giữ nguyên địa giới hành chính; đến cuối năm 1996 mới tái lập huyện Thiệu Hóa như cũ.[10]

Tham khảo

  1. ^ a b c d “Giới thiệu chung”. Cổng thông tin điện tử Phường Đông Cương - Thành phố Thanh Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ a b c Chính phủ (19 tháng 8 năm 2013). “Nghị quyết số 99/NQ-CP về việc thành lập các phường Đông Cương, Đông Hương, Đông Hải, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ a b c d Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ Tổng cục Thống kê (20 tháng 4 năm 2020). “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Nhà xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ “Kho dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009”. portal.thongke.gov.vn. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  7. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin và Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  8. ^ Hội đồng Chính phủ (5 tháng 7 năm 1977). “Quyết định số 177-CP về việc hợp nhất và điều chính địa giới một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  9. ^ Hội đồng Bộ trưởng (30 tháng 8 năm 1982). “Quyết định số 149-HĐBT về việc phân vạch địa giới một số huyện và đổi tên huyện Đông Thiệu thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ “Nghị định 72-CP năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Quan Hóa, Như Xuân, Đông Sơn, Thiệu Yên thuộc tỉnh Thanh Hóa”. 18 tháng 11 năm 1996. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  11. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (8 tháng 4 năm 2020). “Quyết định 1238/QĐ-UBND năm 2020 về việc phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
  12. ^ Gia Hân (2 tháng 1 năm 2024). “Làng hoa lớn nhất xứ Thanh hối hả vào vụ Tết”. Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2024.
  13. ^ Tuấn Minh (6 tháng 1 năm 2024). “Làng hoa lớn nhất Thanh Hóa tất bật vào vụ Tết”. Báo Người Lao Động điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2024.
  14. ^ Mai Luận (9 tháng 10 năm 2023). “Thanh Hóa khen thưởng học sinh giành ngôi quán quân Đường lên đỉnh Olympia”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2024.
  15. ^ a b “Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ và 10 năm thành lập phường Đông Cương”. Cổng thông tin điện tử Phường Đông Cương - Thành phố Thanh Hóa. 11 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2024.

Xem thêm