Thảo luận:Bèo dạt mây trôi
ĐnbBài này không đủ tiêu chuẩn thì bài nào đủ đây?--V (thảo luận) 15:06, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Tôi không biết bài này có đủ tiêu chuẩn hay không nhưng câu hỏi nên có là chất lượng của bài. Khi bỏ nguyên văn của bài hát thì bài này chỉ còn 3, 4 câu có ít thông tin. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:32, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC) Nói đến dân ca quan họ Bắc ninh thì ai cũng biết bài này, cũng giống như bài Người ở đừng về rất phổ biến ở miền bắc, đặc trưng cho một dân tộc, vì vậy theo tôi không những không nên xóa mà cần phát triển thêm về đề tài này.--Huyhoang1 (thảo luận) 22:46, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Không dám hứa, nhưng mình sẽ cố gắng--88.73.39.55 (thảo luận) 13:02, ngày 13 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Tôi đòng ý với bạn DXLINH, ta nên đưa bài này vào phần sơ khai, bổ sung dần qua đóng góp của những người khác, sau đó tổng hợp laị thành một bài có ích.--Huyhoang1 (thảo luận) 09:16, ngày 15 tháng 3 năm 2008 (UTC) Theo lời khuyên của anh Mekong Bluesman, tôi lấy Ý kiến đóng góp ra trang này để chúng ta cùng thảo luận: 2. Ý kiến đóng góp: Làn điệu của bài hát "Bèo dạt mây trôi" nghe thì chất liệu rõ ràng từ dân ca Quan họ Bắc ninh (nếu đem so với "Người ơi, người ở đừng vê", "Ngồi tựa mạn thuyền" hoặc "Cây trúc xinh"...) Về phần lời có thể do bị thất lạc, người nào đó đã đặt lời mới (tên người đó cũng bị thất lạc luôn) nên lời không còn nghe theo kiểu cổ xưa nữa. Vậy trong trường hợp chưa tìm thấy nguồn gốc chính thức thì chúng ta có thể nói là Bèo dạt mây trôi (nhạc: dân ca Quan họ, lời: khuyết danh) Khi một tác phẩm dân ca không rõ nguồn gốc, thì trách nhiệm của các nhà nghiên cứu âm nhạc hãy làm một cuộc phân tích về chất liệu âm nhạc dân ca của bản nhạc đó để phân vùng. Bài hát "Bèo dạt mây trôi" không thể là dân ca Nghệ tĩnh được. Đài tiếng nói Việt nam giói thiệu như vậy là sai vì không có căn cứ.--Huyhoang1 (thảo luận) 21:42, ngày 15 tháng 3 năm 2008 (UTC) Đồng ý với bạn Huyhoang1. Bèo dạt mây trôi không thể là dân ca Nghệ Tĩnh, chất liệu âm nhạc khác hẳn, gần với quan họ Bắc Ninh hơn. Có thể một ai đó khuyết danh đã sáng tác ra bài này mấy chục năm trước, cũng giống như trường hợp bài Giận mà thương, quá nổi tiếng đến nỗi ai cũng cho đó là dân ca Nghệ Tĩnh. Tôi không có bản thu âm của Thương Huyền ở đây nhưng có bản của Thanh Huyền và Kiều Hưng. Adia (thảo luận) 15:30, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (UTC) Chất lượngDXLINH có lẽ rất tâm huyết với bài này, nhưng có lẽ chưa hiểu cách viết về các bài như vậy và thiếu thông tin, do đó nếu bài bị xoá theo biểu quyết, bạn đừng nghĩ mọi người có ác cảm với bài, bởi chất lượng đến nay vẫn chưa đạt để suy nghĩ lại. Cần sửa thêm. FOM (thảo luận) 00:50, ngày 16 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Bèo dạt mây trôimình thấy có 1 chi tiết khá lạ là nhạc sĩ Nguyễn Chính là người sưu tầm bài này thì chắc cũng phải biết ai hát chứ làm sao mà quên được hay đây là 1 sáng tác của NS đó vậy mà dám nói là sưu tầm Minhtuan1600 (thảo luận) 05:58, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC) Bèo dạt mây trôimình thấy có 1 chi tiết khá lạ là nhạc sĩ Nguyễn Chính là người sưu tầm bài này thì chắc cũng phải biết ai hát chứ làm sao mà quên được hay đây là 1 sáng tác của NS đó vậy mà dám nói là sưu tầm Minhtuan1600 (thảo luận) 05:58, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC) Bài "bèo dạt mây trôi"(Tại sao nhạc sỹ Đức Miêng có ý kiến thiếu xây dựng và thiếu kiến thức về văn hóa QH như vậy). Bài "bèo dạt mây trôi" hiện được các làng cổ QH rất ưa thích và ca thường xuyên ở các canh QH. Ở làng Yên mẫn có bài đối với bài "bèo dạt mây trôi" là bài "Chiều vàng bâng khuâng"; ở làng Đạo chân có bài dị bản là "Từ độ chia tay"... Từ những năm 1920 – 1942 rất nhiều người nổi tiếng nghiên cứu về dân ca Quan họ như ông Nguyễn Văn Huyên nguyên là bộ trưởng giáo dục nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ông Nguyễn Văn Khoan, nhưng có ít người biết rằng ông Ông Paul Mus, người Pháp, là người đã đóng một vai trò khá đặc biệt trong lịch sử nước ta. Tuy được sinh ra ở Pháp quốc, ông Paul Mus từ nhỏ đã sống tại Hà Nội, lớn lên, đi học tại Hà Nội, cho nên ông rất hiểu và có cảm tình với nước và dân chúng Việt Nam. Trở về Pháp, ông đã trở nên một học giả chuyên về Đông Nam Á, rồi một chiến binh chống Đức Quốc Xã. Trở lại Việt Nam ông vào làm cho Trường Viễn Đông Bác Cổ, khảo cứu về văn minh Đông Phương và Phật giáo, nhất là về Phật giáo tại Nam Dương quần đảo (quần thể Borobodur). Chính ông Paul Mus là người cùng nghiên cứu và giới thiệu, hướng dẫn ông Nguyễn Văn Huyên 2 lần làm đề tài tiến sỹ về văn hóa Quan họ năm 1942, Ông Nguyễn Văn Huyên, nghe Thầy tôi nói là mồ côi từ nhỏ, nhưng được gia đình cho sang Pháp học. Ông đã đậu hai bằng của Pháp là Cử nhân Văn Chương và Cử Nhân Luật và 3 năm sau ông là người Việt Nam đầu tiên đậu Tiến sĩ Văn Chương Đại học Sorbone. Trở về nước, ông dậy học tại trường Bưởi trước khi vào Trường Viễn Đông Bác Cổ. Từ năm 1945 cho đến khi ông mất (1975) ông đã là Bộ Trưởng bộ Quốc Gia Giáo Dục trong chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nguyễn Văn Huyên sau khi ông trở về từ Pháp, lấy cảm hứng để tiếp tục nghiên cứu về “hộ vệ làng” với ông Tư Khoan-chúng tôi sẽ chỉ có tác phẩm của học giả Trung Quốc hoặc tiếng Pháp (xem Nguyễn Phương Ngọc 2012: 92, 158-164). Ông Nguyễn Văn Huyên và ông Paul Mus rất thích bài thơ “ Bèo dạt mây trôi” và bài dân ca Quan họ “Bèo dạt mây trôi” hai ông cũng dùng chính bài dân ca Quan họ này để làm đề tài tiến sỹ. Đây cũng chính là lý do rất nhiều nghệ sỹ và nhà ngoại giao nước ngoài biết được bài này, khi giao lưu với chính phủ Việt nam cũng thể hiện bài dân ca Quan họ đặc sắc này. Điều này cũng chứng tỏ người Pháp quan tâm và hiểu biết về văn hóa Quan họ có khi còn hơn người dân Kinh bắc hiện nay. Theo lời ông Nguyễn Văn Sảo ( thọ 103- mất năm 2016) và ông Nguyễn Văn nghệ ( hiện thọ 93 tuổi) Bài “Bèo dạt mây trôi” được hai ông Nguyễn Văn Huyên và ông Paul Mus gi chép qua lời ca các Liền anh, Liền chị làng Yên mẫn, tại đình làng năm 1940. |