Thàn mát

Thàn mát
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Fabales
Họ (familia)Fabaceae
Chi (genus)Millettia
Loài (species)M. ichthyochtona
Danh pháp hai phần
Millettia ichthyochtona
Drake

Thàn mát[1] hay còn gọi mát đánh cá,[2] mác bát, thăn mút, cây duốc cá[3], (danh pháp khoa học: Millettia ichthyochtona) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Drake miêu tả khoa học đầu tiên.[4]

Cây gỗ nhỏ cao từ 6-10m, thân cây hợp trục, tán dày, rụng lá theo mùa phân bổ chủ yếu ở rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa, có độ dày tầng đất sâu. Cành non có lông thưa. Lá kép lông chim lẻ. Thường có từ 5-7 lá chét trên cuống chính. Lá chét có phiến hình trái xoan thuôn, dài 5-7xm, rộng 1,5–3 cm. Mặt trên lá chét thường có màu muội đèn, mặt dưới màu xanh nhạt có từ 7-8 cặp gân phụ. Hoa thường nở tháng 2-3 trước khi ra lá đầy đủ. Hoa màu trắng mọc thành chùm ở nách lá, mỗi bông hoa có kích thước 1,2-1,5 cm. Quả dạng quả đậu dài 11–13 cm, rộng 2–3 cm.

Cây chủ yếu được trồng làm cây đường phố. Hạt có thể tán nhỏ trộn với tro bếp rải xuống sông suối, ao hồ để duốc cá. Nhiều nơi ở Việt Nam người ta giã nhỏ hạt, pha thêm với nước với tỉ lệ 4-16% để chế thuốc trừ sâu thảo mộc[5].

Tại miền bắc Việt Nam cây Thàn mát dễ gây nhầm lẫn với cây Sưa (Dalbergia tonkinensis) do hình dáng và kích thước lá chét khá tương đồng, màu hoa trắng, hoa mọc thành chùm và cũng nở trước khi lá mọc đầy đủ, thời gian nở hoa trùng lặp và thân cây cũng cùng dạng thân hợp trục.

Chú thích

  1. ^ Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Quốc Bình, Vũ Văn Cẩn, Lê Mộng Chân, Nguyễn Ngọc Chính, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Dư, Trần Đình Đại, Nguyễn Kim Đào, Nguyễn Thị Đỏ, Nguyễn Hữu Hiến, Nguyễn Đình Hưng, Dương Đức Huyến, Nguyễn Đăng Khôi, Nguyễn Khắc Khôi, Trần Kim Liên, Vũ Xuân Phương, Hoàng Thị Sản, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Nghĩa Thìn; Tên cây rừng Việt Nam; Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2000; Trang 136.
  2. ^ Phạm Hoàng Hộ; Cây cỏ Việt Nam - tập 1; Nhà xuất bản Trẻ - 1999; Trang 895.
  3. ^ Trang 322, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS.TS-Đỗ Tất Lợi, Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2004
  4. ^ The Plant List (2010). Millettia ichthyochtona. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
  5. ^ Trang 323, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS.TS-Đỗ Tất Lợi, Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2004

Liên kết ngoài