Quốc hội Chile

Quốc hội Chile

Congreso Nacional de Chile
Dạng
Mô hình
Các việnThượng viện
Hạ viện
Lãnh đạo
Chủ tịch Thượng viện
Cơ cấu
Senado de Chile actual.svg
Chính đảngĐa số mới
     DC (7)
     PS (6)
     PPD (6)
     MAS (1)
     Không đảng phái (1)

Chile tiến lên

     UDI (7)
     RN (6)
     Không đảng phái (1)

Thành phần khác:

     Dân chủ Địa phương Patagonian (1)
     Mở rộng (1)
     Không đảng phái (1)
Cámara de Diputados de Chile actual.svg
Chính đảngChính phủ (Đa số mới)
     DC (21)
     PS (16)
     PPD(15)
     Cộng sản (6)
     Xã hội Dân chủ Tiến bộ (6)
     Công dân Cánh tả (1)
     Không đảng phái trong Đa số mới (2)
Đối lập (Chile Tiến lên)
     Liên minh Dân chủ Độc lập (28)
     Phục hồi Quốc gia (14)
     Chính trị Phát triển (1)
     Không đảng phái trong Chile Tiến lê (4)
Trung lập/Khác
     Không đảng phái (3)
     Mở rộng (2)
     Tự do (1)
Bầu cử
Hệ thống đầu phiếuHệ thống bầu cử 2 vòng
Trụ sở
Valparaíso, Chile
Trang web
Cámara de Diputados (tiếng Tây Ban Nha)
Senado (tiếng Tây Ban Nha)

Quốc hội Chile (tiếng Tây Ban Nha: Congreso Nacional de Chile) là cơ quan lập pháp của Chile. Quốc hội Chile có trụ sở tại Valparaíso.

Quốc hội Chile được thành lập ngày 4/7/1811. Quốc hội theo hệ thống lưỡng viện lập pháp bao gồm các Viện đại biểu (Hạ viện), 120 đại biểu và của Thượng viện, 38 thượng nghị sĩ.

Quốc hội hiện tại là khóa LIV bắt đầu từ ngày 11/3/2014 dự kiến kết thúc 11/3/2018.

Lịch sử

Patria Vieja

Quốc hội đầu tiên của Chile được thành lập ngày 4/7/1811 trong thời kỳ Patria Vieja. Quốc hội thay thế Hội nghị Chính quyền Vương quốc Chile được thành lập ngày 18/9/10/1810.

Sau phiên khai mạc đầu tiên, quyền Chủ tịch Hội nghị Chính quyền Juan Martínez de Rozas được công bố là Chủ tịch Quốc hội. Quốc hội bị giải tán ngày 2/12/1811. Theo quy định của Hiến pháp lâm thời 1812, Thượng viện đầu tiên được thành lập.

4 thành viên ký tên thành lập. Sau khi bắt đầu Chiến tranh giành độc lập Chile, Hiến pháp Chính quyền lâm thời 1814 được ban bố, Quốc hội được đổi thành Thượng viện Truy vấn.

Thượng viện Truy vấn tồn tại đến ngày 2/10/1814 sau trận đánh Rancagua. Từ 1814-1818, không có cơ quan lập pháp tồn tại.

Patria Nueva

Trong năm 1818, Chính quyền Bernardo O'Higgins thành lập lại cơ quan lập pháp với Thượng viện Bảo thủ được thành lập với nhiệm kỳ do Tổng tài Tối cao quyết định.

Trong năm 1822, với cuộc khủng hoảng chính trị đã tạo ra cơ chế lưỡng viện gồm Thượng viện và Hạ viện. Nhưng thực tế không được thành lập cho tới năm 1823 khi Tòa Đại diện buộc Bernardo O'Higgins từ chức.

Thiết lập Cộng hòa

Trong năm 1823, Bernardo bị buộc từ chức, quyền lập pháp được trao cho Hội đồng Toàn quyền, sau đó Hội đồng Lập hiến ban bố Hiến pháp 1823 quy định Thượng viện Bảo thủ gồm 9 nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm và không quy định nhiệm kỳ.

Trong năm 1824, Đại hội Toàn quốc được thành lập là cơ quan đơn viện gồm các đại biểu.

Trong năm 1826, Đại hội Toàn quốc thúc đẩy José Miguel Infante cải cách Hiến pháp thành thể chế liên bang.

Trong năm 1828, Hiến pháp được tu chính, cơ chế lưỡng viện được thành lập gồm Thượng viện và Hạ viện.

Cộng hòa Bảo thủ

Đại hội Toàn quốc tiếp tục làm việc trong thời kỳ Cộng hòa Bảo thủ và Cộng hòa Tự do (1828-1925). Hạ viện bao gồm 120 đại biểu và Thượng viện gồm 20 nghị sĩ. Đại hội Toàn quốc tổ chức phiên họp ngày 1/6 và 18/9 hàng năm, trong thời gian không họp Ủy ban Bảo thủ sẽ quản lý.

Đại biểu có nhiệm kỳ 9 năm và cứ 3 năm lại tiếp tục bầu lại 1/3 theo cơ chế bỏ phiếu trực tiếp và tuyệt mật. Đại biểu Hạ viện được bầu dựa theo dân số từ 10.000~20.000 công dân và nghị sĩ Thượng viện được bầu theo cấp hành chính.

Cộng hòa Tự do

Sau các lần tu chính Hiến pháp, Đại hội Toàn quốc có quyền lực được mở rộng.

Trong năm 1890, nhiều lần Đại hội xung đột với Tổng thống Balmaceda về cách điều hành và ngân sách. Ngày 1/1/1891, Tổng thống Balmaceda đơn phương tuyên bố thông qua ngân sách mà không được Đại hội phê chuẩn. Đại hội phản đối, dẫn tới cuộc Nội chiến 1891 tại Chile. Cuộc nội chiến bắt đầu ngày 7/1 và kết thúc ngày 31/8/1891 với sự thắng thế của phe Đại hội. Sau cuộc nội chiến Cộng hòa Nghị viện được thành lập kéo dài đến 1924-1925.

Cộng hòa Nghị viện

Cộng hòa Tổng thống

Chuyển đổi Dân chủ

Thời kỳ Lập pháp

Quốc hội trong thời kỳ Hiến pháp 1828 có nhiệm kỳ 2 năm (I và II), trong thời kỳ Hiến pháp 1833 có nhiệm kỳ 3 năm (III-XXXIV) và tới Hiến pháp 1925 có nhiệm kỳ 4 năm (XXXV-XLVII). Hiến pháp 1980 quy định nhiệm kỳ 4 năm mở rộng (XLVIII-LII).

Tên gọi Thời kỳ
Quốc hội đầu tiên 1811
Thượng viện 1812 1812-1814
Thượng viện Truy vấn 1814
Thượng viện Bảo thủ 1818 1818-1822
Hội nghị Trù bị 1822
Hội đồng Nhà nước 1823 1823
Hội nghị Địa phương 1823 1822-1823
Hội đồng Toàn quyền 1823 1823
Thượng viện Lập pháp Bảo thủ 1823 1823
Tổng Đại hội Lập hiến 1823 1823
Thượng viện Bảo thủ và Lập pháp 1824 1824
Tổng Đại hội Quốc gia 1824-1825
Hội nghị Địa phương 1825 1825-1826
Hội đồng Lập hiến 1826 1826-1827
Hội nghị Địa phương 1826 1826-1828
Hội đồng Lập hiến 1828 1828
Quốc hội Lập pháp khóa I 1828-1829
Quốc hội Lập pháp khóa II 1829
Đại hội Toàn quyền 1830 1830
Ủy ban Thường trực 1830-1831 1830-1831
Quốc hội Lập pháp khóa III 1831-1834
Quốc hội Lập pháp khóa IV 1834-1837
Quốc hội Lập pháp khóa V 1837-1840
Quốc hội Lập pháp khóa VI 1840-1843
Quốc hội Lập pháp khóa VII 1843-1846
Quốc hội Lập pháp khóa VIII 1846-1849
Quốc hội Lập pháp khóa IX 1849-1852
Quốc hội Lập pháp khóa X 1852-1855
Quốc hội Lập pháp khóa XI 1855-1858
Quốc hội Lập pháp khóa XII 1858-1861
Quốc hội Lập pháp khóa XIII 1861-1864
Quốc hội Lập pháp khóa XIV 1864-1867
Quốc hội Lập pháp khóa XV 1867-1870
Quốc hội Lập pháp khóa XVI 1870-1873
Quốc hội Lập pháp khóa XVII 1873-1876
Quốc hội Lập pháp khóa XVIII 1876-1879
Quốc hội Lập pháp khóa XIX 1879-1882
Quốc hội Lập pháp khóa XX 1882-1885
Quốc hội Lập pháp khóa XXI 1885-1888
Tên gọi Thời kỳ
Quốc hội Lập pháp khóa XXII 1888-1891
Đại hội Lập hiến 1891 1891
Quốc hội Lập pháp khóa XXIII 1891-1894
Quốc hội Lập pháp khóa XXIV 1894-1897
Quốc hội Lập pháp khóa XV 1897-1900
Quốc hội Lập pháp khóa XVI 1900-1903
Quốc hội Lập pháp khóa XVII 1903-1906
Quốc hội Lập pháp khóa XVIII 1906-1909
Quốc hội Lập pháp khóa XXIX 1909-1912
Quốc hội Lập pháp khóa XXX 1912-1915
Quốc hội Lập pháp khóa XXXI 1915-1918
Quốc hội Lập pháp khóa XXXII 1918-1921
Quốc hội Lập pháp khóa XXXIII 1921-1924
Quốc hội Lập pháp khóa XXXIV 1924
Chính quyền Tự quản 1924 1924-1925
Quốc hội Lập pháp khóa XXXV 1926-1930
Quốc hội Lập pháp khóa XXXVI 1930-1932
Chính quyền Tự quản Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa 1932
Quốc hội Lập pháp khóa XXXVII 1933-1937
Quốc hội Lập pháp khóa XXXVIII 1937-1941
Quốc hội Lập pháp khóa XXXIX 1941-1945
Quốc hội Lập pháp khóa XL 1945-1949
Quốc hội Lập pháp khóa XLI 1949-1953
Quốc hội Lập pháp khóa XLII 1953-1957
Quốc hội Lập pháp khóa XLIII 1957-1961
Quốc hội Lập pháp khóa XLIV 1961-1965
Quốc hội Lập pháp khóa XLV 1965-1969
Quốc hội Lập pháp khóa XLVI 1969-1973
Quốc hội Lập pháp khóa XLVII 1973
Chính quyền Tự quản 1973-1981
Chính quyền Tự quản 1981-1990
Quốc hội Lập pháp khóa XLVIII 1990-1994
Quốc hội Lập pháp khóa XLIX 1994-1998
Quốc hội Lập pháp khóa L 1998-2002
Quốc hội Lập pháp khóa LI 2002-2006
Quốc hội Lập pháp khóa LII 2006-2010
Quốc hội Lập pháp khóa LIII 2010-2014
Quốc hội Lập pháp khóa LIV 2014-2018

Tham khảo