Power metal
Power metal là một tiểu thể loại của heavy metal kết hợp các đặc điểm của heavy metal truyền thống với speed metal, thường nằm trong nền nhạc giao hưởng. Nói chung, power metal có nét đặc trưng bởi âm thanh nhanh, nhẹ và bay bổng hơn, trái ngược với tính nặng đô và nghịch tai, chẳng hạn như trong extreme metal. Các ban nhạc power metal thường có các bài hát như thánh ca với đề tài dựa trên kỳ ảo và những đoạn điệp khúc mạnh mẽ, do đó tạo ra âm thanh "mạnh mẽ" đầy kịch tính và giàu cảm xúc.[1][2] Thuật ngữ này lần đầu được sử dụng vào giữa những năm 1980[3] và nhắc đến hai phong cách khác nhau nhưng có liên hệ với nhau:
Nguồn gốcNhà nhân loại học Sam Dunn đã truy tìm nguồn gốc của power metal từ cuối những năm 1970, khi nền tảng của phong cách power metal trữ tình được Ronnie James Dio đặt ra. Ca từ theo hướng kỳ ảo mà anh viết cho nhóm Rainbow (chú trọng vào các đề tài thời trung cổ, phục hưng, dân gian và khoa học viễn tưởng) đã ảnh hưởng trực tiếp đến các ban nhạc power metal hiện đại.[5] Theo Dunn, những bài hát "Stargazer" và "A Light in the Black" trong album Rising năm 1976, cũng như "Kill the King" và "Lady of the Lake" trong album Long Live Rock 'n' Roll năm 1978, có thể là một trong những ví dụ sớm nhất về power metal. Trong loạt phim tài liệu Metal Evolution năm 2011 của mình,[6] Dunn giải thích thêm về cách mà Rob Halford của Judas Priest vạch ra một quy trình để truyền tải giọng hát power metal. Giọng hát cao độ gần như liên tục của anh đã trở thành một trong những đặc điểm chính của power metal. Âm thanh guitar đôi được thúc đẩy bởi bộ đôi KK Downing và Glenn Tipton của Judas Priest cũng có ảnh hưởng lớn đến tiểu thể loại này. Một nhân vật tiên phong khác trong thể loại power metal là Jon Mikl Thor, người đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho ban nhạc Mỹ Manowar. Một ban nhạc khác của Anh là Iron Maiden đã mang đến cảm giác sử thi và giàu giai điệu cho metal, tạo ra thứ âm nhạc theo lối thánh ca và khuyến khích khán giả hát theo, một cách tiếp cận mà các nhạc công power metal hiện đại đón nhận rộng rãi. Đặc biệt, sự xuất hiện của làng nhạc power-metal thời kỳ đầu của Đức được hiện thực hóa bởi Scorpions và Accept. Nghệ sĩ guitar người Thụy Điển Yngwie Malmsteen cũng có tác động đáng kể đến nhiều nghệ sĩ guitar power metal trong tương lai, với phong cách tân cổ điển nhanh và chính xác của anh. Đồng đội ban nhạc của anh, Jens Johansson là người hiện đại hóa thứ âm thanh từ đàn keyboard của Jon Lord (Deep Purple), âm thanh này đã được đưa thêm vào thể loại này. Ca từ về kiếm và phù thủy hơi hướng thần thoại của Manowar đã tác động đến một số ban nhạc power metal. Trong suốt đầu thập niên 1980, đặc biệt là trong những năm 1982 và 1983, phong cách power metal của Hoa Kỳ lần đầu xuất hiện từ heavy metal truyền thống, làn sóng heavy metal mới của Anh (NWOBHM) và ảnh hưởng của thrash/speed metal. Nguồn gốc chính xác đầu tiên thường gây tranh cãi, nhưng các ban nhạc như Cirith Ungol, Jag Panzer, Manilla Road, Omen, Riot, Savatage và Warlord được cho là đã ảnh hưởng đến sự phát triển sơ khai nhất của phong cách này.[7][8] Cụ thể hơn, vào năm 1987, ban nhạc Đức Helloween đã phát hành album thứ hai của họ, Keeper of the Seven Keys: Part I, được AllMusic đánh giá là "một đĩa nhạc mang tính bước ngoặt, vẫn có thể là album power metal giàu ảnh hưởng nhất cho đến nay. Sự kết hợp linh hoạt giữa sức mạnh và giai điệu của nó sẽ truyền cảm hứng cho cả một thế hệ ban nhạc metal".[9] Đĩa nhạc này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của phong cách power metal châu Âu, phong cách này phát triển nhanh chóng trên toàn cầu và kể từ đầu những năm 1990 vẫn là phong cách power metal được nghe phổ biến nhất. Đặc điểm âm nhạcPower metal ngày nay gắn liền với tiết tấu nhanh và hòa âm giàu giai điệu, âm thanh được tôi luyện bởi các đặc tính của speed metal, tiền thân của power metal. Giọng hátPower metal cực kỳ chú trọng vào người hát, với giọng hát "sạch sẽ" phổ biến hơn nhiều so với giọng gầm gừ thường gắn liền với extreme metal. Lấy cảm hứng từ Ronnie James Dio, Bruce Dickinson, Rob Halford, Geoff Tate và các ca sĩ nhạc rock và heavy metal khác, giọng hát power metal thường ở quãng cao và âm vực của ca sĩ thường trải rộng. Phần lớn các giọng ca của thể loại này hát ở giọng nam cao và có khả năng vươn đến những nốt rất cao, ví dụ như Timo Kotipelto của Stratovarius, Tony Kakko của Sonata Arctica, Michael Kiske (Helloween) và Andre Matos (cựu thành viên Angra). Có nhiều trường hợp ngoại lệ hát ở giọng nam trung hoặc giọng trầm. Một số ca sĩ hát theo phong cách thrash metal thô ráp, bao gồm Chris Boltendahl của Grave Digger, Kai Hansen của Gamma Ray, Peavy Wagner của Rage và Jari Mäenpää của Wintersun.[10] Nhiều giọng ca power metal, đáng chú ý nhất là Hansi Kürsch của Blind Guardian, thu âm giọng hát nhiều lớp gợi nhớ đến Queen, tạo ra hiệu ứng hợp xướng.[11] Chủ đề ca từCác đề tài thường xuyên xuất hiện trong các nhánh phụ metal khác, chẳng hạn như tôn giáo và chính trị, lại tương đối hiếm trong power metal - mặc dù không phải là chưa từng có. Các đề tài trữ tình của power metal thường tập trung vào kỳ ảo và thần thoại, tình đồng chí và hy vọng, những cuộc đấu tranh và cảm xúc cá nhân, chiến tranh và cái chết hoặc sự kết hợp của những điều trên. Ví dụ, ban nhạc Phần Lan Sonata Arctica được biết đến nhờ chú trọng ca từ của họ vào chủ đề kỳ ảo nhưng cũng có nhiều bài hát dựa trên thực tế, tình yêu và các mối quan hệ. Nhiều ban nhạc power metal lấy album chủ đề của họ dựa trên sách kỳ ảo và sử thi quốc gia; Nightfall in Middle-Earth của Blind Guardian dựa trên The Silmarillion của Tolkien, trong khi Epica và The Black Halo của Kamelot dựa trên tác phẩm Faust của Goethe. Một số ban nhạc thậm chí đã viết những câu chuyện tưởng tượng của riêng họ, chẳng hạn như Emerald Sword Saga và The Dark Secret Saga của Rhapsody of Fire, Something Wicked Saga của Iced Earth, hay Avantasia của Tobias Sammet từ nhóm Edguy. Các đề tài lịch sử cũng được sử dụng trong nhạc phẩm của các ban nhạc, nổi tiếng nhất là Sabaton; nhóm viết ca từ tập trung nhiều vào các cuộc chiến, trận chiến và những cá nhân lịch sử ghi được dấu ấn lớn vì những thành tích trong thời chiến của họ. Các ví dụ bao gồm chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai, người Viking, Samurai và nhiều ví dụ hơn nữa từ khắp nơi trên thế giới bao gồm quân đội Mỹ, Thụy Điển và Đức. Serenity, một ban nhạc (symphonic) power metal của Áo, tập trung chủ yếu vào các nhân vật và sự kiện lịch sử, bao gồm Sir Francis Drake, Marco Polo, Galileo, Beethoven và Napoléon. Trái ngược với thể loại nhạc power metal truyền thống, Powerwolf tập trung vào truyền thuyết về người sói và ma cà rồng cũng như thần thoại u tối của vùng Transylvanian. Lời ca của ban nhạc có nét đặc trưng bởi cách đối xử với Cơ đốc giáo và những truyền thuyết cổ xưa của Romania. Tuy nhiên, Powerwolf không coi mình là một ban nhạc tôn giáo mà tự xưng là một nhóm tâm linh. Phối khíCác nghệ sĩ guitar và tay bass của power metal thường chơi các chùm nốt nhạc nhanh nhưng đổi hợp âm tương đối chậm, với một nhịp hòa âm cho mỗi ô nhịp hoặc chậm hơn. Tuy nhiên, những khúc solo guitar nhanh và đòi hỏi kỹ thuật gần như được đảm bảo.[12] Việc thay đổi hợp âm chậm có ý nghĩa quan trọng để định nghĩa power metal giống như cái cách thay đổi hợp âm nhanh gấp gáp thường định nghĩa dòng thrash metal truyền thống. Power metal thường sử dụng các chùm hợp âm trưởng cũng như chùm hợp âm vòng tròn. Một số nghệ sĩ guitar power metal có ảnh hưởng và được ca tụng nhất là Kai Hansen của Gamma Ray, Michael Weikath của Helloween và Timo Tolkki của Stratovarius trước đây. Có thể nói, một đặc điểm chung trong power metal là guitar bass bị đẩy lùi; thường chỉ đơn giản là cung cấp các nốt nhạc gốc của hợp âm và bị át bởi tiếng rhythm guitar chủ đạo hơn. Tuy nhiên, một số ban nhạc power metal kết hợp âm bass dễ nghe hơn với các khuông nhạc đặc sắc khác biệt với rhythm guitar, chẳng hạn như Helloween, Hibria và Symphony X. Nhiều tay trống power metal chơi các mẫu bass đôi với hai trống bass hoặc sử dụng bàn đạp bass đôi; họ sử dụng chúng để chơi liên tục một chuỗi nốt móc kép (semiquaver) với các điểm nhấn của trống snare trên beat, một phong cách không bị giới hạn nhưng thường được kết hợp nhất với power metal. Phong cách này đã được sử dụng bởi tay trống Ingo Schwichtenberg của Helloween, anh vạch ra một quy trình cho nhiều tay trống khác học theo. Những tay trống khác, chẳng hạn như các tay trống của Blind Guardian và Iced Earth, sử dụng lối chơi trống hơi hướng thrash metal hơn với những cú đập gấp của trống bass đôi, bao gồm ba đến sáu nhịp với cú đá đôi. Các ban nhạc power metal thường kết hợp đàn keyboard vào những phần chuyển soạn của họ, hành động này do Jens Johansson của Stratovarius phổ biến, mặc dù cách họ sử dụng thay đổi đa dạng từ các dấu nhấn tinh tế đến một chuỗi giai điệu lớn dần. Một vài ban nhạc power metal còn thu âm với các yếu tố giao hưởng và do đó, họ sử dụng toàn bộ dàn nhạc để lấp đầy vai trò thường do nhạc công chơi keyboard đảm nhận. Xem thêmChú thích
Tài liệu đọc thêm
Liên kết ngoài |