Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò

Văn học dân gian

    Thần thoại
    Truyền thuyết
    Cổ tích
    Truyện cười
    Ngụ ngôn
    , Tục ngữ
    Thành ngữ
    Câu đố
    Ca dao
    Văn học dân gian dân tộc thiểu số
    Sân khấu cổ truyền

Văn học viết

    Văn học đời Tiền Lê
    Văn học đời Lý
    Văn học đời Trần
    Văn học đời Lê Sơ
    Văn học đời Mạc
    Văn học đời Lê trung hưng
    Văn học đời Tây Sơn
    Văn học thời Nguyễn
    Văn học thời Pháp thuộc
    Văn học thời kỳ 1945–1954
    Văn học thời kỳ 1954–1975
    Văn học thời kỳ sau 1975

Khác

    Thơ Việt Nam
    Truyện thơ Nôm
    Kịch thơ Việt Nam
    Truyện tranh Việt Nam

"Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò" là một câu thành ngữ Việt Nam, với ý nghĩa ám chỉ những hành động thời trong giai đoạn còn là học sinh của mỗi người khi đến trường. Thành ngữ được sử dụng mang nghĩa tích cực, coi những hành động đó như những trò nghịch ngợm, quậy phá và hiếu động trong giai đoạn trưởng thành của học sinh.

Nguồn gốc

Thành ngữ được cho là xuất hiện từ điển cố khi những người cõi âm báo ân báo oán. Trong giai đoạn xưa, khi các sĩ tử đỗ hay trượt đều được cho là do liên quan đến đức hạnh của tổ tiên. Họ cho rằng, sẽ được đền ơn nếu làm nhiều việc thiện và ngược lại. Theo một số phong tục, khi sĩ tử bước vào phòng thi, họ cũng thường khấn to, "Báo oán giả, tiên nhập! / Báo ân giả, thứ nhập! / Sĩ tử, thứ thứ nhập!".[a] Theo thứ tự khấn, lần lượt là, "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò".[1]

Ý nghĩa

Theo tác giả Phan Thị Đào trong quyển Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, câu thành ngữ "Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò" không phải là một dạng câu xếp theo thứ tự của sự phân hạng mà để mang tính ước lệ khi cố tình để cho câu đó trở nên vần điệu hơn. Trong câu nói, chỉ đơn giản mang hàm ý về việc "học trò nghịch ngợm, tinh quái như ma quỷ" chứ không nhằm mục đích so sánh việc học trò đứng sau ma và quỷ.[2] Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, câu thành ngữ còn giúp mọi người nhớ lại khoảng thời gian còn là học sinh với những trò đùa, sự nghịch ngợm và hiếu động. Đồng thời, qua câu thành ngữ như khẳng định, "với học trò, không gì là không thể".[1]

Ảnh hưởng

Vào năm 2009, một bộ phim được dựa trên câu thành ngữ với tên gọi Nhất quỷ nhì ma do đạo diễn Đặng Lưu Việt Bảo thực hiện, được dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Diệu Như Trang. Bộ phim sau đó cũng đã tạo nên tiếng vang lớn tại thị trường Việt Nam khi khai thác về những trò đùa tinh nghịch của thế hệ học sinh.[3] Tuy nhiên, sau đó bộ phim đã bị yêu cầu đổi tên thành Thứ ba học trò do Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng cái tên cũ nhạy cảm.[4] Đến năm 2010, Đông Nhi đã cho ra mắt video âm nhạc "Nhất quỷ nhì ma" nói về độ tuổi học trò cũng như sự tinh nghịch, quậy phá trong giai đoạn này. Đây cũng là video âm nhạc đầu tiên do chính nữ nghệ sĩ làm đạo diễn.[5] Vào mỗi dịp tựu trường tại Việt Nam, các đoạn video ngắn về trò đùa, sự quậy phá trong tuổi học trò cũng đã được tăng tải trên TikTok kết hợp trên nền nhạc của "Nhất quỷ nhì ma". Trên tạp chí Thương hiệu & Pháp luật cũng đã gọi ca khúc là "bài hát quốc dân" cho thế hệ học sinh.[6]

Truyền thông Việt Nam hiện đại cũng thường xuyên sử dụng câu thành ngữ để ám chỉ các trò đùa của các bạn học sinh.[7]

Chú thích

Ghi chú

  1. ^ Những câu này được tạm hiểu, "Ai muốn báo oán, vào trước! / Ai muốn báo ân, vào sau! / Sĩ tử là người vào cuối!"[1]

Tham khảo

  1. ^ a b c Nguyễn Minh Ngọc (27 tháng 6 năm 2022). “Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ 'Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò' là gì?”. Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ Phan Thị Đào 1999, tr. 67.
  3. ^ Bảo Trân (3 tháng 7 năm 2018). “Cười ngất với những trò nhất quỷ nhì ma trong phim 'Thứ ba học trò'. VTC News. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ Hà Tùng Long (16 tháng 10 năm 2009). “Phim 'Nhất quỷ nhì ma' bị yêu cầu đổi tên”. Bưu điện Việt Nam. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024 – qua Tạp chí Tri thức.
  5. ^ P.V (22 tháng 7 năm 2010). “Đông Nhi gây bất ngờ với clip 'Nhất quỷ nhì ma'. Bưu điện Việt Nam. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024 – qua Tạp chí Tri thức.
  6. ^ VIETZONE. “Nhất Quỷ Nhì Ma của Đông Nhi gây sốt TikTok hậu khai giảng”. Tạp chí Thương hiệu & Pháp luật. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ Xem các nguồn:

Sách

  • Phan Thị Đào (1999). Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam. Nhà xuất bản Thuận Hóa. tr. 173.