Nguyễn Xuân Phong

Nguyễn Xuân Phong
Quốc vụ Khanh đặc trách Hòa đàm
Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
14 tháng 4 năm 1975 – 28 tháng 4 năm 1975
Thủ tướngNguyễn Bá Cẩn
Tiền nhiệmChức vụ được lập
Kế nhiệmChức vụ bãi bỏ
Tổng trưởng Bộ Chiêu hồi
Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
9 tháng 11 năm 1967 – 18 tháng 5 năm 1968
Thủ tướngNguyễn Văn Lộc
Tiền nhiệmChức vụ được lập
Kế nhiệmPhan Quang Đán
Ủy viên Xã hội Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
18 tháng 11 năm 1966 – 31 tháng 10 năm 1967
Thủ tướngNguyễn Cao Kỳ
Tiền nhiệmTrần Ngọc Liễng
Kế nhiệmNguyễn Phúc Quế
Ủy viên Phụ tá Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương
Nhiệm kỳ
13 tháng 7 năm 1966 – 18 tháng 11 năm 1966
Thủ tướngNguyễn Cao Kỳ
Ủy viên Lao động Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
19 tháng 6 năm 1965 – 13 tháng 7 năm 1966
Thủ tướngNguyễn Cao Kỳ
Tiền nhiệmNguyễn Văn Hoàng
Kế nhiệmNguyễn Hữu Hùng
Thông tin cá nhân
Sinh(1936-02-04)4 tháng 2, 1936
Bạc Liêu, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất29 tháng 7, 2017(2017-07-29) (81 tuổi)
Clermont, Florida, Hoa Kỳ
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Alma materĐại học Oxford
Nghề nghiệpChính khách, nhà ngoại giao

Nguyễn Xuân Phong[1][2][3] (4 tháng 2 năm 1936 – 29 tháng 7 năm 2017) là chính khách và nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, từng giữ chức Ủy viên Lao động, Ủy viên Xã hội, Tổng trưởng Bộ Chiêu hồi, Trưởng đoàn đàm phán tại Paris và Quốc vụ khanh đặc trách Hòa đàm Việt Nam Cộng hòa.[4][5]

Tiểu sử

Thân thế và học vấn

Nguyễn Xuân Phong sinh ngày 4 tháng 2 năm 1936 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương.[6]:615

Năm 1948, ông được gia đình cho sang Pháp du học. Năm 1952, tốt nghiệp trung học phổ thông tại Pháp xong, ông bèn qua Anh học tiếp để rồi lấy được bằng Cử nhân Khoa học tại Viện Pháp ngữ Vương quốc Liên hiệp AnhLuân Đôn.[6]:615 Năm 1956, ông tốt nghiệp Trường Thương mại Quốc tế Luân Đôn.[6] Năm 1959, ông tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Chính trị học Đại học Oxford.[6]:615 Sau khi về nước, ông làm nhân viên tư vấn về vấn đề lao động cho Công ty Xăng dầu Esso từ năm 1960 đến năm 1965.[6]:615

Sự nghiệp chính trị và ngoại giao

Ngày 19 tháng 6 năm 1965, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Lao động[a] trong nội các chiến tranh Nguyễn Cao Kỳ.[6]:615[7] Giữa năm 1966, ông thôi chức tại Bộ Lao động để chuyển sang làm phụ tá cho tướng Kỳ với chức danh Ủy viên Phụ tá Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương[b]. Ít lâu sau ông có dịp tháp tùng hai tướng Thiệu–Kỳ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Manila vào cuối tháng 10 năm đó, nhờ chuyến đi này mà tên tuổi ông được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Ngày 18 tháng 11 cùng năm, ông bỏ chức phụ tá để về đảm nhận chức Ủy viên Xã hội trong nội các chiến tranh cải tổ.[8]

Sau cuộc tuyển cử năm 1967, ông trở thành Tổng trưởng Bộ Chiêu hồi trong nội các Nguyễn Văn Lộc,[9][10] tại nhiệm được khoảng một năm thì ông từ chức chuyển sang hoạt động ngoại giao. Từ năm 1968 cho đến năm 1973, ông là thành viên phái đoàn Việt Nam Cộng hòa tại Paris với tư cách là Phó Trưởng đoàn và Đại sứ Phạm Đăng Lâm làm Trưởng đoàn, mục đích của phái đoàn này là đàm phán hòa bình với đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đầu năm 1973 cho đến giữa năm 1974, ông thay thế Phạm Đăng Lâm lên làm Trưởng đoàn Việt Nam Cộng hòa cùng Phó Thủ tướng Nguyễn Lưu Viên tham dự Hội nghị La Celle Saint Cloud để thảo luận về việc thi hành Hiệp định Paris 1973 nhưng không có kết quả. Sau hội nghị lần này, ông chọn ở lại bên Pháp để tiếp tục hoàn thành nốt sứ mệnh ngoại giao cho đến tận cuối tháng 4 năm 1975.

Ngày 14 tháng 4 năm 1975, ông nhận lời làm Quốc vụ Khanh đặc trách Hòa đàm trong nội các Nguyễn Bá Cẩn,[11][12] nhằm thương thuyết với đại diện Cộng hòa miền Nam Việt Nam về việc ngừng bắn và thành lập chính phủ liên hiệp giữa hai bên nhưng không thành công. Ngày 25 tháng 4, ông đáp chuyến bay từ Paris trở về Sài Gòn gặp Tổng thống Trần Văn Hương để bàn về giải pháp cứu nguy cho miền Nam trước tình cảnh thủ đô đang bị bao vây tứ phía. Dù vậy, ông vẫn từ chối lời mời di tản của Đại sứ Mỹ Graham Martin và chấp nhận ở lại trong nước cho đến những giờ phút cuối cùng của chính thể Việt Nam Cộng hòa.

Sau 30 tháng 4 năm 1975

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông bị chính quyền mới đưa đi học tập cải tạo cho đến đầu thập niên 1980 mới được trả tự do. Về nhà ông đi dạy tiếng Anh kiếm sống qua ngày mãi cho đến đầu thập niên 2000 mới được phép xuất cảnh sang Mỹ định cư.

Ông qua đời tại Clermont, Florida, Hoa Kỳ vào ngày 29 tháng 7 năm 2017.[5][13]

Tác phẩm

  • Hope and Vanquished Reality (tạm dịch: Hy vọng và thực tế tan hoang)[14]

Vinh danh

  • Chương Mỹ Bội Tinh Đệ Nhất Hạng[6]:615

Chú thích

  1. ^ Danh xưng Ủy viên tương đương với hàm Bộ trưởng.
  2. ^ Chức vụ này tương đương với Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng.

Tham khảo

  1. ^ “越美巴黎会议八日举行第四十九次会议” [Phiên họp lần thứ 49 của Hội nghị Paris Việt Nam-Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày 8]. Tham khảo tiêu tức (bằng tiếng Trung). 12 tháng 1 năm 1970. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ “春水促美速簽和約 條文照舊不得修改 阮氏平責美國阻碍和平 阮春風要北越軍撤三邦” [Xuân Thủy hối thúc Mỹ mau chóng ký hòa ước, các điều khoản vẫn không thể thay đổi, Nguyễn Thị Bình đổ lỗi nước Mỹ cản trở hòa bình, Nguyễn Xuân Phong muốn Bắc Việt rút khỏi ba nước]. Nam Dương thương báo (bằng tiếng Trung). 17 tháng 11 năm 1972. tr. 1. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ Đỗ Đôn Tín, 杜敦信; Triệu Hòa Mạn, 赵和曼 (1988). “Danh sách thành viên nội các tiền nhiệm của ngụy quyền Nam Việt Nam”. 越南老挝柬埔寨手册 [Brochure Việt Nam Lào Campuchia] (PDF). Bắc Kinh: Thời sự xuất bản xã. ISBN 7-80009-047-7. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ “Hy Vọng & Thực Tế Tan Hoang – Nguyễn Xuân Phong”. Việt Báo. 28 tháng 2 năm 2010.
  5. ^ a b Thái Hóa Lộc (20 tháng 8 năm 2017). “Quốc Vụ Khanh VNCH Nguyễn Xuân Phong ra đi trong sự tiếc nuối”. Nhật Báo Calitoday. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ a b c d e f g Trần Văn Ngô; Nguyễn Huynh; Nguyễn Văn Toàn; Lê Trung Hiếu (1974). Who's who in Vietnam (PDF) (bằng tiếng Anh). Vietnam Press. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ Đoàn Thêm (1989). 1965: Việc từng ngày. Los Alamitos, California: Nxb. Xuân Thu. tr. 101.
  8. ^ Đoàn Thêm (1989). 1966: Việc từng ngày. Los Alamitos, California: Nxb. Xuân Thu. tr. 209.
  9. ^ Đoàn Thêm (1989). 1967: Việc từng ngày. Los Alamitos, California: Nxb. Xuân Thu. tr. 255.
  10. ^ Lâm Vĩnh Thế (2010). Việt Nam Cộng Hoà 1963–1967: Những Năm Xáo Trộn. Hoài Việt. tr. 204. ISBN 978-1629884134.
  11. ^ Nguyễn Bá Cẩn (2003). Đất nước tôi – Hồi ký chính trị. Hoa Hao Press. tr. 389.
  12. ^ Nguyễn Khắc Ngữ (1979). Những ngày cuối cùng của Việt-Nam Cộng-Hòa. Montréal: Tủ sách Nghiên cứu Sử Địa. tr. 290.
  13. ^ “Nhân ngày 30/4: Chút hồi ức về một người tù cải tạo (phần 2)”. Báo Tiếng Dân. 30 tháng 4 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022.
  14. ^ Nguyễn Xuân Phong (2001). Hope and Vanquished Reality. New York: Center for A Science of Hope. ISBN 9781401021023. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022.

Liên kết ngoài