Hội nghị La Celle Saint CloudHội nghị La Celle Saint Cloud là nơi phái đoàn Việt nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam gặp nhau để thảo luận việc thi hành Hiệp định Paris 1973. Hội nghị diễn ra từ ngày 19 tháng 3 năm 1973 đến 16 tháng 4 năm 1974. Lập trường các bênViệt Nam Cộng hòaVề cơ bản, phía Việt Nam Cộng hòa phủ nhận tính hợp pháp của Cộng hòa miền Nam Việt Nam; phủ nhận tình trạng hai chính quyền (chính quyền Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), hai quân đội (Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam), hai vùng kiểm soát, ba lực lượng chính trị ở miền Nam vốn được thừa nhận trong Hiệp định Paris (1973). Phía VNCH yêu cầu các phương án giải quyết phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật của VNCH. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản trong mâu thuẫn giữa hai bên là trình tự ngừng bắn - tổng tuyển cử. Phía chính quyền Sài Gòn mặc dù thừa nhận Điều 10 Hiệp định Paris (1973), trong đó quy định ngừng bắn trước, tổng tuyển cử sau nhưng họ vẫn yêu cầu tổng tuyển cử trước, ngừng bắn sau tại Hội nghị La Celle Saint Cloud. Sau này, do diễn biến chiến trường không có lợi nên phía VNCH chuyển sang phương án giải quyết các vấn đề chính trị-quân sự một cách đồng thời.[1] Phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra đề nghị 6 điểm bao gồm:
Phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho rằng tình hình căng thẳng tại miền Nam Việt Nam là do các hành vi vi phạm Hiệp định Paris của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Về phía chính quyền Sài Gòn, họ đã có hành động tấn công vũ trang vào vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Về phía Hoa Kỳ, họ vẫn tiếp tục dính líu tới công việc nội bộ của miền nam Việt Nam. Phía Hoa Kỳ vãn duy trì 24.000 cố vấn quân sự nhưng đội lốt dân sự nhằm hướng dẫn các lực lượng quân đội, cảnh sát, nhà tù của VNCH. Bộ Chỉ huy quân sự (DAO) vẫn tiếp tục chỉ đạo các chiến lược lấn đất, chiếm dân do phía VNCH thực hiện. Máy bay trinh sát của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục xâm phạm bầu trời miền bắc Việt Nam. Tại Hội nghị La Celle Saint Cloud, ông Đinh Bá Thi, phó trưởng phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam khẳng định mọi lực lượng vũ trang cách mạng đều nằm dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.[3] Diễn biếnTrong thời gian diễn ra Hội nghị La Celle Saint Cloud, chính trường Việt Nam Cộng hòa có nhiều xáo trộn khi các phe phái chính trị mâu thuẫn gay gắt. Phe Dương Văn Minh liên tục đòi trưng cầu dân ý để phế truất Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, phe Nguyễn Cao Kỳ được một số tướng lĩnh quân đội và giới chức tôn giáo ủng hộ sẵn sàng đảo chính Nguyễn Văn Thiệu bất cứ lúc nào. Ngày 5 tháng 2 năm 1973, ông Đinh Bá Thi (đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) gặp ông Nguyễn Phương Hiệp (đại diện VNCH) để thống nhất phương án đàm phán giữa hai bên. Theo đó, tối đa mỗi bên sẽ chỉ có 15 người; họp theo 4 hình thức bao gồm: công khai, kín, thảo luận riêng giữa hai trưởng đoàn, họp cấp chuyên viên.[4] Lúc đầu hai bên lựa chọn họp tại miền Nam Việt Nam nhưng không đủ điều kiện nên hai bên chọn lâu đài La Celle Saint Cloud tại ngoại ô Paris, Pháp. Ngày 16 tháng 3 năm 1973, cả hai phái đoàn đều có mặt ở Paris để chuẩn bị đàm phán. Phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do ông Nguyễn Văn Hiếu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa làm trưởng đoàn, phía VNCH do ông Nguyễn Lưu Viên, Phó thủ tướng VNCH làm trưởng đoàn.[5] Tính tới ngày 30-05-1973, Hội nghị đã diễn ra 13 phiên thảo luận. Ngày 9-05-1973, ông Nguyễn Văn Hiếu của Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra tuyên bố phản đối việc Việt Nam Cộng hòa đòi Tổng tuyển cử trước, ngừng bắn sau. Đồng thời ông Hiếu cũng nêu quan điểm Hoa Kỳ tiếp tục vi phạm Hiệp định Paris khi tiếp tục viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn. Ông Hiếu thống kê tư ngày 28-01 đến 20-04-1973, phía Việt Nam Cộng hòa đã có hơn 80.000 hành động vi phạm Hiệp định Paris với 20.000 cuộc hành quân lớn nhỏ khác nhau, chiếm 454 cứ điểm của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, gây thương vong cho 8.685 thường dân, hơn 20.000 người bị bắt giữ trái phép, 104 làng đã bị Quân lực VNCH phá hủy.[6] Ngày 17-05-1973, tại phiên họp thứ 11, ông Nguyễn Lưu Viên, trưởng phái đoàn VNCH đề nghị thành lập 04 ủy ban bao gồm:
Phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam phản đối việc 04 ủy ban hoạt động song song mà đề nghị giải quyết từng vấn đề một. Trước những yêu sách của phía VNCH, đại diện Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp tục nhắc lại đề nghị 6 điểm của mình, đồng thời lên án phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa vi phạm ngừng bắn. Tại phiên họp thứ 12, ngày 22-05-1973, phía Việt Nam Cộng hòa tiếp tục nhắc lại việc thành lập 04 ủy ban trong khi phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam bên cạnh việc nhắc lại đề nghị 6 điểm thì còn yêu cầu cần giải quyết 03 vấn đề cấp bách bao gồm: tôn trọng và thực hiện ngừng bắn; trao trả nhân viên dân sự; tôn trọng các quyền tự do, dân chủ. Đến hết phiên họp thứ 12, diễn biến vẫn chưa có đột phá.[8] Tại phiên họp thứ 17, ông Nguyễn Lưu Viên, trưởng phái đoàn VNCH đặt ra thời hạn chót để hai bên đạt được thỏa thuận là 28/7/1973, các vấn đề chính trị-quân sự phải được giải quyết song song hoặc chính trị trước, quân sự sau.[9] Phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho rằng đề nghị của phía VNCH không phù hợp với Hiệp định Paris khi phía VNCH liên tục lẩn tránh đề cập vấn đề ngừng bắn toàn diện, trao trả nhân viên dân sự và thực thi các quyền dân chủ, tự do của nhân dân. Đồng thời, phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đưa ra các bằng chứng vi phạm ngừng bắn tại Kon Tum, Chương Thiện, Bình Long - Phước Long. Các cuộc tấn công của Quân lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng các vũ khí hạng nặng như xe tăng, pháo binh cỡ lớn và đặc biệt là việc sử dụng chất độc hóa học gây thiệt hại cho dân thường. Phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng thúc giục phía Việt Nam Cộng hòa trao trả nhân viên dân sự. Họ cũng cho rằng phía VNCH đã không có thiện chí khi ra tuyên bố triệt tiêu các cơ sở của Cộng sản vào ngày 14-07-1973.[10] Tại phiên họp thứ 31, ngày 7-12-1973, quyền Trưởng đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Đinh Bá Thi đã có một bài phát biểu dài. Trong đó, ông Thi cho rằng những cáo buộc của phía Việt Nam Cộng hòa về việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vi phạm Hiệp định Paris là vô căn cứ, có tính vu khống nhằm che đậy và biện bạch cho việc Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ đang vi phạm Hiệp định một cách trắng trợn. Ông Thi cho rằng tình trạng căng thẳng tại miền Nam là do Hoa Kỳ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu gây ra. Ông Thi cũng nhắc lại việc chínhq quyền Nguyễn Văn Thiệu thẳng thừng tuyên bố không để Hiệp định Paris quyết định số phận của miền Nam Việt Nam. Việc chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố Việt Nam Cộng hòa có chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ miền Nam Việt Nam bị phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho rằng phía VNCH có ý đồ thôn tính vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời, tiến đến xóa bỏ thực tế rằng miền Nam Việt Nam có hai chính quyền (Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam)-điều vốn được Hiệp định Paris thừa nhận. Ông Thi đã thống kê từ 28-01-1973 đến 30-11-1973, phía Việt Nam Cộng hòa đã triển khai hơn 33.000 cuộc hành quân lấn chiếm, 209.000 cuộc hành quân của cảnh sát nhằm đàn áp lực lượng ủng hộ Chính phủ cách mạng lâm thời, 34.000 lần pháo kích vào vùng kiểm soát của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và 13.000 lần ném bom vùng Chính phủ Cách mạng lâm thời kiểm soát. Lấy ví dụ tại tỉnh Quảng Đức, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã huy động cả sư đoàn số 23 với sự yểm trợ của pháo binh hạng nặng và không quân tấn công vùng Chính phủ Cách mạng lâm thời kiểm soát và gây thương vong cho dân thường. Trong tháng 11-1973, số lượng phi vụ ném bom tăng 50% so với tháng 10-1973. Ngày 30-11-1973, 70 lượt máy bay của Không lực Việt Nam Cộng hòa đã ném tổng cộng hơn 500 quả bom xuống Lộc Ninh, nơi được coi là Thủ đô của Chính phủ Cách mạng lâm thời, phá hủy 100 nhà cửa của dân thường, bao gồm cả bệnh viện do Chính phủ Cách mạng lâm thời kiểm soát, phá hủy hoàn toàn thị trấn Lộc Tấn. Ông Thi cũng nêu ra thực trạng tại Trại Davis khi phía Việt Nam Cộng hòa không thực hiện đủ 11 điều ưu đãi các bên dành cho nhau đối với phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trước những khiêu khích của phía VNCH, phía Chính phủ Cách mạng lâm thời buộc phải có những đáp trả để bảo vệ nhân dân vùng họ kiểm soát cũng như để buộc Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ thực thi nghiêm chỉnh Hiệp định Paris. Phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam yêu cầu phía Việt Nam Cộng hòa phải ngừng bắn ngay lập tức, chấm dứt xâm phạm vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời, trao trả hết một cách vô điều kiện 5.081 nhân viên dân sự và quân sự của Chính phủ Cách mạng lâm thời đang bị Việt Nam Cộng hòa giam giữ, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và Hoa Kỳ phải chấm dứt hoàn toàn việ can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam để hạ nhiệt tình hình. Ông Thi cũng cho rằng những hành động và phát biểu của giới chức chính trị-quân sự của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu không hề giống những gì họ đã cam kết ở Hội nghị Paris trước đó. Phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp tục thể hiện rằng Hoa Kỳ là bên xâm lược còn nhân dân Việt Nam là bên đứng lên chống lại sự xâm lược đó. Ông Thi cũng đề nghị phía đối phương cần có thiện chí hơn trong đàm phán.[11] Tại phiên họp thứ 38, ngày 15-01-1974, ông Nguyễn Lưu Viên của VNCH tiếp tục đề xuất Tổng tuyển cử vào ngày 20-07-1974 đồng thời ép Chính phủ Cách mạng lâm thời ký một hiệp định giữa hai bên vào ngày 19-03-1974. Hội đồng hòa giải sẽ được thành lập chậm nhất là 19-04-1974.[12] Tuy nhiên, tại phiên họp thứ 39, phía Chính phủ Cách mạng lâm thời tiếp tục bác bỏ đề nghị của VNCH khi cho rằng VNCH không thực tâm, Hoa Kỳ vẫn can thiệp ở miền Nam và vẫn chưa có ngừng bắn nên cuộc bầu cử vẫn chưa thể diễn ra trong không khí dân chủ, tự do và công bằng. Tại phiên họp thứ 40 và 41, để lảng tránh vấn đề ngừng bắn, phái đoàn Việt Nam Cộng hòa cho rằng họ không có nghĩa vụ phải thương thảo về vấn đề ngừng bắn do vấn đề này là do Ban liên hợp Quân sự của hai bên và Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát việc thực thi Hiệp định Paris thực hiện. Cũng tại phiên họp thứ 41, ông Nguyễn Văn Hiếu, trưởng phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố ngừng bắn là điều kiện tiên quyết để tổ chức Tổng tuyển cử thành công, dân chủ, tự do và an toàn. Đồng thời ông Hiếu cũng yêu cầu phía chính quyền Sài Gòn phải trả tư do ngay lập tức cho hơn 215.000 người thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời và lực lượng thứ ba đang bị phía Việt Nam Cộng hòa giam giữ. Việc trao trả chậm nhất là ngày 30-06-1974 phải được hoàn thành. Đồng thời phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam yêu cầu phía Việt Nam Cộng hòa phải đảm bảo các điều kiện lao tù theo đúng quy định của pháp luật quốc tế cũng như thúc giục chính quyền Sài Gòn nhanh chóng thành lập Hội đồng Hòa giải và Hòa hợp dân tộc để Tổng tuyển cử có hiệu quả. Hội đồng phải có đầy đủ thành phần của 03 lực lượng chính trị, lực lượng thứ ba phải có tiếng nói ngang bằng Chính phủ Cách mạng lâm thời và chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Các vấn đề của Việt Nam phải do người Việt Nam quyết định, bao gồm cả vấn đề các lực lượng vũ trang ở miền Nam, nước ngoài không được can thiệp.[13][14] Tại phiên họp thứ 47 ngày 12-4-1974, phái đoàn Việt Nam Cộng hòa tuyên bố bỏ họp và tới ngày 16-04-1974, họ tuyên bố ngừng vô thời hạn việc thương thảo với phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Mặc dù ngày 15-04-1973 có tuyên bố tạm ngừng họp nhưng phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp tục ở lại Paris để ngỏ trường hợp phía Việt Nam Cộng hòa tái khởi động đàm phán. Năm 1975Ngày 29/3/1975, ngay sau khi Chiến dịch Huế - Đà Nẵng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thành công ở thành phố Đà Nẵng, phía chính quyền Sài Gòn thúc giục Cộng hòa miền Nam Việt Nam quay lại bàn đàm phán tại Hội nghị La Celle Saint Cloud tuy nhiên phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam sử dụng kế hoãn binh nhằm chờ đợi các diễn biến tiếp theo trên chiến trường vốn đang có lợi cho Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong suốt những ngày cuối cùng của cuộc chiến, phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam liên tục có các buổi tiếp xúc báo chí và các đoàn khách ngoại giao từ các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa lần phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ. Trong các buổi tiếp xúc này, phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam liên tục thông báo về tình hình chiến trường. Ngày 21/04/1975, sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và trách móc Hoa Kỳ một cách công khai, Trần Văn Hương lên thay. Phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho rằng nội các Trần Văn Hương bản chất là nội các Nguyễn Văn Thiệu nhưng không có Nguyễn Văn Thiệu nên họ tiếp tục từ chối đàm phán với Việt Nam Cộng hòa. Con trai Tổng thống Dương Văn Minh lúc đó đang ở Paris liên tục tới lâu đài La Celle Saint Cloud để thông báo phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam rằng nếu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chấp nhận chính quyền Dương Văn Minh thì Việt Nam Cộng hòa sẽ ngừng bắn ngay để tiến hành đàm phán. Tuy nhiên, việc tướng Nguyễn Khánh của Việt Nam Cộng hòa sang Hoa Kỳ để vận động sự ủng hộ đã khiến Chính phủ Cách mạng lâm thời cho rằng đây là kế hoãn binh của Việt Nam Cộng hòa, sau khi ngừng bắn Quân lực Việt Nam Cộng hòa sẽ sốc lại lực lượng và chiến tranh lại tiếp diễn. Ngày 28/04/1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố sẵn sàng đàm phán nhưng đã quá muộn vì kết cục lúc này đã an bài với Việt Nam Cộng hòa. 3h sáng ngày 30/04/1975 giờ Paris (9h sáng giờ Sài Gòn), một hãng thông tấn gọi điện tới phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam để hỏi rằng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chiến thắng chưa. Phái đoàn trả lời: "Việc giải phóng Sài Gòn đang diễn ra và đại quân chúng tôi đang tiến lên giải phóng toàn bộ miền Nam". Tới 5h sáng, khi trả lời câu hỏi về chủ trương của Chính phủ Cách mạng đối với miền Nam Việt Nam sau khi chính quyền Dương Văn Minh đầu hàng. Phái đoàn trả lời: "Xây dựng miền Nam Việt Nam hòa bình, độc lập, hòa hợp dân tộc, dân chủ, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc". Sau khi thông tin về chiến thắng của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chính thức được truyền tới Paris, mạng điện thoại của thành phố này đã bị nghẽn vì số lượng các cuộc gọi tới lâu đài La Celle Saint Cloud, Đại sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Phòng Thông tin của Chính phủ Cách mạng lâm thời cũng như cuộc gọi giữa các hãng thông tấn, những bên quan tâm tới cuộc chiến tăng đột biến. Các cuộc gọi không chỉ tới từ các hãng thông tấn, các phái đoàn ngoại giao còn từ những người ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến.[15] Chú thích
|