Nguyễn Quang Dũng (nhà làm phim)

Nguyễn Quang Dũng
Nguyễn Quang Dũng vào năm 2022
Sinh18 tháng 12, 1978 (46 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Trường lớpTrường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh
Nghề nghiệp
Năm hoạt động2002 – nay
Tác phẩm nổi bậtDanh sách
Quê quánLong Xuyên, An Giang, Việt Nam
Cha mẹ
Giải thưởngDanh sách

Nguyễn Quang Dũng (sinh ngày 18 tháng 12 năm 1978)[2] là một nam nhà làm phim người Việt Nam. Được đánh giá là một trong những nhà làm phim Việt Nam xuất sắc nhất trong thế hệ của mình, anh được khán giả biết đến qua các tác phẩm Nụ hôn thần chết (2008), Mỹ nhân kế (2013), Tháng năm rực rỡ (2018), Tiệc trăng máu (2020), Giấc mơ của mẹ, Em và Trịnh, Trịnh Công Sơn (2022) và Đất rừng phương Nam (2023).[3]

Tiểu sử

Hậu trường Siêu trí tuệ Việt Nam (mùa 1), từ trái sang phải là Danh thủ Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng ban Cố vấn khoa học Dương Anh Vũ và Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, tháng 10/2019

Nguyễn Quang Dũng sinh ngày 18 tháng 12 năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên quán xã Mỹ Luông (nay là thị trấn Mỹ Luông), huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.[4] Cha anh là nhà văn Nguyễn Quang Sáng và mẹ là bà Lương Thị Phương.[5] Từ nhỏ, anh đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nhân vật nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Văn Cao, nhà thơ Nguyễn Duy.[6][7] Nhạc phẩm thiếu nhi nổi tiếng "Mẹ đi vắng" chính là tác phẩm do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phổ nhạc từ lời bài hát của anh.[8][9]

Nguyễn Quang Dũng từng giành giải môn bóng bàn tại một số cuộc thi thể thao cấp thành phố, nhưng đến năm 15 tuổi, anh phải từ bỏ vì thể lực yếu. Lúc này Quang Dũng đang học trường Lê Quý Đôn, Quận 3 và sau đó thì đậu vào trường cấp 3 Hoàng Hoa Thám, Quận Bình Thạnh.[10] Anh tự nhận mình là người học dốt nhất nhà, bố anh cũng không thấy được điểm gì nổi trội ở anh. Nguyễn Quang Dũng thì vào trường Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996.[10]

Sự nghiệp

Anh từng theo học khoa Đạo diễn khóa 1 của trường Sân khấu Điện ảnh cùng với Vũ Ngọc Đãng và tốt nghiệp loại giỏi vào năm 2000.[11][12] Khi đang khó khăn để tìm việc làm anh được giám đốc Nguyễn Hồ của hãng phim TFS thông báo cho phép làm một bộ phim dài 90 nếu có kịch bản đủ hấp dẫn. Kịch bản Con gà trống do cha anh viết đã được hãng phim TFS phê duyệt trước đó được anh đem nộp.[12][13][14] Kịch bản dù hay nhưng có những chi tiết khó chuyển thể nên không đạo diễn nào trước đó dám nhận, bản thân Quang Dũng cũng biết khó nên hoạn sản xuất. Anh tham gia làm phó đạo diễn cho bộ phim Vũ khúc con cò, với bộ phim này, Dũng tham gia hầu hết các khâu để có thêm kinh nghiệm.[12] Sau Vũ khúc con cò, Quang Dũng trở lại với kịch bản Con gà trống, mọi phương án kịch bản mà anh dựng đều dẫn đến vượt mức kinh phí quy định. TFS không đồng ý nới rộng kinh phí và bắt anh phải lược bớt để phù hợp với điều kiện kinh tế, không đồng ý, Quang Dũng tuyên bố từ bỏ dự án.[12] Nhưng ít hôm sau, đại diện của TFS đến thương lượng lại về kinh phí sản xuất. Khi công việc hoàn tất, bản thân Quang Dũng không ưng ý lắm với tác phẩm củ mình nhưng nó cũng đã giúp anh trưởng thành hơn. Bộ phim sau đó đoạt giải thưởng Văn học - Nghệ thuật TP.HCM 2000 - 2003.[12]

Vào những năm 2000, Nguyễn Quang Dũng được biết đến nhiều hơn qua các phim như Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Nụ hôn thần chết, Giải cứu thần chết, Những nụ hôn rực rỡ. Năm 2004, anh tham gia viết nhạc phim và đóng một vai phụ trong phim "Những cô gái chân dài".[15] Đồng thời nhạc phim do chính anh sáng tác đã tiêu thụ được hơn 6000 bản, một con số hiếm có của nhạc phim thời bấy giờ.[16]

Những bộ phim "Thần chết"

Năm 2007, dự án phim Nụ hôn thần chết đã nhận được sự chú ý của khán giả.[17] Ra mắt vào dịp tết nguyên đán 2008 với chi phí đầu tư 5 tỷ đồng,[18] bộ phim đã nhanh chóng thu được 1,5 tỷ chỉ sau 3 ngày công chiếu[19] và đạt đến doanh thu 16 tỷ tương đương 1 triệu USD,[20] một doanh thu ở mức kỷ lục, trở thành bộ phim Việt Nam có doanh thu cao nhất năm 2008.[21] Cùng năm, tại hội sách tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, anh cho ra mắt ấn bản Nụ hôn thần chết.[22] Tác phẩm này thậm chí bán chạy hơn bút ký mới nhất của cha anh là "Nhà văn về làng".[23]

Sau sự thành công của Nụ hôn thần chết, Quang Dũng tiếp tục dự án Nụ hôn thần chết 2 với tên Giải cứu thần chết.[24][25] Khác với phần 1 có sự tham gia của 2 diễn viên chính có tiếng là Thanh HằngJohnny Trí Nguyễn, dự án phần 2 này là sự góp mặt của các diễn viên trẻ thời bấy giờ như Minh Hằng, Chí Thiện,[26] Baggio, Đông Nhi.[27] Tuy vậy, sau khi ra rạp vào ngày 15 tháng 1 năm 2009,[28] bộ phim đã nhanh chóng đạt doanh thu 20 tỷ đồng,[29] lập nên một kỷ lục mới cho phim tết,[30] trở thành bộ phim Việt có doanh thu cao nhất năm 2009.[31] Trong 2 năm liên tiếp, bộ phim tết có doanh thu cao nhất đều là tác phẩm của Nguyễn Quang Dũng.

Những kỷ lục doanh thu

Năm 2013, bộ phim Mỹ nhân kế của anh ra mắt vào dịp Tết Nguyên Đán tiếp tục trở lập kỷ lục doanh thu với con số 52 tỷ đồng.[32][33] Đây là bộ phim có chi phí đầu tư lên đến 12 tỷ đồng, là dự án phim lớn nhất vào năm 2012.[34] Dù bị nhiều đánh giá cho rằng đây là "hài nhảm",[35] nhưng bộ phim vẫn đạt được kỷ lục doanh thu và được công chiếu tại Mỹ.[36] Nguyễn Quang Dũng là người mở đầu cho xu hướng phim doanh thu khủng và cũng là người có 3 tác phẩm nằm trong danh sách 6 phim Việt có doanh thu cao nhất tính đến năm 2013.[37]

Đầu năm 2015, Quang Dũng cho ra mắt bộ phim Siêu nhân X.[38][39] Đây là một sự thay đổi phong cách của anh khi xây dựng một bộ phim về "siêu anh hùng".[40][41] Siêu nhân X cũng là bộ phim Việt Nam đầu tiên về "siêu nhân".[42][43] Tuy nhiên chỉ trong ngày đầu tiên công chiếu, bản quay lén tại rạp phim đã bị rò rỉ trên các trang mạng xã hội.[44][45] Tính từ ngày 14 đến ngày 25 tháng 2, bộ phim chỉ thu về được 16 tỷ đồng, thấp hơn nhiều các bộ phim chiếu cùng kỳ.[46] Cũng trong năm này, Quang Dũng tham gia dự án Em là bà nội của anh với vai trò đồng sản xuất. Đây là bộ phim điện ảnh đầu tiên mà anh lui về với vai trò Nhà sản xuất và hợp tác cùng đạo diễn Phan Gia Nhật Linh.[47] Bộ phim đã thu về được 102 tỉ đồng,[48][49] trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất lịch sử điện ảnh Việt Nam.[50][51]

Chuyển thể và remake

Sau 2 năm, anh trở lại với dự án phim điện ảnh Dạ cổ hoài lang,[52] chuyển thể vở kịch nổi tiếng cùng tên của Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hoàng.[53] Bộ phim có sự tham gia của các Nghệ sĩ ưu tú Hoài Linh,[54] Ngọc Hiệp và nghệ sĩ hài Chí Tài.[55] Bộ phim được cho ra mắt vào tháng 3 trong sự chú ý và chờ đợi của khán giả.[56] Tuy nhiên, đoàn phim nhanh chóng vấp phải chỉ trích khi sử dụng hình ảnh của bà Tống Mỹ Linh - phu nhân của Tưởng Giới Thạch - làm ảnh thờ trong bộ phim.[57] Nguyễn Quang Dũng đã phải đứng ra xin lỗi khán giả vì sự cố này.[58][59] Mặc dù nhận được nhiều sự chú ý từ khi chưa ra mắt, nhưng bộ phim này không nhận được phản hồi tích cực như dự kiến, doanh thu không cao,[60] thậm chí được xếp vào một trong những bộ phim đáng quên nhất trong năm 2017.[61]

Năm 2018, Quang Dũng tiếp tục với một dự án phim học đường Tháng năm rực rỡ, một bản remake bộ phim Sunny của Hàn Quốc.[62] Bộ phim này đã gây nên một cơn sốt vào thời điểm công chiếu, nhanh chóng thu về được 35 tỷ đồng trong 1 tuần[63] và 65 tỷ chỉ trong vòng 10 ngày.[64] Mặc dù là bản làm lại, nhưng bộ phim của Quang Dũng mang đậm "chất" Việt Nam, cũng là lý do khiến bộ phim này được đông đảo khán giả Việt Nam ủng hộ và giới chuyên môn đánh giá cao.[65] Đây cũng được xem là "bước ngoặc" cho dòng phim remake tại Việt Nam.[66][67] Sau 1 tháng công chiếu, bộ phim đã thu được hơn 84 tỷ đồng doanh thu, trở thành 1 trong 5 bộ phim Việt có doanh thu cao nhất.[68] Bên cạnh việc nhận được sự chú ý khi công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo,[69] bộ phim còn được đề cử và đoạt giải ở nhiều hạng mục tại nhiều lễ trao giải khác nhau như Giải Cánh diều, Liên hoan phim Việt Nam.[70][71]

Năm 2020, anh tiếp tục một dự án phim chuyển thể mới khi cho ra mắt Tiệc trăng máu,[72][73] dựa trên Perfect Strangers – bộ phim Italy nắm kỷ lục Guinness được remake nhiều nhất thế giới.[74] Sau khi ra rạp vào ngày 23 tháng 10, bộ phim nhanh chóng thu được 45 tỷ đồng chỉ trong tuần đầu tiên, trở thành bộ phim có doanh thu cuối tuần cao nhất từ đầu năm 2020.[75] Đến ngày 2 tháng 11, chỉ sau 2 tuần, bộ phim chính thức cán mốc doanh thu 100 tỷ,[76][77] đánh dấu lần đầu tiên Nguyễn Quang Dũng đạo diễn một bộ phim đạt được con số doanh thu này.[78] Đến đầu tháng 12, nhà phát hành đã công bố bộ phim này đạt doanh thu trên 175 tỷ đồng,[79] lọt top 3 bộ phim Việt doanh thu cao nhất từ trước đến nay.[80][81]

Dự án "Trịnh Công Sơn"

Năm 2019, Nguyễn Quang Dũng và Phan Gia Nhật Linh gây sự chú ý với dự án phim điện ảnh về Trịnh Công Sơn.[82] Từ khi mới được công bố, bộ phim liên tục nhận được sự quan tâm từ báo chí và khán giả, đặc biệt là khi đoàn làm phim đưa hơn 50 ca khúc trữ tình nổi tiếng của Trịnh Công Sơn vào phim.[83] Bên cạnh đó, việc lựa chọn diễn viên cũng liên tục gây chú ý khi cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người có tầm ảnh hưởng lớn trong nền âm nhạc Việt Nam.[84] Sau các buổi casting quy mô lớn, Alvin Lu và Nghệ sĩ ưu tú Trần Lực đã được chọn để đảm nhiệm vai chính Trịnh Công Sơn.[85][86] Mặc dù không tiếp tục đóng vai trò là đạo diễn hay biên kịch, nhưng Quang Dũng đóng vai trò quan trọng trong đoàn phim với tư cách Nhà sản xuất và cố vấn khi cha anh là một trong những người bạn thân nhất của Trịnh Công Sơn lúc sinh thời; bản thân anh cũng có tuổi thơ gắn liền với vị nhạc sĩ này.[87] Sau nhiều lần trì hoãn vì thiên tai, ngày 17 tháng 10 năm 2020 thì bộ phim "Em và Trịnh" chính thức được khởi quay,[88] dự định ra mắt vào năm 2021 đúng vào kỷ niệm 20 năm ngày mất của cố nhạc sĩ.[89] Đến tháng 4 năm 2021, bộ phim chính thức đóng máy.[90][91] Mặc dù chỉ quay trong vòng 5 tháng nhưng tổng chi phí cho bộ phim này là 50 tỷ đồng.[92][93]

Bộ phim dự kiến sẽ ra rạp vào Giáng sinh cùng năm,[94] tuy nhiên vì ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 mà ngày chiếu liên tục bị dời đến tháng 4 và tháng 6 năm 2022.[95] Ngày 9 tháng 6, cả hai phiên bản của bộ phim là "Em và Trịnh" và "Trịnh Công Sơn" đã được ra mắt tại thành phố Hồ Chí Minh.[96] Sau khi ra rạp, cả hai bộ phim đều nhận được sự chú ý từ khán giả cũng như cánh báo giới.[97] Việc cho ra đời 2 bộ phim có nội dung chính giống nhau đáng kể đã gây ra nhiều tranh cãi cũng như sự chỉ trích đến đội ngũ sản xuất bộ phim.[98] Đến ngày 17 tháng 6, đơn vị phát hành phim đã chính thức ra thông báo chừng chiếu phiên bản 95 phút là "Trịnh Công Sơn", chỉ còn bản phim 136 phút là "Em và Trịnh" tiếp tục phục vụ khán giả.[99] Là một bộ phim tiểu sử xây dựng trên cuộc đời một người nổi tiếng như Trịnh Công Sơn, bộ phim vấp phải rất nhiều chỉ trích về hình tượng được xây dựng trong phim.[100] Bên cạnh đó cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều, nhiều luồng ý kiến khen chê khác nhau về bộ phim.[101] Tuy nhiên, chính các luồng ý kiến trái chiều như vậy được cho là một trong những nguyên nhân khiến cho bộ phim đạt được nhiều sự chú ý và nhanh chóng đạt được một lượng doanh thu tốt.[102] Đến tháng 7, Em và Trịnh trở thành bộ phim Việt đầu tiên đạt được doanh thu 100 tỷ đồng trong năm 2022.[103]

Tranh cãi xung quanh Em và Trịnh không chỉ xuất hiện khi bộ phim đang công chiếu, mà một thời gian sau bộ phim tiếp tục vướng phải lùm xùm với một trong những hình tượng có thật của bộ phim, giáo sư Michiko. Vị giáo sư này đã yêu cầu nhà sản xuất bộ phim đưa ra lời xin lỗi công khai khi khai thác đời tư mà chưa có sự đồng ý của bà.[104][105] Ngày 30 tháng 9, đoàn làm phim đã chính thức lên tiếng xin lỗi về vấn đề này.[106][107][108]

Đất rừng phương Nam

Năm 2022, Nguyễn Quang Dũng được xác nhận làm đạo diễn kiêm nhà sản xuất cho Đất rừng phương Nam, được chuyển thể từ phim truyền hình Đất phương Nam.[109] Bộ phim được ra mắt vào ngày 16 tháng 10 năm 2023.

Tác phẩm

Phim điện ảnh

Năm Tựa đề Vai trò Ghi chú Nguồn
Đạo diễn Biên kịch Sản xuất Khác
2002 Vũ khúc con cò Không Không Không Phó đạo diễn [110]
2004 Những cô gái chân dài Không Không Không Nhà soạn nhạc [111]
2006 Hồn Trương Ba, da hàng thịt Không Không [112][113]
2009 Nụ hôn thần chết Không Diễn viên [114]
2010 Giải cứu thần chết Không Không [115]
2013 Mỹ nhân kế Không Không [116]
2015 Siêu nhân X Không Không [117][118]
Em là bà nội của anh Không Không Không [119]
2017 Dạ cổ hoài lang Không Không [120][121]
2018 Tháng năm rực rỡ Không [122]
Chuyến đi của thanh xuân Không Không Không Phim ngắn [123]
2019 Ước hẹn mùa thu Không Không [124]
2020 Tiệc trăng máu Không Không Không [125]
2022 Em và Trịnh Không Không Giám đốc sáng tạo [126]
2023 Đất rừng phương Nam Không Không [127]
2025 Yêu nhầm bạn thân – Phiên bản Việt Không Không Không [128]
TBA 50 First Dates – Phiên bản Việt Không Không Không Tiền kỳ [129]

Truyền hình

Năm Tựa đề Vai trò Ghi chú Nguồn
1995 Như một huyền thoại Nhà soạn nhạc Phim ngắn
2001 Chuột Nhà soạn nhạc [130]
2003 Con gà trống Đạo diễn [131][132]
2012 Bình luận Euro 2012 Khách mời Euro 2012
2014 Hoa khôi Áo dài Việt Nam Tổng đạo diễn, Giám khảo
2010–2023 Vietnam Idol: Thần tượng Âm nhạc Việt Nam Giám khảo Mùa 3–8 [133][134][135]

Giải thưởng

Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
2003 Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Con gà trống Đoạt giải [136]
2008 Giải Cánh diều 2007 Biên kịch phim truyện nhựa xuất sắc nhất Nụ hôn thần chết Đoạt giải [137]
2009 Giải Mai Vàng 2008 Đạo diễn phim điện ảnh Đề cử [138]
2011 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 Đạo diễn triển vọng Những nụ hôn rực rõ Đoạt giải [139]
2018 Giải Cánh diều 2017 Phim truyện xuất sắc nhất Dạ cổ hoài lang Bằng khen [140]
2019 Giải Cánh diều 2018 Đạo diễn phim điện ảnh xuất sắc nhất Tháng năm rực rỡ Đề cử [141]
Phim điện ảnh xuất sắc nhất Đề cử
2019 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 Đạo diễn phim điện ảnh xuất sắc nhất Đề cử [142]
2020 Ngôi Sao Xanh Đạo diễn phim xuất sắc nhất Tiệc trăng máu Đoạt giải [143]

Sự việc liên quan

"Bôi bẩn" Đà Lạt

Trong quá trình làm bộ phim "Chuyến đi của thanh xuân" để quảng cáo cho hãng giày Biti's, Nguyễn Quang Dũng và đoàn làm phim đã nhận được nhiều lời chỉ trích khi bị cho là "bôi bẩn" Đà Lạt.[144][145] Nguyên nhân đến từ hành động quét sơn lên đế giày, in dấu nó trên các bậc tam cấp của Nhà văn hóa thiếu nhi Đà Lạt và các thân cây thông.[146] Đây được xem là một trong những hành động checkin phá hoại môi trường của giới trẻ.[147] Mặc dù cuối phim đã có cảnh các diễn viên lau đi những dấu giày này nhưng cũng không ngăn được sự chỉ trích kịch liệt từ khán giả. Cuối cùng, hãng giày đã phải lên tiếng xin lỗi khán giả và tuyên bố "ngưng các hoạt động quảng bá phim ngắn này trên tất cả phương tiện truyền thông".[148]

Phát ngôn gây tranh cãi

Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh mẽ ở Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 năm 2021, Chính phủ Việt Nam và chính quyền thành phố đã ra nhiều quyết định về hạn chế di chuyển, hạn chế giao hàng để kiểm soát dịch bệnh. Vào cuối tháng 7, Nguyễn Quang Dũng đã có một bài viết trên trang cá nhân của mạng xã hội Facebook về "đề xuất" cho lực lượng Công an nhân dân đảm nhiệm việc giao hàng cho người dân trong tình hình dịch bệnh khó khăn này. Trong bài viết, anh ám chỉ việc lực lượng cảnh sát giao thông bao lâu nay đã "ăn tiền" của người dân, vậy nên đây là cách để "tri ân" và số tiền giao hàng sẽ được trừ dần vào những khoản tiền không sạch sẽ trước kia.[149] Bài viết này của anh đã nhận được sự đồng ý của nhiều người nổi tiếng khác. Nhưng phát ngôn này nhanh chóng nhận được sự chỉ trích gay gắt của cư dân mạng Việt Nam.[150] Nhiều người cho rằng đây là phát ngôn thiếu suy nghĩ, có thái độ giễu cợt lực lượng chức năng, đặc biệt là trong bối cảnh các lực lượng chức năng đang phải căng mình đảm bảo việc phòng chống dịch, thậm chí đã có khán giả lên tiếng đòi "tẩy chay" nam đạo diễn này.[151][152] Thay vì lên tiếng giải thích hay xin lỗi vì phát ngôn này, nam đạo diễn đã nhanh chóng khóa bình luận và sau đó là khóa trang facebook cá nhân, từ chối các lời mời phỏng vấn.[153] Bên cạnh những ý kiến đồng tình từ nhiều người nổi tiếng, ca sĩ Giang Hồng Ngọc đã lên tiếng chỉ trích trực tiếp phát ngôn này của Nguyễn Quang Dũng, cho rằng nếu anh không hỗ trợ được gì thì không nên vui đùa quá trớn.[154]

Tham khảo

  1. ^ Minh Trang (25 tháng 10 năm 2017). “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã tìm được mẹ đi lạc”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2017. Truy cập 29 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Thu Hòa (25 tháng 1 năm 2021). “Hãy cứ gọi tôi là Dũng "khùng". Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ “Nguyễn Quang Dũng: 'Tự tôi nói về tôi cũng đủ mệt'. VnExpress. 5 tháng 12 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2018.
  4. ^ “4 bộ phim bạc tỷ của đạo diễn Dũng Khùng - Zing News”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2018.
  5. ^ Dương Kỳ Anh (8 tháng 10 năm 2016). “Nhà văn Nguyễn Quang Sáng qua câu chuyện của đạo diễn "Dũng khùng". Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ Thoại Hà (1 tháng 4 năm 2014). “Dũng 'Khùng': 'Ba tôi và chú Trịnh Công Sơn có tình bạn đẹp'. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập 26 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ Hoài Phố (4 tháng 1 năm 2009). “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: Ba tôi”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ Xuân Tiến (3 tháng 4 năm 2012). “Nhà văn Nguyễn Quang Sáng và những kỷ niệm với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ Anh Dương (16 tháng 1 năm 2014). “Chuyện lạ về gã khùng bạc tỷ của màn ảnh Việt”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  10. ^ a b “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng - Kì 1”. Mực Tím Online. 28 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2023.
  11. ^ TNO (2 tháng 10 năm 2005). “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: "Khi làm phim, tôi tin 99% thành công". Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  12. ^ a b c d e “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng - Kì 2”. Mực Tím Online. 3 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2023.
  13. ^ Tường Vy (4 tháng 9 năm 2019). “Dũng 'khùng' trở thành đạo diễn vì một lần "nói bừa"?”. Báo điện tử Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập 26 tháng 7 năm 2021.
  14. ^ Thanh Thảo (2 tháng 11 năm 2002). “Nguyễn Quang Sáng vào tuổi bảy mươi”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  15. ^ Cát Vũ (15 tháng 6 năm 2004). “Phim Những cô gái chân dài: Đột phá táo bạo nhưng nghèo cảm xúc”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  16. ^ “Hy vọng mới cho nhạc phim Việt Nam”. Báo Nhân Dân. 29 tháng 6 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  17. ^ Ngọc Trâm (23 tháng 10 năm 2007). “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: Nói gì về "Nụ hôn thần chết"?”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  18. ^ Nhiêu Huy (25 tháng 1 năm 2008). “Nhiều thú vị sau màn ảnh 'Nụ hôn thần chết'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  19. ^ Như Ý (29 tháng 1 năm 2008). "Nụ hôn thần chết" đạt 1,5 tỉ đồng sau 3 ngày công chiếu”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  20. ^ Nhiêu Huy (29 tháng 2 năm 2008). “Đầu tư 5 tỷ, 'Nụ hôn thần chết' thu về 16 tỷ đồng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  21. ^ Như Hoa (12 tháng 4 năm 2014). “Điện ảnh Việt và xu hướng phần 2”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  22. ^ T.Đ (16 tháng 2 năm 2008). “Dũng khùng và "Nụ hôn thần chết": Đúng ngày”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  23. ^ Cát Vũ (30 tháng 3 năm 2008). “Dũng 'khùng'. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  24. ^ Huyền Nguyễn (30 tháng 8 năm 2008). 'Nụ hôn thần chết 2' có gì mới?”. ZingNews. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  25. ^ “Bánh chưng, dưa hành và phim Tết”. Người Lao Động. 29 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  26. ^ "Thần chết teen" Chí Thiện: Tôi biết diễn xuất”. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. 22 tháng 12 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  27. ^ Ngọc Trần (31 tháng 7 năm 2008). 'Giải cứu thần chết' không có diễn viên hot”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  28. ^ T.Quyên (17 tháng 1 năm 2009). “Thần chết trở lại”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  29. ^ Phúc Như Thủy (27 tháng 3 năm 2009). “PR cho phim Việt”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  30. ^ Hà Giang (7 tháng 2 năm 2009). “Được mùa phim tết”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  31. ^ Ngọc Diệp (2 tháng 1 năm 2015). “Doanh thu điện ảnh Việt 2014: Vài phim Việt thắng 'bom tấn' Mỹ”. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  32. ^ An Huy (15 tháng 6 năm 2013). “Phim nhảm nhưng doanh thu khủng”. Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  33. ^ Nguyên Minh (18 tháng 2 năm 2013). 'Mỹ nhân kế' lập kỷ lục phim Việt với 52 tỷ đồng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  34. ^ Khánh Huyền (26 tháng 10 năm 2012). “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: "Mỹ nhân kế là bộ phim hay nhất của tôi". Báo Phụ nữ Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  35. ^ Thanh Thanh (31 tháng 1 năm 2013). "Mỹ nhân kế" – phim hài "nhảm" kiểu Nguyễn Quang Dũng”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  36. ^ T.Minh (7 tháng 7 năm 2013). "Mỹ nhân kế" của Nguyễn Quang Dũng được chiếu tại Mỹ”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  37. ^ Diễm Thư (18 tháng 2 năm 2013). "Mỹ nhân kế" lập kỷ lục doanh thu 52 tỉ đồng!”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  38. ^ H. Minh (2 tháng 2 năm 2015). "Siêu nhân X" của Nguyễn Quang Dũng mở màn mùa phim Tết”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  39. ^ Việt Hùng (4 tháng 2 năm 2015). "Siêu nhân X." của Nguyễn Quang Dũng mở màn mùa phim Tết”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  40. ^ Văn Bảy (31 tháng 1 năm 2015). “Phim 'Siêu nhân X': Kỹ xảo còn vụng về, nhưng sẽ 'ăn khách'. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  41. ^ Minh Chánh (5 tháng 2 năm 2015). 'Siêu nhân X', người mở lối vụng về”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  42. ^ dantri.com.vn (27 tháng 12 năm 2014). “Đạo diễn Quang Dũng làm phim Việt đầu tiên về… siêu nhân”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  43. ^ Nguyên Minh (5 tháng 1 năm 2015). “Phim siêu anh hùng đầu tiên của Việt Nam tung trailer”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  44. ^ Hoàng Quý (12 tháng 2 năm 2015). “Đã bắt được đối tượng tung phim "Siêu nhân X" của Nguyễn Quang Dũng lên mạng”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  45. ^ H.Nguyên (6 tháng 2 năm 2015). “Siêu nhân X bị phát tán trong ngày ra mắt”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  46. ^ Thoại Hà; Nguyên Minh (27 tháng 2 năm 2015). “Doanh thu phim Tết: 'Quý tử' lên ngôi, 'Siêu nhân X' mong hòa vốn”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  47. ^ Ngọc Hà (13 tháng 7 năm 2015). “Em là bà nội của anh”. Báo An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  48. ^ Hà Quang Minh (12 tháng 3 năm 2018). “Điện ảnh Việt Nam: Thấy gì qua những "kỷ lục" Việt hóa?”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  49. ^ An My (22 tháng 2 năm 2016). 'Em là bà nội của anh' trở thành phim Việt có doanh thu cao nhất trong lịch sử”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  50. ^ PV (22 tháng 2 năm 2016). 'Em là bà nội của anh' là phim Việt có doanh thu "khủng" nhất lịch sử!”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  51. ^ Huy Phương (23 tháng 2 năm 2016). "Em là bà nội của anh" phá vỡ kỷ lục doanh thu của "Để mai tính 2". Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  52. ^ Xuyến Chi (18 tháng 3 năm 2017). “Nguyễn Quang Dũng: 'Mất 3 năm mới hoàn thành Dạ cổ hoài lang'. Việt Nam Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  53. ^ Quỳnh Nga (27 tháng 7 năm 2018). “NSƯT Thanh Hoàng – "cha đẻ" của vở kịch "Dạ cổ hoài lang" qua đời”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  54. ^ Thoại Hà (10 tháng 3 năm 2016). “Dũng 'khùng': 'Tôi may mắn có Hoài Linh đóng Dạ cổ hoài lang'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  55. ^ Minh Trang (22 tháng 2 năm 2017). “Bất ngờ Hoài Linh trong tuyết trắng của Dạ cổ hoài lang”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  56. ^ Tiêu Thiên (25 tháng 3 năm 2017). 'Dạ cổ hoài lang' - Chiến thắng giòn giã của dòng phim bi”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  57. ^ Vân Anh (31 tháng 3 năm 2017). “Nguyễn Quang Dũng xin lỗi vì dùng ảnh ẩu trong 'Dạ cổ hoài lang'. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  58. ^ T.Minh (31 tháng 3 năm 2017). “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng xin lỗi và sửa sai về sự cố ảnh thờ trong "Dạ cổ hoài lang". Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  59. ^ Tố Uyên (31 tháng 3 năm 2017). “Đạo diễn phim "Dạ cổ hoài lang" xin lỗi về sự cố ảnh thờ”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  60. ^ Vũ Quân (13 tháng 4 năm 2017). “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: 'Dạ cổ hoài lang vẫn chưa huề vốn như mong đợi'. Việt Nam Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  61. ^ M.Trang (30 tháng 12 năm 2017). “10 phim Việt 'đáng quên' nhất năm 2017”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  62. ^ Tam Kỳ (3 tháng 3 năm 2018). “Phim 'Tháng năm rực rỡ' - hương vị ngọt ngào tuổi thanh xuân”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  63. ^ Hồng Nhi (12 tháng 3 năm 2018). “Ra mắt chưa được một tuần, 'Tháng năm rực rỡ' thu về 35 tỉ đồng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  64. ^ Hồng Nhi (20 tháng 3 năm 2018). 'Tháng năm rực rỡ' đạt doanh thu 65 tỉ đồng chỉ sau 10 ngày công chiếu”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  65. ^ P.C.Tùng (2 tháng 3 năm 2018). 'Tháng năm rực rỡ' làm lại từ phim Hàn nhưng đậm chất Việt”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  66. ^ Tiêu Thiên (5 tháng 3 năm 2018). 'Tháng năm rực rỡ': Bước trở lại ngoạn mục của dòng phim remake”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  67. ^ Minh Trang (4 tháng 3 năm 2018). “Tháng năm rực rỡ: Dũng 'khùng' dũng cảm vượt lên chính mình”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  68. ^ Hà Phương (6 tháng 4 năm 2018). "Tháng năm rực rỡ" lọt top 5 phim Việt có doanh thu cao nhất với 84 tỷ”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  69. ^ Trung Nghĩa (26 tháng 10 năm 2018). “Tháng năm rực rỡ thu hút ở Liên hoan phim Tokyo”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  70. ^ Hà Thu (13 tháng 11 năm 2019). “Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXI: 74 tác phẩm tranh giải Bông sen vàng!”. Thế giới điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  71. ^ Ngát Ngọc (13 tháng 4 năm 2019). “Hoàng Yến Chibi: 'Có nằm mơ cũng không nghĩ sẽ nhận giải Cánh diều vàng'. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  72. ^ Phúc Nguyễn (28 tháng 10 năm 2020). “Quang Dũng: 'Tiệc trăng máu khai thác tính gia trưởng của đàn ông'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  73. ^ Phan Cao Tùng (20 tháng 9 năm 2020). “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: 'Cố gắng tăng tính nghệ thuật cho phim giải trí'. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  74. ^ Thế Sang (24 tháng 10 năm 2020). “Điều gì khiến 'Người lạ hoàn hảo' trở thành phim làm lại nhiều nhất lịch sử?”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  75. ^ Mai Nhật (26 tháng 10 năm 2020). 'Tiệc trăng máu' thu 45 tỷ đồng trong tuần đầu”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  76. ^ Tiểu Phong (4 tháng 11 năm 2020). “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: Khi làm phim thì 'người giàu cũng khóc'. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  77. ^ Hải Duy (3 tháng 11 năm 2020). “2 tuần công chiếu, phim”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  78. ^ Thanh Thanh (5 tháng 11 năm 2020). "Tiệc trăng máu" và những bộ phim "bạc tỉ" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  79. ^ Việt Quỳnh (15 tháng 2 năm 2021). “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: Phim tốt, khán giả vẫn đến rạp”. Báo điện tử Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  80. ^ Mi Ly (1 tháng 12 năm 2020). 'Tiệc trăng máu' thu 175 tỉ đồng, vượt 'Em chưa 18' vào top 3 phim Việt”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.
  81. ^ Mai Lữ (4 tháng 2 năm 2021). “Điện ảnh nhìn từ những bộ phim "Trăm Tỷ". Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  82. ^ Minh Khuê (28 tháng 3 năm 2019). “Phan Gia Nhật Linh và Nguyễn Quang Dũng đưa Trịnh Công Sơn lên màn ảnh”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập 26 tháng 7 năm 2021.
  83. ^ Thùy Trang (17 tháng 10 năm 2020). “Phim mới về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được khoe toàn cái nhất”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  84. ^ Văn Tuấn (31 tháng 3 năm 2019). “Làm phim về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: là một giấc mơ!”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  85. ^ Chu Hương (18 tháng 11 năm 2020). “Trần Lực vào vai Trịnh Công Sơn tuổi trung niên trong 'Em và Trịnh'. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  86. ^ Cafe Sáng (20 tháng 4 năm 2021). “NSƯT Trần Lực giảm 11kg để... vào vai Trịnh Công Sơn”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  87. ^ Thiên Anh (31 tháng 3 năm 2021). “Quang Dũng từng được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn luyện phát âm bằng cách... đọc báo”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  88. ^ Băng Châu (17 tháng 10 năm 2020). “Phim về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chính thức bấm máy”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  89. ^ Hải Duy (17 tháng 10 năm 2020). “Khởi quay bộ phim về Trịnh Công Sơn”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  90. ^ Tuyết Loan (1 tháng 4 năm 2021). “Tái hiện bối cảnh Sài Gòn xưa trong phim về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  91. ^ Thư Hoàng (11 tháng 4 năm 2021). “Kỳ vọng "Em và Trịnh". Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  92. ^ Di Py (29 tháng 3 năm 2021). “Phim điện ảnh Trịnh Công Sơn: Tốn 50 tỉ đồng, quay 5 tháng, 1.000 diễn viên”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2021. Truy cập 26 tháng 7 năm 2021.
  93. ^ An Vy (11 tháng 4 năm 2021). “Phim điện ảnh về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đóng máy”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  94. ^ P.C.Tùng (1 tháng 4 năm 2021). “Phim 'Em và Trịnh' sẽ ra rạp vào dịp Giáng sinh 2021”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  95. ^ Mi Ly (8 tháng 10 năm 2021). 'Em và Trịnh' lùi lịch chiếu sang 2022, tung podcast thư tình Trịnh và Dao Ánh”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  96. ^ Thủy Vũ (9 tháng 6 năm 2022). “Bồi hồi với hai bộ phim về Trịnh Công Sơn”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  97. ^ Tuyết Loan (14 tháng 6 năm 2022). "Em và Trịnh" - Một bản nhạc đẹp”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  98. ^ Hoàng Thi (17 tháng 6 năm 2022). “Thấy gì qua hai phiên bản phim về Trịnh Công Sơn”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  99. ^ PV (15 tháng 6 năm 2022). “Rút phim "Trịnh Công Sơn" khỏi rạp, từ 17/6 chỉ còn "Em và Trịnh". Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  100. ^ Ngọc Anh (17 tháng 6 năm 2022). “Vì sao Trịnh Công Sơn trong "Em và Trịnh" gây tranh cãi?”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  101. ^ Di Py (15 tháng 6 năm 2022). "Em và Trịnh" gây bùng nổ tranh cãi trái chiều”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  102. ^ Di Py (18 tháng 6 năm 2022). “Thành tích của "Em và Trịnh" giữa những tranh cãi”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  103. ^ “Di Py”. Báo Lao Động. 7 tháng 7 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  104. ^ Huyền Chi (15 tháng 9 năm 2022). “Vì sao giáo sư Michiko yêu cầu nhà sản xuất "Em và Trịnh" xin lỗi?”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  105. ^ Lê Thanh Phong (22 tháng 9 năm 2022). “Nhà sản xuất phim Em và Trịnh xin lỗi giáo sư Michiko là ứng xử có văn hóa”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  106. ^ Mi Ly (30 tháng 9 năm 2022). “Nhà sản xuất 'Em và Trịnh' xin lỗi bà Michiko Yoshii vì 'ngộ nhận im lặng là đồng ý'. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  107. ^ Thành Nam (14 tháng 2 năm 2023). “Phát hiện, xử lý nghiêm những vi phạm trong lĩnh vực điện ảnh”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  108. ^ Di Py (30 tháng 9 năm 2022). “Nhà sản xuất Em và Trịnh xin lỗi, thừa nhận làm tổn thương Giáo sư Michiko”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  109. ^ “Sau An và Cò của "Đất rừng phương Nam", Nguyễn Quang Dũng đi tìm Võ Tòng”. laodong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2022.
  110. ^ Việt Văn (16 tháng 1 năm 2018). “Những đạo diễn năng động, nhiều màu sắc”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  111. ^ Hoài Nam (28 tháng 1 năm 2005). “Nhạc phim tìm lại vai trò?”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  112. ^ “Phim "Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt" sẽ được đặt trong bối cảnh hiện đại”. Báo Nhân Dân. 12 tháng 4 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  113. ^ Thu Hà (9 tháng 5 năm 2005). “Dũng 'khùng' đưa Hồn Trương Ba - da hàng thịt lên phim”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  114. ^ “Johnny Trí Nguyễn và dàn sao 'Nụ hôn thần chết' thay đổi sau 12 năm”. VietNamNet. 16 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  115. ^ Ngọc Trần (24 tháng 1 năm 2009). “Nhiều dấu ấn phim ngoại trong 'Giải cứu thần chết'. Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  116. ^ Hiền Nhi (29 tháng 1 năm 2013). "Mỹ nhân kế" gây bất ngờ”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  117. ^ T.Minh (31 tháng 1 năm 2015). “Tết này cười "thả ga" với "Siêu nhân X.". Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  118. ^ Phạm Linh (22 tháng 1 năm 2015). “Cười thả ga với Siêu nhân X của 'Dũng khùng'. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  119. ^ Cát Khuê (9 tháng 11 năm 2015). 'Em là bà nội của anh' khoe phim”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  120. ^ Thiên Lam (23 tháng 2 năm 2017). “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chuyển thể "Dạ cổ hoài lang" lên màn ảnh”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  121. ^ Vũ Liên (6 tháng 3 năm 2017). “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng bật mí hậu trường làm phim "Dạ cổ hoài lang". Thế giới điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2017. Truy cập 29 tháng 7 năm 2021.
  122. ^ Minh Khuê (1 tháng 3 năm 2018). “Tháng năm rực rỡ: Sự trở lại ấn tượng của Nguyễn Quang Dũng!”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  123. ^ M.T (26 tháng 7 năm 2018). “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng mê Sơn Tùng M-TP với "Chuyến đi của thanh xuân". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  124. ^ Vạn Phát (8 tháng 5 năm 2019). 'Ước hẹn mùa thu' - chuyện tình học trò dang dở vì giấc ngủ 15 năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  125. ^ Minh Trang (28 tháng 3 năm 2019). “Phan Gia Nhật Linh, Nguyễn Quang Dũng làm phim về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập 26 tháng 7 năm 2021.
  126. ^ Thư Hoàng (4 tháng 4 năm 2021). “Làm phim về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Vượt qua áp lực”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập 26 tháng 7 năm 2021.
  127. ^ Ngọc Anh (16 tháng 5 năm 2023). “Tham vọng của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng ở Đất rừng phương Nam bản điện ảnh”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2023.
  128. ^ Ngôi Sao (27 tháng 8 năm 2024). “Kaity Nguyễn đóng chính 'Yêu nhầm bạn thân' bản Việt”. ngoisao.vnexpress.net.
  129. ^ Ngát Ngọc (21 tháng 5 năm 2018). “Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng Việt hóa '50 First dates' của Hollywood”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  130. ^ Hương Sen (22 tháng 9 năm 2010). “Gã "khùng" không sợ đám đông”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  131. ^ Cát Khuê (13 tháng 2 năm 2009). “Nguyễn Quang Dũng từ "con gà trống" thành con gà đẻ trứng vàng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  132. ^ Hoàng Nguyên Vũ (19 tháng 7 năm 2005). “Chuyện của Dũng "khùng". Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  133. ^ Thiên Hương (24 tháng 5 năm 2015). “Nguyễn Quang Dũng tiết lộ làm giám khảo Vietnam Idol để… trả nợ ngân hàng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  134. ^ “Nguyễn Quang Dũng xác nhận làm giám khảo Vietnam Idol 2015”. Tạp chí Đời sống và Pháp luật. 16 tháng 1 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  135. ^ Trương Thu Hiền (28 tháng 10 năm 2016). “Khi nghệ sĩ chuyển nghề giám khảo”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  136. ^ Đông Dương (9 tháng 10 năm 2003). “Công bố giải thưởng Văn học nghệ thuật TP HCM 2000-2003”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  137. ^ Văn Dũng (ngày 10 tháng 3 năm 2008). "Trái tim bé bỏng" và "Nụ hôn thần chết" đồng đoạt giải "Cánh diều bạc 2007". Báo Quân đội nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2013.
  138. ^ Tiểu Quyên (26 tháng 12 năm 2008). “Đạo diễn điện ảnh - truyền hình: 3 chân dung độc đáo”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  139. ^ “Bế mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17: Khó khăn tìm sen vàng”. Báo Thanh Niên. 18 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2023.
  140. ^ Tuyết Loan (15 tháng 4 năm 2018). "Thương nhớ ở ai" thắng lớn, "Cô Ba Sài Gòn" giành giải Cánh diều vàng 2017”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  141. ^ Minh Trang (3 tháng 4 năm 2019). “Song Lang, Trạng Quỳnh dự giải Cánh Diều 2019”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  142. ^ Việt Văn (19 tháng 11 năm 2019). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI: Cần một Ban giám khảo thực sự bản lĩnh”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  143. ^ Thanh Tâm (7 tháng 1 năm 2021). “Danh sách giải thưởng Ngôi sao xanh 2020”. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  144. ^ Nguyên Linh (3 tháng 8 năm 2018). “Scandal phim ngắn "bôi bẩn" Đà Lạt: Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng lên tiếng”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  145. ^ Mai Ngọc (2 tháng 8 năm 2018). “Phim ngắn có Sơn Tùng M-TP gây tranh cãi vì 'bôi bẩn Đà Lạt'. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  146. ^ Phạm Hồng Phước (3 tháng 8 năm 2018). “Biti's Chuyến đi của thanh xuân”. Báo Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập 30 tháng 7 năm 2021.
  147. ^ Nguyên Linh (2 tháng 8 năm 2018). "Chuyến đi của thanh xuân" Sơn Tùng MTP bị chỉ trích vì "phá hoại" Đà Lạt”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  148. ^ Cao Huy (7 tháng 8 năm 2018). “Chuyến đi của thanh xuân và sự giám sát cộng đồng của facebook”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  149. ^ Phương Anh (26 tháng 7 năm 2021). “Phát ngôn đề xuất CSGT làm shipper mùa dịch của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng gây tranh cãi”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  150. ^ Thạch Anh (26 tháng 7 năm 2021). “Nguyễn Quang Dũng bị chỉ trích vì 'đề xuất' cảnh sát giao thông thay shipper giao hàng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  151. ^ Hoàng Minh (25 tháng 7 năm 2021). “Phản ứng trái chiều trước đề xuất CSGT làm shipper trong mùa dịch của đạo diễn Quang Dũng”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  152. ^ An An (26 tháng 7 năm 2021). “Nghệ sĩ Việt ứng xử trong mùa dịch: Người bị tẩy chay, người khiến fan rơi nước mắt”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  153. ^ Thùy Trang (26 tháng 7 năm 2021). “Bị chỉ trích vì ý tưởng CSGT ship hàng, ông Dũng khùng và loạt sao Việt phản ứng ra sao?”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  154. ^ Lê Thanh Phong (27 tháng 7 năm 2021). “Từ chuyện Giang Hồng Ngọc phản bác phát ngôn của Nguyễn Quang Dũng”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.

Liên kết ngoài