Ngữ hệ Enisei

Ngữ hệ Enisei
Sắc tộcNgười Enisei
Phân bố
địa lý
Hiện nay dọc theo sông Enisei
Quá khứ phần lớn SiberiaMông Cổ
Phân loại ngôn ngữ họcDené–Enisei?
  • Ngữ hệ Enisei
Tiền ngôn ngữEnisei nguyên thủy
Ngữ ngành con
  • Bắc
  • Nam †
Glottolog:yeni1252[1]
{{{mapalt}}}
Phân bố của hệ Enisei khoảng thế kỷ 17 (gạch chéo) và cuối thế kỷ 20 (đỏ đậm). Dữ liệu thủy danh (Hydronym; tức tên sông ngòi, ao hồ, v.v) và dạng phân bố này ám chỉ một cuộc di cư lên bắc của quần thể Enisei gốc cư ngụ tại dãy núi Sayan và bắc Mông Cổ.

Phân bố các nhánh của hệ Enisei vào năm 1600

Ngữ hệ Enisei (còn được gọi là Enisei-Ostyak)[chú_thích 1] là một ngữ hệ hiện diện tại khu vực sông Enisei thuộc Siberia.

Phân loại

  • Tiền Enisei
    • Bắc Enisei (chia tách vào khoảng năm 700)
      • Ket (200 người nói)
      • Yugh (biến mất khoảng năm 1990)
    • Nam Eisei †
      • Kott–Assan (chia tách vào khoảng năm 1200)
        • Kott (biến mất giữa thập niên 1800)
        • Assan (biến mất khoảng năm 1800)
      • Arin–Pumpokol (chia tách vào khoảng năm 550)
        • Arin (biến mất khoảng năm 1800)
        • Pumpokol (biến mất khoảng năm 1750)

Chỉ có hai ngôn ngữ trong hệ này tồn tại đến thế kỷ XX, đó là tiếng Ket (còn gọi là Imbat Ket), nay có chừng 200 người nói, và tiếng Yugh (còn gọi là Sym Ket), nay đã biến mất như một bản ngữ. Những thành viên khác được biết đến của hệ này, Arin, Assan, Pumpokol, và Kott, đều đã biến mất trước tiếng Yugh ít nhất một thế kỷ. Những nhóm khác – Buklin, Baikot, Yarin, Yastin, Ashkyshtym, and Koibalkyshtym – được xác định là những ngôn ngữ Enisei, nhưng ngoài một vài tên riêng, ta không biết gì về chúng.

Có đề xuất về việc kết nối hệ Enisei với hệ Na-Dené, một trong những ngữ hệ chính của thổ dân Bắc Mỹ.[2]

Từ vựng

Số đếm

Bảng dưới cho biết số đếm cơ bản trong các ngôn ngữ Enisei cũng như một số từ vị phục dựng ướm thử:[3]

   Số    Ngôn ngữ Enisei Dạng phục dựng hiện có
Nhánh Bắc Nhánh Nam
Các phương ngữ Ket Yugh Kott-Assan Arin-Pumpokol
SK Kott Assan Arin Pumpokol Starostin
1 qūˑs χūs huːtʃa hutʃa qusej xuta *xu-sa
2 ɯ̄ˑn ɯ̄n iːna ina kina hinɛaŋ *xɨna
3 dɔˀŋ dɔˀŋ toːŋa taŋa tʲoŋa ~ tʲuːŋa dóŋa *doʔŋa
4 sīˑk sīk tʃeɡa ~ ʃeːɡa ʃeɡa tʃaɡa ziang *si-
5 qāˑk χāk keɡa ~ χeːɡa keɡa qala hejlaŋ *qä-
6 aˀ ~ à àː χelutʃa ɡejlutʃa ɨɡa aɡɡɛaŋ *ʔaẋV
7 ɔˀŋ ɔˀŋ χelina ɡejlina ɨnʲa onʲaŋ *ʔoʔn-
10 qɔ̄ˑ χɔ̄ haːɡa ~ haɡa xaha qau ~ hioɡa hajaŋ *ẋɔGa
20 ɛˀk ɛˀk iːntʰukŋ inkukn kinthjuŋ hédiang *ʔeʔk ~ xeʔk
100 kiˀ kiˀ ujaːx jus jus útamssa *kiʔ ~ ɡiʔ / *ʔalVs-(tamsV)

Một vài từ khác

Từ Ngôn ngữ Enisei Dạng phục dựng hiện có
Nhánh Bắc Nhánh Nam
Các phương ngữ Ket Yugh Kott-Assan Arin-Pumpokol
SK NK CK Kott Assan Arin Pumpokol Vajda Starostin Werner
Thông rụng lá sɛˀs sɛˀs šɛˀš sɛˀs šet čet čit tag *čɛˀç *seʔs *sɛʔt / *tɛʔt
Sông sēˑs sēˑs šēˑš sēs šet šet sat tat *cēˑc *ses *set / *tet
Đá tʌˀs tʌˀs tʌˀš čʌˀs šiš šiš kes kit *cʰɛˀs *čɨʔs *t'ɨʔs
Ngón tay tʌˀq tʌˀq tʌˀq tʌˀχ tʰoχ ?  intoto  tok *tʰɛˀq *tǝʔq *thǝʔq
Nhựa (cây) dīˑk dīˑk dīˑk dʲīk čik ? ? ? *čīˑk *ǯik (~-g, -ẋ) *d'ik
Sói qɯ̄ˑt  qɯ̄ˑti   qɯ̄ˑtə  χɯ̄ˑt (boru ← Turkic) qut xotu *qʷīˑtʰi *qɨte (˜ẋ-) *qʌthǝ
Mùa đông kɤ̄ˑt kɤ̄ˑti kɤ̄ˑte kɤ̄ˑt keːtʰi ? lot lete *kʷeˑtʰi *gǝte *kǝte
Ánh sáng  kʌˀn  kʌˀn kʌˀn kʌˀn kin ? lum ? *kʷɛˀn *gǝʔn- ?
Người kɛˀd kɛˀd kɛˀd kɛˀtʲ hit het kit kit *kɛˀt *keʔt ?
Nước ūˑl ūˑl ūˑl ūr ul ul kul ul *kʰul *qoʔl (~ẋ-, -r)  ?
Bạch dương ùs ùːse ùːsə ùːʰs uča uuča kus uta *kʰuχʂa *xūsa *kuʔǝt'ǝ
  Xe trượt  súùl súùl šúùl sɔ́ùl  čogar  čɛgar šal tsɛl *tsehʷəl      *soʔol *sogǝl (~č/t'-ʎ) 

Chú thích

  1. ^ "Ostyak" là một thuật ngữ có tính địa lý hơn là ngôn ngữ học. Ngoài nhóm Enisei nó còn gồm tiếng Khantytiếng Selkup của ngữ hệ Ural.

Tham khảo

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Yeniseian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “Pause Is Seen in a Continent's Peopling”. New York Times. 13 tháng 3 năm 2014.
  3. ^ Xem Vajda 2007, Starostin 1982 và Werner (???)