Người Drokpa

Drokpa
Tổng dân số
khoảng 2.500 người
Khu vực có số dân đáng kể
Tôn giáo
Độc thần[cần dẫn nguồn]
bao gồm Phật giáo

Drokpa (hay Brogpa, Drogpa) là một bộ tộc thiểu số, có dân số khoảng 2.500 người (có tài liệu ghi là 5.000 người), sống ở các làng nhỏ Dhahnu, Darchik và Garkun trên dãy núi Himalayas của Ladakh – khu vực nằm giữa JammuaKashmi thuộc vùng biên giới giữa hai nước Ấn ĐộPakistan.[1][2][3]

Nguồn gốc

Sau khi đánh bại Vương quốc Ấn Độ Porus vào năm 326 trước công nguyên, một nhóm lính thuộc quân đội Alexander Đại Đế lạc mất phương hướng để trở về Hy Lạp đã di chuyển và định cư tại Dhahnu, một thung lũng màu mỡ nhất vùng Ladakh. Tại đây, phối ngẫu với phụ nữ địa phương và hình thành nên tộc người Drokpa nguyên bản.

Cũng có giả thiết cho rằng, bộ tộc Drokpa có nguồn gốc từ nhóm người Dards di cư từ dãy núi Hindukush (thuộc Gilgit Baltistan, nay là lãnh thổ Pakistan) hàng thế kỷ trước. Họ có đủ đặc điểm của nền văn hóa Aryan - các dân tộc có nguồn gốc Ấn-Iran.

Ngoại hình

Phụ nữ Drokpa có vóc dáng cao, gương mặt thanh tú, sống mũi cao, hốc mắt sâu, tóc và chân mài dày, đen láy. Đàn ông có môi dày, mũi cao, chân mày rất rậm, đôi mắt to rất đặc trưng.

Kinh tế

Sinh sống tại thung lũng có điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, người Drokpa sống dựa vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và khai thác sản vật của thiên nhiên (như táo, nho, mơ khô, hạt óc chó, rau sạch...) là chính. Ngoài ra, đối với nhiều người dân địa phương, du lịch mạng lại nguồn thu nhập đáng kể cho họ vào mùa hè.

Văn hóa, tín ngưỡng

Tín ngưỡng

Phụ nữ Brokpa women trong trang phục truyền thống ở Ladakh

Người Drokpa theo Phật giáo, nhiều phong tục mang nhiều nét của Ấn Độ giáo. Họ thờ phụng các vị thần.

Trang phục

Trang phục của người Drokpa được trang trí cầu kỳ tinh tế, có sự khác biệt rõ qua các mùa lễ hội trong năm, nhất là trang phục dành cho các lễ, hội. Trang phục thường có màu sắc bắt mắt, được làm chủ yếu từ chất liệu len. Những thứ làm nên linh hồn, nét đặc trưng những bộ trang truyền thống của người Drokpa bao gồm có: mũ da dê, một loại mũ được làm từ da dê, được trang trí bởi các loại hoa, vỏ sò, đồng xu; và áo choàng có đính lông dài lướt thướt. Đàn ông Drokpa mặc áo len rộng, quần len cạp cao. Phụ nữ mặc váy len được đan tỉ mỉ, cùng với những vật trang trí đậm màu sắc hoang dã như các loại vỏ, hạt…

Phong tục

Người Drokpa vẫn lưu truyền thống thể hiện tình cảm (như ôm hôn nhau, thậm chí là có cả quan hệ thể xác...) kể cả với người lạ một cách thoải mái trước đám đông[4]. Người chồng có quyền trao đổi vợ tự do với người khác mà không cần để ý tới mối quan hệ hôn nhân và chỉ lưu truyền văn hóa trao đổi vợ trong cộng đồng khi công có người ngoài. Một số người vợ còn bị chồng mình "cắt cử" đến nhà người đàn ông khác nhiều tuần liền, trong khi vợ của người đàn ông đó thì lại đến nhà mình, đóng thế vai mình để làm vợ và ăn ngủ cùng chồng mình. Để duy trì dòng máu thuần chủng, họ chỉ kết hôn với người trong bộ tộc.

Sở thích

Như bao bộ tộc thiểu số khác, người Drokpa điềm đạm, sống chan hòa với thiên nhiên, tách biệt với nền văn minh loài người khác. Họ thích âm nhạc, khiêu vũ, uống rượu lúa mạch, đồ trang sức và hoa.

Chú thích

  1. ^ Hoàng Hà (11 tháng 01 năm 2018). “Bộ tộc kỳ lạ nơi chồng có quyền "trao đổi" vợ với người khác”. Dân Trí. Truy cập 13 tháng 5 năm 2018.
  2. ^ “Những bộ lạc nguyên thủy trên thế giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2018.
  3. ^ Huy Phong (13 tháng 6 năm 2017). “Bí ẩn về bộ tộc thoải mái đổi vợ sống trên dãy Himalayas”. http://dantri.com.vn. Truy cập 13 tháng 5 năm 2018. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  4. ^ “Vùng đất kỳ lạ nơi đàn ông được phép "trao đổi" vợ thoải mái với người khác”. http://giadinh.net.vn. Theo Helino. 12 tháng 01 năm 2018. Truy cập 13 tháng 5 năm 2018. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)