Mary xứ Woodstock
Mary của Anh, hay Mary xứ Woodstock (tiếng Anh: Mary of England hay Mary of Woodstock; 11 tháng 3 năm 1278 [1] – trước ngày 8 tháng 7 năm 1332 [2]) là người con gái được đặt tên thứ bảy của Edward I của Anh và Leonor của Castila. Mary là một nữ tu tại Tu viện Amesbury, nhưng có một cuộc sống rất thoải mái nhờ khoản trợ cấp hậu hĩnh của cha mẹ là Quốc vương Edward I của Anh và Vương hậu Leonor của Castilla. Bất chấp lệnh cấm đi lại của Giáo hoàng vào năm 1303, Mary đã có nhiều chuyến đi đến nhiều nơi của nước Anh. Thiếu thờiBà nội của Mary, Éléonore xứ Provence, đã quyết định nghỉ hưu tại Tu viện Amesbury ở Wiltshire, một ngôi nhà ở Fontevrault . Bà đã vận động để Mary và một cháu gái khác, Aliénor xứ Bretagne, để trở thành nữ tu dòng Biển Đức. Bất chấp sự phản đối của Leonor của Castilla, [3] Mary được dâng hiến tại Tu viện Amesbury vào năm 1285, khi chỉ được 7 tuổi, [4] cùng với 13 cô con gái khác của các nhà quý tộc . Mary không chính thức tuyên hứa như một nữ tu cho đến tháng 12 năm 1291, khi đã được mười hai tuổi. [5] Trong khi đó, Áliénor xứ Bretagne đã tuyên hứa vào tháng 3 trước đó, còn bà nội của hai chị em họ tuyên hứa đã được che đậy vào tháng 3. [6] Edward I và Leonor đã chu cấp cho Mary 100 bảng Anh mỗi năm (tương đương khoảng 104.000 bảng Anh vào năm 2023) cho đến suốt đời; [3] [7] bên cạnh đó Mary cũng được nhận gấp đôi số tiền trợ cấp thông thường cho quần áo và quyền lợi đặc biệt đối với rượu từ các cửa hàng, [8] và được phép sống thoải mái trong các gian phòng riêng. [9] Edward I đã nhiều lần đến thăm vương nữ Mary và thái hậu Éléonore tại tu viện: hai lần vào năm 1286 và 1289, và một lần nữa vào năm 1290 và 1291. [10] Năm 1291, Éléonore xứ Provence qua đời và Mary được cho rằng sẽ chuyển đến Fontevrault. Nữ trưởng tu viện của Fontevrault đã thường xuyên viết thư cho Edward I mong muốn Mary được phép sống ở đây. Tuy nhiên, có lẽ để ngăn con gái mình rơi vào tay người Pháp trong trường hợp Pháp xảy ra chiến tranh với Anh, Edward I đã từ chối lời đề nghị và để Mary tiếp tục ở lại Amesbury, trong khi khoản trợ cấp của Mary được tăng gấp đôi lên 200 bảng Anh mỗi năm. Ngoài ra, năm 1292, Mary cũng được trao quyền khai thác bốn mươi cây sồi mỗi năm từ các khu rừng vương thất và hai mươi thùng rượu mỗi năm từ Southampton.[3] Đại diện cho dòng tuMặc dù là một nữ tu, Mary bắt đầu đi đến nhiều nơi trên khắp đất nước. Mary đã đến thăm anh trai Edward của mình vào năm 1293, và thường xuyên có mặt tại triều đình Anh, dành 5 tuần ở đó vào năm 1297, trước khi em gái Elizabeth lên đường đến Holland. [3] Vào cuối thế kỷ 13, Mary giữ vai trò đại diện và thăm viếng của một viện trưởng, cùng với quyền chuyển giao các nữ tu qua các tu viện. [11] Năm 1302, khoản trợ cấp 200 bảng Anh của Mary được thay thế bằng quyền sở hữu một số trang viên và thị trấn của Wilton, với điều kiện Mary phải ở lại Anh. Tuy nhiên, Mary đã mắc phải những khoản nợ cờ bạc đáng kể khi đến thăm triều đình của Edward I, và vào năm 1305, Mary được trao cho 200 bảng Anh để giải quyết hết số nợ. [3] [12] Ngoài ra, Mary cũng được giao cho quản lý Tu viện Grovebury ở Bedfordshire đến khi qua đời. Mary đã không thành công trong việc giành được chức vụ quan trọng trong dòng, [3] trong khi Aliénor xứ Bretagne trở thành viện trưởng tại Fontevrault vào năm 1304. [11] Sắc lệnh Periculoso của giáo hoàng đã được đọc tại Amesbury vào năm 1303, yêu cầu các nữ tu phải ở lại trong các cơ sở tôn giáo của họ, nhưng Mary vẫn tiếp tục việc du hành của mình. Cô ấy cũng đã tham gia nhiều cuộc hành hương, trong đó có một lần đến Canterbury, và tiếp tục đến thăm triều đình, [8] với đoàn tùy tùng lên đến 24 con ngựa, [3] đôi khi là cùng với các nữ tu khác. [8] Sau năm 1313, vai trò người thăm viếng của Mary đã bị loại bỏ. Năm 1317, Edward, anh trai của Mary, lúc này là Vua Edward II, đã yêu cầu Aliénor khôi phục chức vụ cho Mary nhưng bị từ chối. Nhưng Mary vẫn kiên trì và nhận được ủy thác của giáo hoàng yêu cầu Aliénor cho Mary phục chức và Aliénor đã tuân theo. [11] Cuộc sống sau nàyBất chấp mâu thuẫn với Aliénor, Mary vẫn có một cuộc sống thoải mái. Năm 1316, Mary có thể vay hơn 2 bảng Anh từ quỹ của tu viện (tưng đương khoảng 1,100 bảng Anh vào 2023), [7] và cử một thư ký đến Luân Đôn để giải quyết công việc riêng của mình bằng chi phí của tu viện. [8] Với tư cách là một vương nữ, Mary đã nhận được sự kính trọng của tu sĩ người Anh dòng Anh Em Giảng Thuyết Nicholas Trevet, một học giả và tác giả đại học đa năng và uyên bác, và đã dành tặng cho bà cuốn sách Cronicles của mình, [13] mà có thể là Mary đã ủy quyền cho Nicholas để viết. [14] Vốn dự định cuốn sách là một cuốn sách lịch sử thế giới, cuốn sách đã trở thành một nguồn thông tin quan trọng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng của thời kỳ này. Một phần của nó là tường thuật về vương tộc Plantagenet của Mary, và bản thân Mary được đề cập một cách tâng bốc:
Đoạn trích ở đây là lời của Chúa Giê-su trong Phúc âm của thánh Lu-ca (10,42), khi Ngài bảo vệ cô em gái Maria lời trước than phiền của người chị gái là Matta. Đây là một cách sử dụng hơi táo bạo đối với văn bản Tin Mừng, vốn theo truyền thống được áp dụng cho Đức Trinh Nữ Maria. [16] Cũng vì địa vị của Mary, một số quý tộc mong muốn con gái của họ được đặt dưới quyền giám hộ của Mary. [3] Mary qua đời trước ngày 8 tháng 7 năm 1332, [2] và được chôn cất tại Tu viện Amesbury. Sau khi Mary qua đời, John de Warenne, Bá tước thứ 7 của Surrey, cố gắng tiêu hôn với Joan, cháu gái của Mary, tuyên bố đã có quan hệ với Mary trước khi kết hôn với Joan. Nếu tuyên bố của John là có giá trị, cuộc hôn nhân của John với Joan sẽ bị vô hiệu, nhưng bất chấp yêu cầu của Giáo hoàng về việc điều tra sự việc, sự thật vẫn chưa bao giờ được xác lập. [3] [17] Gia phả
Chú thích
|