Isabelle của Pháp
Isabelle của Pháp (tiếng Pháp: Isabelle de Valois; 9 tháng 11, năm 1389 - 13 tháng 11, năm 1409), còn được gọi là Isabelle của Valois, là Vương hậu của Vương quốc Anh với tư cách là người vợ thứ hai của Vua Richard II từ năm 1396 đến 1399. Bà là Vương nữ nước Pháp, người con thứ 3 và là con gái thứ 2 của Quốc vương Charles VI của Pháp với Vương hậu Isabeau xứ Bavaria. Em gái của Isabelle, Catherine, về sau cũng là Vương hậu nước Anh từ năm 1420 đến năm 1422 khi kết hôn với Henry V, sinh ra Henry VI. Tiểu sửIsabelle nhà Valois được sinh ra và sống trong thời kỳ căng thẳng chính trị giữa Pháp và Anh là Chiến tranh Trăm năm, tình hình trở nên tồi tệ hơn bởi sự bất ổn về tinh thần của cha bà. Vào ngày 31 tháng 10 năm 1396, khi gần gần 7 tuổi, Isabelle kết hôn với vị Quốc vương đã góa vợ là Richard II của Anh trong một động thái vì hòa bình với Pháp[1]. Việc bà là một đứa trẻ đã được thảo luận trong các cuộc đàm phán, nhưng Vua Richard trả lời rằng mỗi ngày sẽ khắc phục vấn đề đó, rằng đó là một lợi thế vì sau đó nhà vua có thể định hình vợ mình theo lý tưởng của mình, và ông ta tự tin sẽ sống đủ lâu để đợi bà trưởng thành. Chính Isabelle đã nói với các đặc phái viên Anh rằng, bà rất vui khi trở thành Vương hậu nước Anh, bởi vì bà đã được bảo rằng điều này sẽ khiến bà trở thành một người phụ nữ tuyệt vời. Trong tư liệu đương thời, Isabelle được mô tả là xinh đẹp, và được cho là đã luyện tập để có thể thực hiện vai trò là Vương hậu của mình. Vua Richard II đã tới Paris để đón bà, nơi đám cưới được tổ chức với các lễ hội lớn tại triều đình Pháp, trước khi họ tiếp tục đến vùng đất Calais của Anh, nơi tổ chức lễ cưới chính thức. Vương hậu nước AnhSau đám cưới, Vương hậu Isabelle theo Vua Richard đến Anh, nơi bà được đặt trong Lâu đài Windsor với triều thần của riêng mình, dưới sự giám sát của chính phủ được bổ nhiệm, Thị tùng cho bà là Lady de Coucy, sau này được thay thế bởi Lady Mortimer. Bà chính thức lên ngôi Vương hậu tại Tu viện Westminster ở London vào năm sau, 1397. Mặc dù liên minh là chính trị và là một cuộc hôn nhân sắp đặt, Richard II và cô dâu trẻ Isabelle đã phát triển mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau. Nhà vua Richard thường xuyên đến thăm bà ở Windsor, nơi ông đối xử với bà bằng sự tôn trọng và tiếp đãi bà và những Thị tùng bằng cuộc trò chuyện hài hước. Biểu cảm cho thấy Vương hậu trẻ tuổi Isabelle rất thích và mong chờ những chuyến thăm của Richard. Đến tháng 5 năm 1399, Vương hậu đã Isabelle được chuyển đến Lâu đài Portchester để bảo vệ, trong khi Vua Richard tiếp tục chiến dịch quân sự ở Ireland. Trong cuộc nổi loạn về sau chống lại Richard, Vương hậu Isabelle đã được Công tước xứ York chuyển đến Lâu đài Wallingford và sau đó đến Lâu đài Leeds. Khi trở về Anh, Vua Richard II bị cầm tù và chết khi bị giam giữ. Sau cái chết của nhà vua, Vương hậu Isabelle được Quốc vương mới, Henry IV, ra lệnh rời khỏi Lâu đài Windsor và định cư tại Cung điện Thamesside của Giám mục Salisbury tại Sonning, trong sự quản lý nghiêm ngặt từ chính phủ Anh. Cuộc sống sau nàyNăm 1400, triều đình Pháp yêu cầu Vương hậu Isabelle trở lại Pháp. Vua Henry IV ban đầu từ chối, quyết định vị Thái hậu trẻ Isabelle nên cưới con trai ông, Henry V, nhưng bà đã quyết liệt từ chối. Biết người chồng của mình đã mất, bà đi vào tang chế, phớt lờ những yêu cầu của Henry IV. Vào tháng 8 năm 1401, nhà Vua cho bà trở về Pháp, nhưng vẫn giữ của hồi môn[2]. Năm 1406, Vua Henry IV lặp lại đề nghị của ông rằng Isabelle kết hôn với con trai mình, nhưng yêu cầu đó đã bị triều đình Pháp từ chối. Vào ngày 29 tháng 6 năm 1406, Isabelle, khi ấy đã 16 tuổi, kết hôn với em họ của mình, Charles I xứ Orleans, một nam giới quý tộc chỉ mới 11 tuổi[3]. Bà qua đời khi sinh con vào năm 20 tuổi, ở độ tuổi còn rất trẻ. Cô con gái còn sống của bà, Jeane, về sau lại kết hôn với John II của Alençon. Thi thể của Isabelle đã được chôn cất tại Blois, trong Tu viện St. Laumer, nơi mà sau đó nó được phát hiện vào năm 1624, với tình trạng được quấn trong các dải vải lanh được mạ bằng thủy ngân. Sau đó, thi thể của bà đã được chuyển đến Couvent des Célestins ở Paris, Pháp. Tổ tiên
Phù hiệuTham khảo
Liên kết ngoài
|