Manilkara

Manilkara
Cành Manilkara jaimiqui ssp. emarginata với quả đang phát triển
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Ericales
Họ (familia)Sapotaceae
Phân họ (subfamilia)Sapotoideae
Tông (tribus)Sapoteae
Chi (genus)Manilkara
Adans., 1763 nom. cons.[1]
Loài điển hình
Mimusops kauki
L., 1753[1]
Các loài
79. Xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa[2]
Danh sách
  • Achras L., 1753 nom. rej.
  • Sapota Mill., 1754 nom. rej.
  • Stisseria Scop., 1777 nom. illeg. không Stisseria Heist. ex Fabr., 1759
  • Hornschuchia Spreng., 1822
  • Synarrhena Fisch. & C.A.Mey., 1841
  • Eichleria M.M.Hartog, 1878
  • Muriea M.M.Hartog, 1878
  • Mahea Pierre ex L.Planch., 1888
  • Northiopsis Kaneh., 1933
  • Shaferodendron Gilly, 1942
  • Murianthe (Baill.) Aubrév., 1963
  • Abebaia Baehni, 1964
  • Nispero Aubrév., 1965
  • Manilkariopsis (Gilly) Lundell, 1975
  • Chiclea Lundell, 1976
  • Mopania Lundell, 1978

Manilkara là một chi thực vật, bao gồm các loài cây gỗ trong họ Sapotaceae. Chúng phổ biến rộng trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở châu Phi, Madagascar, châu Á, Australia, và châu Mỹ Latinh, cũng như trên nhiều hòn đảo trên Thái Bình DươngCaribe.[3] Chi có quan hệ họ hàng gần là Pouteria.

Các loài trong chi này có quả ăn được, cũng như gỗ và nhựa mủ (latex) hữu dụng. Các loài được biết đến nhiều nhất là M. bidentata (balatá), M. chicle (chicle) và M. zapota (hồng xiêm). M. hexandrahoa tượng trưng của tỉnh Prachuap Khiri Khan, Thái Lan, nơi người ta gọi nó là rayan. M. obovata ở vùng nhiệt đới châu Phi chia sẻ tên gọi lê châu Phi với loài hoàn toàn khác biệt hẳn là Dacryodes edulis, và chúng cũng không nên nhầm lẫn với Baillonella toxisperma, được biết với tên gọi thông thường gần giống là lê gỗ châu Phi.

Tên chi Manilkara có nguồn gốc từ manil-kara, tên gọi thông thường của M. kauki trong tiếng Malayalam.[4]

Các cây gỗ của chi Manilkara thường là đáng kể, hoặc thậm chí là chi phối trong các hệ sinh thái bản địa của chúng, như trong rừng thường xanh khô Đông Deccan, rừng ẩm nhiệt đới trước núi Trung Mỹ, hoặc cùng với Cynometra như ở Vườn quốc gia Arabuko SokokeKenya.

Quả của Manilkara là một nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài động vật ăn quả, bao gồm các loài chim. Loài dơi ăn quả đỏ (Stenoderma rufum) là loài phát tán hạt chủ yếu và có lẽ là duy nhất của M. bidentata tại nhiều nơi trong khu vực Caribe. Tuckerella xiamenensis, một loài ve bét cũng đã được mô tả từ một cây hồng xiêm.

Một vài loài trong chi này ở tình trạng nguy cấp do khai thác quá mức và hủy diệt môi trường sống. M. gonavensisHaitiM. spectabilisCosta Rica gần như đã tuyệt chủng.

Các loài được ghi nhận ở Việt Nam bao gồm: găng néo (Manilkara hexandra), viết (Manilkara kauki) và hồng xiêm (Manilkara zapota).

Các loài

Cây hồng xiêm (Manilkara zapota) ở Tamil Nadu, Ấn Độ.

Các loài sau đây được liệt kê trong chi Manilkara:[2][5]

Tham khảo

  1. ^ a b Fam. Pl. (Adanson) 2: 166, 574. 1763 [tháng 7-8 1763] “Plant Name Details for Genus Manilkara. International Plant Names Index (IPNI). Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009. Nomenclatural Notes: nom. cons. Type Name: M. kauki (Linnaeus) Dubard (Mimusops kauki Linnaeus) (typ. cons.); basionym of: Sapotaceae Mimusops subgen. Manilkara (Adans.) Pierre & Urb., Symb. Antill. (Urban). 5: 162. 1904
  2. ^ a b Manilkara trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 21-8-2021.
  3. ^ Kew World Checklist of Selected Plant Families[liên kết hỏng]
  4. ^ Quattrocchi, Umberto (2000). CRC World Dictionary of Plant Names. III: M-Q. CRC Press. tr. 1609. ISBN 9780849326776.
  5. ^ M. obovata liệt kê trong The Plant Book của Mabberley và tại Encyclopedia of Life
  6. ^ a b c Có tại Việt Nam.