Makuria
Makuria (tiếng Nubia cổ: ⲇⲱⲧⲁⲩⲟ, Dotawo; tiếng Hy Lạp: Μακουρία, đã Latinh hoá: Makouria; tiếng Ả Rập: المقرة, đã Latinh hoá: al-Muqurra) là một vương quốc Nubia nằm ở miền bắc Sudan và miền nam Ai Cập ngày nay. Makuria ban đầu bao gồm khu vực dọc theo sông Nin từ ghềnh thứ ba đến một nơi nào đó ở phía nam Abu Hamad cũng như các vùng phía bắc Kordofan. Thủ đô của nước này là Dongola (tiếng Nubia cổ: Tungul), và vương quốc đôi khi được biết đến bằng tên thủ đô của nó. Vào cuối thế kỷ thứ 6, Makuria đã cải đạo sang Cơ đốc giáo, nhưng đến thế kỷ thứ 7, Ai Cập bị chinh phục bởi quân đội Hồi giáo. Năm 651, một đội quân Ả Rập xâm lược, nhưng bị đẩy lùi và hiệp ước Baqt đã được ký kết tạo ra một nền hòa bình tương đối giữa hai bên kéo dài cho đến thế kỷ 13. Makuria mở rộng bằng cách sáp nhập nước láng giềng phía bắc Nobatia vào một thời điểm nào đó trong thế kỷ thứ bảy, đồng thời duy trì mối quan hệ triều đại chặt chẽ với vương quốc Alodia ở phía nam. Giai đoạn từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 11 chứng kiến đỉnh cao của sự phát triển văn hóa tại Makuria: các tòa nhà hoành tráng mới được xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ trên tường, đồ gốm được trang trí và chế tác tinh xảo phát triển mạnh mẽ và tiếng Nubia trở thành ngôn ngữ viết thịnh hành. Sự xâm lược gia tăng từ Ai Cập, bất hòa nội bộ, các cuộc xâm lăng của người Bedouin và có thể là bệnh dịch cùng sự thay đổi các tuyến đường thương mại đã dẫn đến sự suy tàn của nhà nước trong thế kỷ 13 và 14. Do một cuộc nội chiến vào năm 1365, vương quốc đã rơi vào tình trạng suy tàn, mất phần lớn lãnh thổ phía nam, bao gồm cả Dongola. Nó đã biến mất vào những năm 1560, khi người Ottoman chiếm Hạ Nubia. Nubia sau đó bị Hồi giáo hóa, trong khi người Nubia sống ở thượng nguồn Al Dabbah và ở Kordofan cũng bị Ả Rập hóa. Nguồn gốcMakuria được biết đến nhiều hơn so với nước láng giềng Alodia ở phía nam, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ. Nguồn tham khảo quan trọng nhất cho lịch sử của khu vực là nhiều nhà du hành Ả Rập và nhà sử học đã đi qua Nubia trong thời kỳ này. Những lời tường thuật này thường có vấn đề vì nhiều nhà văn Ả Rập có thành kiến với láng giềng Cơ đốc của họ. Chúng thường chỉ tập trung vào các cuộc xung đột quân sự giữa Ai Cập và Nubia.[2] Một ngoại lệ là Ibn Selim el-Aswani, một nhà ngoại giao Ai Cập đã đến Dongola khi Makuria đang ở đỉnh cao quyền lực vào thế kỷ thứ 10 và để lại một bản tường thuật chi tiết.[3] Người Nubia là một xã hội biết chữ, và khá nhiều văn tự vẫn tồn tại từ thời kỳ này. Chúng được viết bằng tiếng Nubia cổ trong một dạng bảng chữ cái Hy Lạp với những ký hiệu Copt và một số ký hiệu chỉ có ở Nubia. Được viết bằng một ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ với tiếng Nobiin hiện đại, những tài liệu này đã được giải mã từ lâu. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó là những tác phẩm liên quan đến tôn giáo hoặc hồ sơ pháp lý ít được các sử gia sử dụng. Bộ sưu tập lớn nhất được biết đến, được tìm thấy tại Qasr Ibrim, có chứa một số bản viết có giá trị của chính quyền.[4] Văn hóaNubia Thiên Chúa giáo từ lâu đã được coi như một vùng đất tù túng, chủ yếu do các ngôi mộ của nó nhỏ và thiếu đồ mộ của các thời đại trước.[5] Các học giả hiện đại nhận ra rằng, đây là do các nguyên nhân văn hóa; người Makuria thực sự có một nền văn hóa và nghệ thuật phong phú và sôi động. Ngôn ngữBốn ngôn ngữ đã được sử dụng ở Makuria: tiếng Nubia, tiếng Copt, tiếng Hy Lạp và tiếng Ả Rập.[6] Tiếng Nubia bao gồm hai phương ngữ, trong đó Nobiin có thể đã được nói ở tỉnh miền bắc Nobadia và Dongolawi được nói ở trung tâm Makuria,[7] mặc dù trong thời kỳ Hồi giáo, Nobiin cũng được chứng minh là đã được bộ tộc Shaigiya ở đông nam khúc sông Dongola sử dụng.[8] Xem thêmTham khảo
Đọc thêm
Liên kết ngoài |