Mễ Sở

Mễ Sở
Xã Mễ Sở
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHưng Yên
HuyệnVăn Giang
Địa lý
Tọa độ: 20°54′0″B 105°55′22″Đ / 20,9°B 105,92278°Đ / 20.90000; 105.92278
Mễ Sở trên bản đồ Việt Nam
Mễ Sở
Mễ Sở
Vị trí xã Mễ Sở trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,67 km²[1]
Dân số (2024)
Tổng cộng15.635 người[1]
Mật độ2.344 người/km²
Khác
Mã hành chính12049[2]

Mễ Sở là một thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Địa lý

Xã Mễ Sở nằm ở phía nam huyện Văn Giang, thuộc tả ngạn sông Hồng, có vị trí địa lý:

Xã Mễ Sở có diện tích 6,67 km², dân số năm 2024 là 15.635 người[1], mật độ dân số đạt 2.344 người/km².

Hành chính

Xã Mễ Sở được chia thành 7 đơn vị gồm 6 thôn và 1 phố: Phú Trạch, Nhạn Tháp, Mễ Sở, Phú Thị, Hoàng Trạch, Đồng Quê và phố Chợ Mễ.[3]

Lịch sử

Cái tên Mễ Sở (米 所 - địa điểm chứa lúa gạo) do vua Trần Nhân Tông đặt cho, lưu danh chiến công của nhân dân trong vùng cất giấu, tiếp tế lương thảo cho quân đội nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên – Mông thế kỷ XIII. Hiểu theo tài liệu Hán Nôm, cách giải thích "Mễ Sở" là "một nơi để chứa lương thực", tương đương với ý nghĩa của "kho gạo" hoặc "kho lương thực". Trong văn kiện của vua Trần Nhân Tông, Mễ Sở được mô tả là một địa điểm cất giữ lương thực để tiếp tế cho quân đội, đặc biệt là trong thời gian đánh chiếm thành Quan Lỗ (nay là Hà Nội) vào đầu thế kỷ XIII.

Xã là địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy trong những năm đánh Pháp (1833 – 1892). Từ ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Mễ Sở là một trong nhiều cơ sở giao thông bí mật và hội họp của xứ ủy Bắc kỳ thời kỳ trước cách mạng tháng tám năm 1945.

Trước đây, Mễ Sở là một xã thuộc huyện Châu Giang cũ.

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 60/1999/NĐ-CP[4] về việc chia huyện Châu Giang thành 2 huyện Khoái Châu và Văn Giang. Xã Mễ Sở trực thuộc huyện Văn Giang.

Xã hội

Cơ sở giáo dục

Trên địa bàn Xã những cơ sở giáo dục chính quy như sau:

  • Trường mầm non Xã Mễ Sở
  • Trường Tiểu học Xã Mễ Sở
  • Trường THCS Xã Mễ Sở
  • Trường THPT Nguyễn Công Hoan.

Văn hoá

Đây là vùng đất có từ thời các vua Hùng lập nước (truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung) một trong "Tứ bất tử" của Việt Nam. Cứ ba năm một lần người dân của các làng thuộc Tổng Mễ Sở xưa(tức xã Mễ Sở và xã Bình Minh hiện nay) lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ ơn đức của Chử Đồng Tử - Tiên Dung.

Di tích lịch sử

Chùa Mễ Sở (Diễn Phúc Tự) nằm trên địa bàn thôn Mễ Sở, chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, diện tích là 3696m2, chùa được công nhận di tích lịch sử văn hóa năm 1989, nơi đây có Tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay rất đẹp và quý hiếm, là một trong hai pho tượng còn lại tại Việt Nam rất có giá trị về lịch sử, nghệ thuật điêu khắc.

Nằm trên địa bàn thôn Phú Thị là chùa Phú Thị (Hưng Phúc Tự) chùa được xây dựng năm 1905 do Tiến sỹ Chu Mạnh Chinh thiết kế và xây dựng, vị trí chùa nằm ở phía ngoài đê, có diện tích 4381m2, chùa có kiến trúc rất độc đáo gồm: Nhà tam bảo, nhà tổ, nhà mẫu, chùa được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1988.

Cụm di tích Chùa Nhạn Tháp (Minh Khánh Tự) và Đền Nhạn Tháp thờ đức thánh Trần Ngô Lang, nằm trên địa bàn thôn Nhạn Tháp - xã Mễ Sở, được xếp hạng di tích lịch sử năm 1997, chùa được xây dựng năm 1573 vào thời Lê, vị trí chùa nằm ở phía ngoài đê với diện tích 3888m2, chùa có tòa Tam bảo và nhà Tổ, trong chùa có chiếc sập đá cổ từ đời nhà Trần là một công trình có giá trị lịch sử.

Xã Mễ Sở hiện có một nhà thờ đạo Thiên chúa ở thôn Hoàng Trạch, đây là họ đạo duy nhất của huyện Văn Giang, gần khu vực phố Chợ Mễ.

Danh hiệu

Xã 2 lần được phong tặng danh hiệu anh hùng:

  • Năm 1985, xã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
  • Năm 2000, xã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu: “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”.
  • Năm 2014, xã đạt chuẩn Nông thôn mới.
  • Năm 2023, xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

Giao thông

Xã Mễ Sở có những tuyến đường chính gồm tỉnh lộ 378 và đường huyện lộ 25.

Xã Mễ Sở có đường vành đai 4 đi qua và là nơi đặt cầu Mễ Sở nối Hà Nội với Hưng Yên.

Toàn bộ các tuyến đường liên thôn liên xã đều được bê tông hoá và trải nhựa kiên cố.

Người Nổi Tiếng

Chú thích

  1. ^ a b c Niên giám thống kê năm 2019 các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2019 - tỉnh Hưng Yên”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, DÂN SỐ, ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA XÃ MỄ SỞ - HUYỆN VĂN GIANG - TỈNH HƯNG YÊN”. Cổng thông tin điện tử huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. 14 tháng 6 năm 2017.
  4. ^ “Nghị định 60/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Mỹ Văn và Châu Giang để tái lập các huyện : Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu và Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 24 tháng 7 năm 1999.

Tham khảo