Mão Điền
Mão Điền là một xã thuộc thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Địa lýXã Mão Điền nằm ở phía cực đông của thị xã Thuận Thành, có vị trí địa lý:
Xã Mão Điền có diện tích 4,31 km², dân số đến năm 2021 hơn 15.000 người, là một trong những xã có diện tích hẹp nhưng dân số đông nhất trong thị xã, dân cư sống tập trung với mật độ cao. Hành chínhXã Mão Điền gồm 2 làng chính là làng Thụy Mão và làng Mão Điền. Trong đó làng Mão Điền - theo cách gọi mới (tên cũ là làng Chằm) - chiếm diện tích và dân số chủ yếu. Tên Mão Điền là tên địa danh hành chính sau này trước đây có tên là làng Chằm với nhiều sự tích như "Làng Chằm cách ngọn răm tới trời...". Trong làng lại chia nhỏ thành các xóm. Phân chia làng, xóm là cách gọi truyền thống từ xưa cho tới nay. Hiện tại, phân chia hành chính hiện đại phân cấp như sau: Xã - Khu (Thôn) - Xóm. Làng Mão Điền gồm có các xóm sau: xóm Bàng, xóm Cả, xóm Ngòi, xóm Mận, xóm Công, xóm Hồ, xóm Đình, xóm Tủng, xóm Hậu, xóm Táo, xóm Lũy, 3 xóm Ba (Ba trong, Ba giữa, Ba ngoài) và xóm Nội. Làng Mão Điền cổ có phân chia thành hai làng chính là làng Đông và làng Đoài (nhưng sống không tách biệt, sau này lại gọi chung là một). Đặc điểm phân chia làng hoàn toàn khác biệt với các làng khác trong khu vực, thay vì phân chia theo vị trí địa lý có ranh giới thì Mão Điền Đông và Đoài phân chia theo các dòng họ. Các dòng họ lại ở xen kẽ với nhau trên cả mảnh đất của làng Mão Điền tạo sự gắn bó, tuy 2 mà 1. Lịch sửMão Điền là một xã có lịch sử lâu đời, gắn liền với sự kiện nhà vua thời Lý lấy đất để xây dựng khu lăng mộ, đền Lý Bát Đế (Đền Đô - Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, sau khi vua Lý Thái Tổ mất, năm 1028). Cư dân sinh sống trên diện tích đất đó đã được nhà vua cho di chuyển đến địa điểm mới, chính là vị trí xã Mão Điền ngày nay. Văn hóa - lễ hội - di tích lịch sửToàn xã có 4 kỳ lễ hội lớn, trong đó có 3 ngày lễ hội được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Mở đầu là Đình Đoài, được tổ chức ngày 4-2 âm lịch; tiếp theo là Đình Đông, được tổ chức ngày 7-2 âm lịch. Ngày 8-2 âm lịch là Đình Đám của làng Thụy Mão; tiếp đến là Hội Chùa, được tổ chức ngày 1-3 âm lịch(Hội này chỉ tổ chức 3-5 năm/ 1 lần).Trong lễ hội, có tổ chức rước tượng Thánh hoặc Thành Hoàng làng, và có rước Thánh giao hảo giữa các làng. Văn hóa
Nổi danh là làng khuyến họcMặc dù Mão Điền không phải một vùng đất có truyền thống khoa bảng trong thời phong kiến nhưng hiện nay xã Mão Điền đã được cả nước biết đến là địa danh có truyền thống hiếu học. Ở Mão Điền, người dân rất coi trọng việc đi học với quan niệm cho con nén vàng không bằng cho con gang chữ.[2] Phong trào khuyến học ở Mão Điền bắt đầu phát triển từ những năm 1980 khi toàn thể nhân dân và chính quyền xã đã thống nhất muốn thoát nghèo phải đưa địa phương phát triển đi lên thông qua con đường tri thức. Ngay từ cuối năm 1980, Hội đồng Giáo dục xã Mão Điền đã được thành lập, với thành viên ban đầu là các cán bộ chủ chốt của xã. Từ đó, các mô hình khuyến học đã được xây dựng và không ngừng phát triển trong xã: Người người làm khuyến học, nhà nhà làm khuyến học, dòng họ làm khuyến học,… khiến cho thành tích học tập của con em địa phương không ngừng tiến bộ. Nổi bật trong số đó có những học sinh đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế như:[2][3]
Từ những nền tảng đó, học sinh Mão Điền khi bước chân vào con đường nghiên cứu tri thức cũng có nhiều người công thành danh toại, có thể kể đến:
Tham khảo
Liên kết ngoài
|