Nguyễn Trí Tuệ

Nguyễn Trí Tuệ
Chức vụ
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
(Thuờng trực từ 5/5/2021)
Nhiệm kỳ21 tháng 6 năm 2017 – nay
7 năm, 201 ngày
Tiền nhiệmLê Hồng Quang
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ26 tháng 6 năm 2015 – nay
9 năm, 196 ngày
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân tối cao
Nhiệm kỳ1 tháng 11 năm 2014 – 
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh
Nhiệm kỳ – 1 tháng 11 năm 2014
Kế nhiệmPhạm Minh Tuyên
Nhiệm kỳ3 tháng 7 năm 2017 – nay
7 năm, 189 ngày
Kế nhiệm'Phạm Minh Tuyên
Thông tin cá nhân
Sinh28 tháng 9, 1963 (61 tuổi)
Nghề nghiệpthẩm phán
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnTiến sĩ Luật học

Nguyễn Trí Tuệ (sinh ngày 28 tháng 9 năm 1963[1]) là một thẩm phán người Việt Nam. Ông hiện là Phó Chánh án thường trực Tòa án nhân dân tối cao của Việt Nam, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Giám đốc Học viện Tòa án.

Giáo dục

Ông có trình độ Tiến sĩ Luật học.[2]

Sự nghiệp

Nguyễn Trí Tuệ từng là Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh.[3]

Từ ngày 1 tháng 11 năm 2014, Nguyễn Trí Tuệ thôi chức Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, được bổ nhiệm chức vụ mới là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân tối cao.[3]

Ngày 26 tháng 6 năm 2015, Quốc hội Việt Nam khóa 13 đã bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình về việc bổ nhiệm ông làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, với tỉ lệ đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đồng ý phê chuẩn là 70,85% (472 phiếu hợp lệ - 0 phiếu không hợp lệ; 350 phiếu đồng ý – 122 phiếu không đồng ý[2]).[4] Lúc này ông đang là Thẩm phán trung cấp, Ủy viên Ban cán sự đảng, Chánh Văn phòng Ban cán sự, Vụ trưởng Vụ tổ chức – Cán bộ Tòa án nhân dân Tối cao, kiêm trưởng khoa Đào tạo Thẩm phán Trường cán bộ Tòa án.[1]

Ngày 21 tháng 6 năm 2017, ông được Chủ tịch nước Trần Đại Quang bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam.[5][6]

Ngày 3 tháng 7 năm 2017, Nguyễn Trí Tuệ được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Học viện Tòa án (kiêm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam).[7]

Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 5 năm 2020, ông là một trong 17 thành viên hội đồng xét xử giám đốc thẩm Vụ án Hồ Duy Hải.[8]

Phát ngôn gây tranh cãi

Sáng ngày 12 tháng 5 năm 2020, ông có phát biểu bảo vệ cho bản án giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, bảo vệ cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và quy kết ba đại biểu Quốc hội đã phát biểu không đúng nội dung vụ án gây phức tạp xã hội. Phát biểu của ông bị một số đại biểu Quốc hội như Lê Thanh Vân, Trương Trọng Nghĩa phản ứng.[9]

Tham khảo

  1. ^ a b Anh Chi (26 tháng 6 năm 2015). “Bổ nhiệm 15 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”. Báo Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ a b Ngọc Quang (26 tháng 6 năm 2015). “Công bố kết quả bầu Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao”. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ a b Ngô Thanh Tuấn – VP Viện kiểm sát tỉnh Bắc Ninh. “Gặp mặt, chia tay đồng chí Nguyễn Trí Tuệ – Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh”. Viện kiểm sát tỉnh Bắc Ninh. 2014-10-30. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2018.
  4. ^ V. V. Thành (26 tháng 6 năm 2015). “Quốc hội phê chuẩn 15 thẩm phán tòa án nhân dân tối cao”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ “Trao quyết định bổ nhiệm phó chánh án TAND Tối cao”. Báo Người Lao động. 21 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  6. ^ Quang Anh (Ban Thời sự) (21 tháng 6 năm 2017). “Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”. VTV. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2018.
  7. ^ Trần Nhung (ngày 3 tháng 7 năm 2017). “Tòa án nhân dân tối cao công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Học viện Tòa án”. Học viện Tòa án. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2018.
  8. ^ Thu Hằng - Hồng Nhì. “Lý do không hủy vụ án Hồ Duy Hải dù vi phạm vật chứng cái thớt, con dao”. VietNamNet. 2020-05-12. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ Trần Nhung (ngày 12 tháng 5 năm 2020). “Ba đại biểu Quốc hội lên tiếng về "phát ngôn nguy hiểm" vụ án Hồ Duy Hải”. Báo Giao thông. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2020.

Liên kết ngoài