Limnonectes

Limnonectes
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Amphibia
Bộ (ordo)Anura
Họ (familia)Dicroglossidae
Phân họ (subfamilia)Dicroglossinae
Chi (genus)Limnonectes
Fitzinger, 1843[1][2]
Loài điển hình
Rana kuhlii Tschudi, 1838
Các loài
Trên 60, xem trong bài
Danh pháp đồng nghĩa

Bourretia Dubois, 1987
Elachyglossa Andersson, 1916
Liurana Dubois, 1987

Taylorana Dubois, 1986

Limnonectes là một chi động vật lưỡng cư trong họ Dicroglossidae, thuộc bộ Anura. Theo Sách đỏ IUCN năm 2012 thì chi này có 51 loài và 24% bị đe dọa hoặc tuyệt chủng[3], tuy nhiên, đôi khi một vài loài mới vẫn được mô tả, và tại thời điểm tháng 1 năm 2015 thì AMNH công nhận 65 loài thuộc về chi này[4].

Môi trường sống

Các loài ếch này được tìm thấy trong khu vực ĐôngĐông Nam Á, phần lớn chủ yếu thấy gần các con suối trong rừng. Nhiều loài của chi Limnonectes có thể chiếm lĩnh cùng một khu vực[5]. Các loài có cơ thể lớn tụm lại thành bầy xung quanh các con sông chảy nhanh, trong khi các loài nhỏ hơn sinh sống trong các bãi lá runghj hay trên các bờ suối. Đảo Sulawesi ở Indonesia là quê hương của ít nhất 15 loài ếch thuộc chi này, nhưng mới chỉ có 4 loài được chính thức mô tả[6].

Vòng đời

Nòng nọc của chi này đã thích nghi với nhiều loại điều kiện. Phần lớn các loài (như L. blythii hay L. macrodon) phát triển bình thường, với nòng nọc bơi tự do để tìm thức ăn[7], nhưng nòng nọc của L. laticeps thì bơi tự do nhưng lại là nội dinh dưỡng, nghĩa là chúng không tìm thức ăn từ bên ngoài mà sống nhờ vào noãn hoàng đã lưu giữ cho tới khi biến thái thành ếch trưởng thành[7]. Trước đây người ta cho rằng L. limborgi có sự phát triển trực tiếp (trứng nở thành ếch nhỏ nhưng đã định hình đầy đủ), nhưng các quan sát kỹ càng hơn cho thấy nó có giai đoạn ấu trùng bơi tự do nội dinh dưỡng; và điều này có lẽ cũng đúng với loài có quan hệ họ hàng gần là L. hascheanus[8]. L. larvaepartus là loài ếch duy nhất đã biết tới nay là sinh trực tiếp ra con non ở dạng nòng nọc[6]. Ếch đực thực hiện việc chăm sóc con non sơ sinh[5].

Các loài

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ Fitzinger L. J. F. J. 1843. Systema Reptilium. Fasciculus Primus. Wien: Braumüller et Seidel.
  2. ^ Rudolf Malkmus & Ulrich Manthey (2002). Amphibians & reptiles of Mount Kinabalu (North Borneo). Koeltz Scientific Books. tr. 139–147. ISBN 3-904144-83-9.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ “Danh sách lưỡng cư trong sách Đỏ”. IUCN. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2012.
  4. ^ Frost Darrel R. (2014). Limnonectes Fitzinger, 1843”. Amphibian Species of the World: an Online Reference. Version 6.0. American Museum of Natural History. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  5. ^ a b McLeod D. S., S. J. Horner, C. Husted, A. Barley & D.T. Iskandar (2011). “Same-same, but different: An unusual new species of the Limnonectes kuhlii Complex from West Sumatra (Anura: Dicroglossidae)” (PDF). Zootaxa. 2883: 52–64. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ a b Iskandar D. T.; Evans B. J.; McGuire J. A. (2014). "A Novel Reproductive Mode in Frogs: A New Species of Fanged Frog with Internal Fertilization and Birth of Tadpoles". PLoS ONE 9 (12): e115884. doi:10.1371/journal.pone.0115884
  7. ^ a b Tzi Ming, Leong (2004). “Larval descriptions of some poorly known tadpoles from Peninsular Malaysia (Amphibia: Anura)” (PDF). Raffles Bulletin of Zoology. 52 (2): 609-620. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  8. ^ Rowley J. J. L.; Altig R. (2012). "Nidicolous development in Limnonectes limborgi (Anura, Dicroglossidae)". Amphibia-Reptilia 33:145–149.doi:10.1163/156853812X626179
  9. ^ More of the same: a diminutive new species of the Limnonectes kuhlii complex from northern Vietnam (Anura: Dicroglossidae) Zootaxa 3947 (2): 201–214. Accepted by J. Rowley: 23 Mar. 2015; published: 15 Apr. 2015 doi:10.11646/zootaxa.3947.2.4