Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga

Lực lượng tên lửa chiến lược
Ракетные войска стратегического назначения
Raketnye voyska strategicheskogo naznacheniya
Biểu hiệu của Lực lượng tên lửa chiến lược Liên bang Nga
Thành lập17 tháng 12 năm 1959; 65 năm trước (1959-12-17)
Quốc giaBản mẫu:Unbulletedlist
Quân chủngQuân đội Nga
Chức năngRăn đe hạt nhân
Quy mô50.000 người (2020)[1]
HeadquartersVlasikha, 2,5 km Tây Bắc Odintsovo, Tỉnh Moskva
Đặt tên theoSaint Barbara the Great Martyr[2]
Khẩu hiệu"После нас - тишина" ("Phía sau chúng ta - yên tĩnh")
Hành khúcArtillery March (Марш Артиллеристов) by Tikhon Khrennikov
Lễ kỷ niệm17 tháng 12
Tham chiếnKhủng hoảng tên lửa Cuba
WebsiteOfficial website
Các tư lệnh
Chỉ huy
hiện tại
Colonel General Sergei Karakayev [ru]
Chỉ huy
nổi tiếng
Marshal Igor Sergeyev
Huy hiệu
Cờ
Patch
Huy hiệu
Insignia

Lực lượng tên lửa chiến lược Liên bang Nga (RVSN RF; tiếng Nga: Ракетные войска стратегического назначения Российской Федерации (РВСН РФ), đã Latinh hoá: Raketnye voyska strategicheskogo naznacheniya Rossiyskoy Federatsii) là một phiên hiệu của lực lượng vũ trang Liên bang Nga có nhiệm vụ quản lý và vận hành các tên lửa liên lục địa phóng từ mặt đất (ICBM). Lực lượng tên lửa chiến lược Liên bang Nga được thành lập ngày 17 tháng 12 năm 1959, với nhiệm vụ là lực lượng chính sẽ tấn công các cơ sở vũ khí hạt nhân, cơ sở quân sự, công nghiệp của kẻ thù.[3]

Lực lượng này đảm nhiệm các tên lửa liên lục địa, tên lửa tầm trung xa, tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất với tầm bắn trên 1.000 km. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, các vũ khí trang bị và căn cứ phóng tên lửa của Lực lượng tên lửa chiến lược Liên bang Nga nằm trên lãnh thổ của các quốc gia độc lập, ngoài Nga, với các giếng phóng hạt nhân tại Belarus, KazakhstanUkraina. Các quốc gia này đã chuyển cho Nga các tên lửa hạt nhân này và Nga đã phá hủy chúng theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược của Nga còn có phi đội máy bay ném bom hạt nhân chiến lược của Không quântên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm của Hải quân Nga.

Lịch sử ra đời

Đơn vị tên lửa chiến lược đầu tiên của Liên Xô được thành lập vào tháng 6 năm 1946, với việc chuyển Lữ đoàn cơ giới cận vệ số 92 đóng tại Bad Berka, Đông Đức thành Lữ đoàn dự bị đặc biệt số 22 trực thuộc Bộ tổng tham mưu.[4] Ngày 18/10/1947, lữ đoàn này đã thực hiện vụ phóng thử tên lửa đạn đạo R-1 (phiên bản coppy của tên lửa A-4 của phát xít Đức) từ trường bắn Kapustin Yar.[5] Đầu những năm 1950, Lữ đoàn số 77 và số 90 cũng được thành lập và trang bị tên lửa R-1 (SS-1a 'Scunner'). Lữ đoàn số 54 và 56 được thành lập cùng với việc thử nghiệm tên lửa R-2 (SS-2 'Sibling') tại Kapustin Yar ngày 1/6/1952.

Từ năm 1959, Liên Xô đã phát triển và chế tạo nhiều loại tên lửa liên lục địa, gồm có R-12 (SS-4 'Sandal'), R-7 (SS-6 'Sapwood'), R-16 (SS-7 'Saddler'), R-9 (SS-8 'Sasin'), R-26 (tên ký hiệu NATO SS-8 'Sasin'), R-36 (SS-9 'Scarp'), và RT-21 (SS-16 'Sinner') (SS-16 không được đưa vào trang bị).

Trong quá trình thử nghiệm tên lửa ICBM R-16, ngày 24/10/1960, tên lửa thử nghiệm đã phát nổ và giết chết

Đại tướng Mitrofan Ivanovich Nedelin là người đầu tiên chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược Liên Xô. Ông đã qua đời trong vụ nổ tên lửa R-16 vào ngày 24 tháng 10 năm 1960. Vụ việc này đã bị che giấu trong nhiều thập kỷ trước khi được giải mật với tên gọi Thảm họa Nedelin.[6]

Dưới thời của Sergey Biryuzov, Liên Xô đã triển khai tên lửa đạn đạo tới Cuba năm 1962 trong chiến dịch Anadyr. Lữ đoàn tên lửa cận vệ số 43 cùng với 36 tên lửa đạn đạo R-12 đã được triển khai tới Cuba, mở đầu cho cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba.[7]

Nguyên soái Nikolai Krylov là người chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 2 năm 1972. Trong thời gian này, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã đến thăm Lực lượng Tên lửa Chiến lược vào năm 1966. Cùng với Nikolai Krylov, ông đã đến thăm một sư đoàn tên lửa ở Novosibirsk, và sau đó theo lời mời của Leonid Brezhnev đã tham gia một vụ phóng tên lửa thử nghiệm tại Sân bay vũ trụ Baikonur. Vladimir Fedorovich Tolubko trở thành chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược từ 12/4/1972 đến ngày 10/7/1985.

Tiếp theo là Đại tướng Lục quân Yury Pavlovich Maksimov, chỉ huy lực lượng từ ngày 10/7/1985 đến ngày 19/8/1992

Theo tạp chí Time, xuất bản năm 1980, dẫn phân tích của RAND Corporation, những công dân Liên Xô không có gốc Slavo sẽ không được gia nhập Lực lượng tên lửa chiến lược.[8]

Bản đồ các căn cứ tên lửa ICBM của Liên Xô

Tính đến năm 1989 Lực lượng tên lửa chiến lược Liên Xô sở hữu 1.400 tên lửa ICBM, 300 trung tâm điều khiển tên lửa, và 28 căn cứ phóng tên lửa.[9] The SMT cũng được trang bị tên lửa đạn đạo RSD-10 (SS-20 'Saber') (IRBM) và tên lửa đạn đạo tầm trung R-12 (SS-4 'Sandal') (MRBM). Hai phần ba lực lượng tên lửa RSD-10 của Liên Xô được phóng từ các Xe mang phóng tự hành đặt tại các căn cứ phía Tây Liên Xô và những tên lửa này luôn nhắm mục tiêu ở Tây Âu. Một phần ba lực lượng còn lại được bố trí ở sườn Đông dãy Ural và có mục tiêu là Trung Quốc. Các tên lửa R-12 cũ hơn được triển khai trong các bệ phóng cố định ở phía Tây Liên Xô.

Tháng 12 năm 1987, Hoa Kỳ và Liên Xô ký Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, theo đó sẽ vô hiệu hóa tất cả 553 tên lửa RSD-10 và R-12 trong thời gian 3 năm. Đến giữa năm 1989, hơn 50% số tên lửa RSD-10 và R-12 đã bị tiêu hủy.

Đến năm 1990 Liên Xô có 7 loại tên lửa ICBM vẫn đang hoạt động; khoảng 50% là tên lửa đạn đạo hạng nặng R-36M (SS-18 'Satan') và UR-100N (SS-19 'Stiletto'), chiếm 80% số đầu đạn hạt nhân phóng từ đất liền. Nga phát triển thêm các tên lửa ICBM mới phóng từ các xe mang phóng tự hành bao gồm RT-23 (SS-24 'Scalpel') và RT-2PM (SS-25 'Sickle'). Năm 1990, với việc ICBM R-12 gần như đã bị loại biên hoàn toàn, báo cáo của IISS cho thấy còn 350 tên lửa UR-100 (SS-11 'Sego,' Mod 2/3), 60 RT-2 (SS-13 'Savage') vẫn còn trong trang bị của Nga, 75 tên lửa UR-100MR (SS-17 'Spanker,' Mod 3, với đầu đạn 4 MIRV), 308 R-36M (phần lớn là phiên bản Mod 4 với 10 đầu đạn MIRV), 320 UR-100N (phần lớn là phiên bản Mod 3 với 6 đầu đạn MIRV), 60 RT-23 (giếng phóng và phóng từ tàu hỏa), và 225 RT-2PM (phóng từ xe mang phóng cơ động).[10]

Bố trí của lực lượng tên lửa chiến lược Liên Xô 1960–1991[11]

Sở chỉ huy Năm thành lập Năm giải thể[6] Sư đoàn
27th Guards Rocket Army HQ Vladimir, Moscow Military District Sept. 1, 1959 Hoạt động 7th Guards Rocket Division, 28th Guards Rocket Division, (32 [12]), 54th Guards Rocket Division, 60th Rocket Division
31st Rocket Army Orenburg, Urals Military District Sept. 5, 1965 Hoạt động 8th, 13th, 14th, (41st Guards), 42nd, 50, 52nd, (55), 59
33rd Guards Rocket Army Omsk, Siberian Military District 1962 Hoạt động 23, (34), 35th, 36th Guards, 38, 39th Guards, 57, 62
43rd Rocket Army[13] Vinnitsa, Kiev Military District
8/5/1988 19 (Khmelnitsky), 37th Guards (Lutsk), 43 (Kremenchug), 44 (Kolomyia, Ivano-Frankovsk Oblast, disbanded March 1990; 46 (Pervomaisk, Mykolaiv Oblast)
50th Rocket Army Smolensk, Belorussian Military District
30/6/1990 1988:[6] Sư đoàn cận vệ số 7, Sư đoàn cận vệ số 24 (Gvardeysk, tỉnh Kaliningrad),[14] sư đoàn cận vệ số 31 (trước là Sư đoàn không quân cận vệ 83 Bryansko-Berlinskaya, đổi tên từ 1/7/1960), số 32 (Postavy, tỉnh Vitebsk), số 40, Sư đoàn cận vệ số 49 (Lida, Grodno, 1963 đến 1990), số 58 (Karmelava, Lithuania)
53rd Rocket Army[15] Chita, Transbaikal Military District 1962 16/9/2002 1988:[6] 4th Rocket Division (Drovyanaya, Chita Oblast), 23rd Guards Rocket Division (Kansk, assigned 1983–2002), 27th Rocket Division (Svobodnyy, Amur Oblast), 29th, 36th Guards, 47th Rocket Division (Olovyannaya, Chita Oblast)[16]

Thập niên 2010

Hệ thống tên lửa ICBM RS-24 Yars (SS-29) trong biên chế của Sư đoàn tên lửa cận vệ số 39 trong buổi huấn luyện ngày 29/9/2017.

Theo Tuần báo quốc phòng Jane, Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga có sở chỉ huy chính đặt tại Kuntsevo, ngoại ô Moscow, cùng với sở chỉ huy khác đặt tại Núi Kosvinsky dãy Ural.[17]

Hiện nay các học viên nữ đã được chấp nhận vào học tại Học viện tên lửa chiến lược Thánh Peter (Moskva).[18] Lực lượng tên lửa chiến lược cũng có một học viện đặt tại SerpukhovRostov-on-Don.

Lực lượng tên lửa chiến lược Nga vận hành nhiều loại tên lửa đạn đạo khác nhau. Trong đó, loại ICBM cũ nhất vẫn còn trang bị là R-36M2 / SS-18 Satan với khả năng mang mười đầu đạn. Hệ thống thứ hai là ICBM phóng từ giếng phóng UR-100NUTTH / SS-19 Stiletto, mỗi tên lửa có khả năng mang 6 đầu đạn, và sẽ bị loại biên vào năm 2019. Tên lửa phóng từ xe tự hành RT-2PM Topol / SS-25 Sickle cũng sẽ được loại biên năm 2019.[19][20] Hiện quân đội Nga đang trang bị loại ICBM RT-2UTTH Topol-M / SS-27 Sickle B mang một đầu đạn, với 60 tên lửa phóng từ giếng phóng, và 18 tên lửa phóng từ xe mang phóng tên lửa. ICBM RS-24 Yars (nâng cấp từ Topol-M), với 3 đầu đạn được triển khai từ năm 2010d.[21] Từ năm 2012 đến năm 2017, đã có khoảng 80 tên lửa ICBM được đưa vào trang bị.[22][23] Bộ trưởng quốc phòng Nga cho biết trong cuộc họp báo vào tháng 5 năm 2021 rằng 86% lực lượng tên lửa hạt nhân sẽ được hiện đại hóa.[24]

Các đơn vị tên lửa Nga hiện tại gồm:[25]

Số lượng tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân

Bộ điều khiển cho phép phóng tên lửa.

Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga hiện sở hữu:[25]

Các loại tên lửa thế hệ đầu của lực lượng tên lửa chiến lược Liên Xô/Nga

Tên lửa đạn đạo tầm trung

Tên lửa đạn đạo tầm trung xa

Tiên lửa đạn đạo liên lục địa

Trong tương lai

Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, có thể dự đoán trước, tất cả các loại ICBM thế hệ mới của Nga sẽ được thay thế bằng các phiên bản mang nhiều đầu đạn độc lập MIRV của tên lửa SS-27 "Topol-M", dù cho các tên lửa ICBM mới vẫn được phát triển. Theo như giới quân sự Nga cho biết, đầu thập niên 2020 các tên lửa ICBM R-36 (SS-18) và RT-2PM (SS-25 Sickle) sẽ được rút ra khỏi trang bị cùng với ICBM UR-100N (SS-19 Stiletto). Lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ chủ yếu dựa vào các phiên bản của tên lửa ICBM nhiên liệu rắn SS-27 "Topol-M" (với phiên bản tên lửa SS-27 Mod 1 (Topol-M); SS-27 Mod 2 (RS-24 Yars); và RS-26 Rubezh) và tên lửa nhiên liệu lỏng RS-28 Sarmat với khả năng mang tải trọng lớn, trang bị đầu đạn MIRV hoặc các tải trọng khác với mục đích đánh lừa hệ thống phòng thủ.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ https://fas.org/sgp/crs/row/IF11603.pdf
  2. ^ Main Cathedral of Russian Armed Forces. Lưu trữ tháng 2 2, 2019 tại Wayback Machine Retrieved 2019-02-02.
  3. ^ This foundation date is shared with the Russian Space Forces (VKS).“Ракетные войска стратегического назначения > Историческая справка”. www.mil.ru. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021. В соответствии с постановлением Совета Министров СССР № 1384-615 от 17.12.1959 г. созданы РВСН как самостоятельный вид ВС. Согласно Указу Президента РФ № 1239 от 10 декабря 1995 года, этот день отмечается как годовой праздник - День РВСН.
  4. ^ Michael Holm, 24th Guards Rocket Division Lưu trữ 2011-09-28 tại Wayback Machine, accessed December 2013.
  5. ^ “RVSN – Strategic Missile Forces – Russian and Soviet Nuclear Forces”. fas.org. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2018.
  6. ^ a b c d Mike Holm, Strategic Missile Forces Lưu trữ 2010-12-01 tại Wayback Machine
  7. ^ National Security Archive, http://www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB14/doc18.htm Lưu trữ 2010-08-08 tại Wayback Machine
  8. ^ [The U.S.S.R.: Moscow's Military Machine The U.S.S.R.: Moscow's Military Machine], TIME Magazine, ngày 23 tháng 6 năm 1980
  9. ^ Library of Congress Soviet Union Country Study Lưu trữ 2015-10-18 tại Wayback Machine, 1989
  10. ^ IISS Military Balance 1990–91, p.34
  11. ^ Feskov, V.I.; Kalashnikov, K.A.; Golikov, V.I. (2004). The Soviet Army in the Years of the Cold War 1945–91. Tomsk: Tomsk University Publishing House. tr. 132. ISBN 5-7511-1819-7.
  12. ^ “32nd Missile Division”. Ww2.dk. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2012.
  13. ^ [1] Lưu trữ 2010-11-11 tại Wayback Machine
  14. ^ Previously 92 BON, then given the combined-arms designation of 22nd RVGK special-purpose brigade, then 72nd RVGK Engineer Brigade, and in 1960 the 24th Guards Division of the RVSN was formed on its basis. http://www.ww2.dk/new/rvsn/24gvmd.htm Lưu trữ 2011-09-28 tại Wayback Machine
  15. ^ Formed Chita in 1970 from the 8th Independent Missile Corps, under Colonel-General Yury Zabegaylov. Included 45th Rocket Division (disbanded 1970).
  16. ^ http://www.ww2.dk/new/rvsn/47md.htm Lưu trữ 2011-09-28 tại Wayback Machine 47th Missile Division
  17. ^ Jane's Defence Weekly ngày 25 tháng 6 năm 1994, 32, via Austin and Muraviev, The Armed Forces of Russia in Asia, 2001.
  18. ^ “Библиотека изображений "РИА Новости" :: Галерея”. Visualrian.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2012.
  19. ^ Topol might stay in service until 2019 (ngày 28 tháng 10 năm 2011). “Topol might stay in service until 2019 - Blog - Russian strategic nuclear forces”. Russian Strategic Nuclear Forces. Russianforces.org. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2012.
  20. ^ Launch of Topol to confirm missile life extension (ngày 3 tháng 11 năm 2011). “Launch of Topol to confirm missile life extension - Blog - Russian strategic nuclear forces”. Russian Strategic Nuclear Forces. Russianforces.org. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2012.
  21. ^ Deployment of the first full regiment of RS-24 is completed (ngày 7 tháng 7 năm 2011). “Deployment of the first full regiment of RS-24 is completed - Blog - Russian strategic nuclear forces”. Russian Strategic Nuclear Forces. Russianforces.org. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2012.
  22. ^ Path, Neal (ngày 5 tháng 6 năm 2020). “Russia sets up ballistic missile early warning satellite grouping to monitor the US”. International Insider (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2020.
  23. ^ “Remarks by Chief of General Staff of the Russian Federation General of the Army Valery Gerasimov at the Russian Defence Ministry's board session (ngày 7 tháng 11 năm 2017) : Ministry of Defence of the Russian Federation”. eng.mil.ru. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2018.
  24. ^ “Shoigu speaks about Russian army's breakthrough at educational marathon New Knowledge”.
  25. ^ a b Podvig, Pavel (ngày 13 tháng 12 năm 2007). “Strategic Missile Forces”. Russian Strategic Nuclear Forces. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2018.
  26. ^ Podvig, Pavel (ngày 13 tháng 10 năm 2020). “Two Yars missiles deployed in Kozelsk”. Russian Strategic Nuclear Forces.
  27. ^ “Rearmament of Kozelsk missile division continues”.
  28. ^ RS-24 deployment in Teykovo, Novosibirsk, and Kozelsk (ngày 19 tháng 12 năm 2011). “RS-24 deployment in Teykovo, Novosibirsk, and Kozelsk - Blog - Russian strategic nuclear forces”. Russian Strategic Nuclear Forces. Russianforces.org. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  29. ^ Podvig, Pavel (ngày 26 tháng 8 năm 2014). “Russian hypersonic vehicle - more dots added to Project 4202”. Russian Strategic Nuclear Forces. russianforces.org. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2015.
  30. ^ “Подробнее: Министерство обороны Российской Федерации”.
  31. ^ a b “Sarmatian ICBM & FOBS Reintroduction”. globalsecurity.org. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2017.
  32. ^ “Минобороны раскрыло характеристики ракетного комплекса "Ярс-С". ngày 29 tháng 1 năm 2021.

Đọc thêm

  • Дороговоз И. Г. Ракетные войска СССР. — Минск: Харвест, 2007. — 336 с. — ISBN 978-985-13-9751-4
  • John G. Hines et al. Soviet Intentions 1965–1985. Braddock Dunn & McDonald (BDM), 1995.
  • Strategic Missile Forces museum Lưu trữ 2012-03-10 tại Wayback Machine
  • "Владимирская Ракетная Стратегическая" (Vladimirskaya Strategic Missile) by I.V. Vershkov and V.G. Gagarin; Vladimir 2006; 480 pages;
  • "Оренбургская Стратегическая" (Orenburg Strategic) by Y.N. Feoktistov; Perm 2001; 328 pages; (also a 1997 edition).
  • "Читинская Ракетная Армия" (Chitinskaya Missile Army) by ??; Chita, 2002; 268 pages
  • "История 50-й Ракетной Армии I-IV" (History 50th Missile Army, part 1–4) by G.I. Smirnov and A.I. Yasakov; Smolensk 2008; 370+342+387+561 pages
  • "Стратеги" (Strategic) by V.T. Nosov; Moscow, 2008; 276 pages;

Liên kết ngoài