Lê Trung NghĩaLê Trung Nghĩa(?-1786) là quan thời Lê Trung Hưng lãnh đạo quân dân Thanh Hoá chống lại quân Tây Sơn Tiểu sửLê Trung Nghĩa không rõ sinh năm nào người làng Tu, thôn Nhuệ thuộc xã An Hoạch, tổng Quảng Chiếu, huyện Đông Sơn.Nhà nghèo nên ông phải trốn làng ra đi tránh phải nấu chè kho khao làng theo tục lệ. Ông đi dến làng Mía, tỉnh Ninh Bình ông được hai vợ chồng chủ quán cho ở nhờ để đi làm công cho làng Mía.Sau đó ông đi lính, sau được chọn làm quân cấm vệ, tình nguyện bị hoạn để phục vụ trong cung. Dần dần ông thăng đến chức Đô đốc Tổng trấn tước Quận Công nên người ta gọi ông là Quận Mãn. Đình thờ và lăng mộĐể cảm ơn công đức của ông, nhân dân địa phương xin lập sinh từ để thờ sống ông khi ông làm Tổng trấn Thanh Hoa. Do biết mình không có con cháu thờ tự (ông là một hoạn quan) nên ông bằng lòng và tự xuất tiền mua ruộng của chín làng giao cho dân cày cấy để lấy cái thờ cúng về sau.Ông thuê thợ làng Nhuệ lấy đá núi Nhồi đục tượng xây thành khu mộ, trên một diện tích mấy ha, nay vẫn còn ở xã Đông Hưng. Trước có đình thờ, cây cối um tùm rậm rạp. Do chiến tranh tàn phá nay chỉ còn lại một cây lộc vừng cổ thụ từ xưa. Đình cũng bị phá, hồ sen bị lấp. Từ ngoài vào có 2 con chó đá (ngao) cao gần 1,5m đứng canh cổng. Ngay tại cửa thềm lên xuống chính điện, hai bên có đôi rồng chầu được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Số đồ thờ còn lại có hai chiếc ngai bằng đá, chiếc lớn đặt trên một bể đá hình vuông, mỗi chiều khoảng 2m, dày khoảng 0,4m. Hai dãy tượng đá hai bên gồm hai voi, hai ngựa và 10 tượng quan văn võ, tay cầm gươm, đầy đủ trang phục. Phía ngoài vào còn có hai bể đá khắc hình rồng, đường nét tinh xảo. Gần hồ sen cũ có 4 tấm bia đá, mỗi tấm cao khoảng 2m, rộng 1,2m, dày 0,15m vào loại đẹp, ghi tiểu sử Mãn Quận công và tên các làng cúng tế. Văn bia do Lê Quý Thuần, con Lê Quý Đôn viết. Ngày nay, bia và tượng đá ở lăng ông là những tác phẩm điêu khắc với quy mô và số lượng lớn ở nước ta, là những công trình nghệ thuật cuối cùng của thời Lê Trung Hưng còn tồn tại[3]. Chùa Quán ThánhLê Trung Nghĩa khi làm Tổng trấn Thanh Hoa đã cho xây một ngôi chùa trong hang núi mà nhân dân quen gọi là chùa Quán Thánh. Trong chùa, trên vách đá có khắc hình mấy nhân vật lịch sử Trung Hoa như Quan Công, Trương Phi,.. và hình của ông.Chùa Quán Thánh hiện nay là di tích lịch sử của tỉnh Thanh Hoá. Đường phốTên ông được đặt cho một con đường[4] ở phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Tham khảo
Xem thêm |