Kiviuq (vệ tinh)

Kiviuq
Khám phá
Khám phá bởiB. J. Gladman và cộng sự
Tên định danh
S/2000 S 5, Saturn XXIV
Tính từKiviup
Đặc trưng quỹ đạo
Kỷ nguyên 2000 Feb. 26.00
11.111 Gm
Độ lệch tâm0,3288
449.22 d
(1.23 năm)
Độ nghiêng quỹ đạo45,71
Đặc trưng vật lý
Kích thước16 km[1]
21 giờ 49 phút[2]
Suất phản chiếu0.04[1] giả sử
Kiểu phổ
B−V=0.87
R−V=0.66[3]/0.48[4]
D-type[4]

Kiviuq (/ˈkɪvi.ʌk/ KIV-ee-ukKIV-ee-uk hoặc /ˈkvi.k/ KEE-vee-ohkKEE-vee-ohk) là một vệ tinh tự nhiên dị hình chuyển động nghịch hành của Sao Thổ. Nó được khám phá bởi Brett J. Gladman vào năm 2000, và được đặt ký hiệu tạm thời là S/2000 S 5.[7][8] Nó được đặt tên theo Kiviuq, một anh hùng trong thần thoại Inuit.[9]

Kiviuq có đường kính khoảng 16 kilomet, và quay quanh Sao Thổ với khoảng cách trung bình là 11,1 triệu kilomet trong 450 ngày. Nó là thành viên của nhóm Inuit, một nhóm gồm các vệ tinh tự nhiên dị hình. Nó có màu đỏ nhạt, và quang phổ hồng ngoại của vệ tinh Kiviuq thì rất giống với của các vệ tinh cũng thuộc nhóm Inuit là vệ tinh Siarnaq và vệ tinh Paaliaq, điều này góp phần hỗ trợ cho giả thiết về một khả năng có một nguồn gốc chung của các vệ tinh thuộc nhóm Inuit từ một vật thể lớn hơn bị vỡ vụn ra.[4][10]

Kiviuq được tin là nằm trong cộng hưởng Kozai, theo chu kỳ sẽ giảm độ nghiêng quỹ đạo đồng thời tăng độ lệch tâm và ngược lại.[11]

Khám phá

Vào ngày 30 tháng 8 năm 2010, ISS camera của tàu vũ trụ Cassini–Huygens nhận dữ liệu đường cong ánh sáng từ một khoảng cách 9,3 triệu km. Với những dữ liệu này, chu kỳ tự quay của vệ tinh này được tính toán là 21 tiếng 49 phút.[2]

Tham khảo

  1. ^ a b Scott Sheppard pages
  2. ^ a b T. Denk, S. Mottola, et al. (2011): Rotation Periods of Irregular Satellites of Saturn. EPSC/DPS conference 2011, Nantes (France), abstract 1452.
  3. ^ Grav, T.; Holman, M. J.; Gladman, B. J.; Aksnes, K.; Photometric survey of the irregular satellites, Icarus, 166 (2003), pp. 33–45
  4. ^ a b c Grav, T.; and Bauer, J.; A deeper look at the colors of Saturnian irregular satellites
  5. ^ Discovery Circumstances (JPL)
  6. ^ Mean orbital parameters from JPL
  7. ^ IAUC 7521: S/2000 S 5, S/2000 S 6 ngày 18 tháng 11 năm 2000 (discovery)
  8. ^ MPEC 2000-Y14: S/2000 S 3, S/2000 S 4, S/2000 S 5, S/2000 S 6, S/2000 S 10 ngày 19 tháng 12 năm 2000 (discovery and ephemeris)
  9. ^ IAUC 8177: Satellites of Jupiter, Saturn, Uranus ngày 8 tháng 8 năm 2003 (naming the moon)
  10. ^ Gladman, B. J.; Nicholson, P. D.; Burns, J. A.; Kavelaars, J. J.; Marsden, B. G.; Holman, M. J.; Grav, T.; Hergenrother, C. W.; Petit, J.-M.; Jacobson, R. A.; and Gray, W. J.; Discovery of 12 satellites of Saturn exhibiting orbital clustering, Nature, 412 (July 12. 2001), pp. 163–166
  11. ^ Ćuk, M.; and Burns, J. A.; On the Secular Behavior of Irregular Satellites, The Astronomical Journal, Vol. 128 (2004), pp. 2518–2541

Liên kết ngoài