Calypso (/kəˈlɪpsoʊ/kə-LIP-sohkə-LIP-soh; tiếng Hy Lạp: Καλυψώ) là một vệ tinh tự nhiên của Sao Thổ. Nó được khám phá vào năm 1980, từ những quan sát dưới mặt đất, bởi Dan Pascu, P. Kenneth Seidelmann, William A. Baum, và Douglas G. Currie, và được đặt ký hiệu tạm thời là S/1980 S 25 (vệ tinh thứ 25 của Sao Thổ được phát hiện trong năm 1980).[7] Một vài sự xuất hiện khác của nó đã được ghi nhận trong những tháng tiếp theo: S/1980 S 29, S/1980 S 30,[8]S/1980 S 32,[9] và S/1981 S 2.[10] Vào năm 1983 nó được chính thức đặt tên theo nữ thần Calypso trong thần thoại Hy Lạp.[a] Nó cũng được đặt ký hiệu là Saturn XIV hoặc Tethys C.
Calypso có quỹ đạo chung với vệ tinh Tethys, và ở bên trong điểm Lagrange (L5) của Tethys, 60 độ đằng sau Tethys. Mối quan hệ này lần đầu được phát hiện ra bởi Seidelmann et al. vào năm 1981.[11] Vệ tinh Telesto ở bên trong điểm Lagrange còn lại của Tethys, 60 độ ở hướng còn lại từ Tethys. Calypso và Telesto đã được gọi là "vệ tinhTroia của Tethys", bởi sự so sánh với các tiểu hành tinh Troia, và là hai trong số bốn vệ tinh Troia hiện tại được biết đến.
Giống như nhiều vệ tinh Sao Thổ nhỏ và tiểu hành tinh khác, Calypso có hình dạng dị hình, có nhiều hố va chạm lớn đè lên nhau, và có vẻ như cũng có vật chất bề mặt lỏng lẻo có khả năng làm trơn nhẵn bề ngoài của vệ tinh. Bề mặt của nó là một trong những bề mặt phản xạ lớn nhất (ở bước sóng có thể nhìn thấy) trong Hệ mặt trời, với suất phản chiếu hình học nhìn thấy được là 1,34.[6] Suất phản chiếu rất cao này là kết quả của sự phun các hạt vật chất từ Vành E của Sao Thổ, một vành đai mờ nhạt được cấu tạo từ các hạt vật chất làm từ nước đá nhỏ được tạo ra bởi các mạch phun cực nam của vệ tinh Enceladus.[12]
Hình ảnh
Một bức ảnh khác được chụp vào ngày 13 tháng 2 năm 2010 cho thấy các đặc điểm suất phản chiếu giống như dòng chảy
Hình ảnh từ tàu Cassini chụp ngày 23 tháng 9 năm 2005
Calypso được chụp bởi tàu Voyager 2 (tháng 8 năm 1981)
Tham khảo
Ghi chú
^ Transactions of the International Astronomical Union, Vol. XVIIIA, 1982 (confirms Janus, names Epimetheus, Telesto, Calypso) (mentioned in IAUC 3872: Satellites of Jupiter and Saturn, ngày 30 tháng 9 năm 1983)
Marsden, Brian G. (ngày 31 tháng 7 năm 1980). “Satellites of Saturn”(discovery). IAU Circular. 3496. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2011.
Marsden, Brian G. (ngày 11 tháng 12 năm 1980). “Satellites of Saturn”. IAU Circular. 3549. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2011.
Marsden, Brian G. (ngày 16 tháng 4 năm 1981). “Satellites of Saturn”. IAU Circular. 3593. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2011.
Marsden, Brian G. (ngày 18 tháng 5 năm 1981). “Satellites of Saturn”. IAU Circular. 3605. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2011.
Marsden, Brian G. (ngày 30 tháng 9 năm 1983). “Satellites of Jupiter and Saturn”. IAU Circular. 3872. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2011.
Seidelmann, P. K.; Harrington, R. S.; Pascu, D.; Baum, W. A.; Currie, D. G.; Westphal, J. A.; Danielson, G. E. (1981). “Saturn satellite observations and orbits from the 1980 ring plane crossing”. Icarus. 47 (2): 282. Bibcode:1981Icar...47..282S. doi:10.1016/0019-1035(81)90172-X.
Danh sách theo khoảng cách bán kính quỹ đạo trung bình tăng dần so với Sao Thổ kể từ kỷ nguyênJD 2.459.200,5. Các tên đặt tạm thời được viết in nghiêng