Kinh tế Burundi

Một khu chợ phổ biến ở Burundi với sinh hoạt trao đổi thưa thớt
Sinh kế hàng ngày của phụ nữ ở Burundi

Kinh tế của Burundi là nền kinh tế của đất nước Burundi, một quốc gia thuộc châu Phi. Đầy là nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và kém phát nhất thế giới hiện nay[1] với quy mô kinh tế ước tính đạt 3.436 tỷ USD tính theo tổng sản phẩm quốc nội tính đến năm 2018[2]. Kinh tế của Burundi phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp khi lĩnh vực này chiếm 32,9% tổng sản phẩm quốc nội tính đến năm 2008. Bản thân Burundi là một quốc gia không giáp biển, thiếu tài nguyên và gần như không có nền công nghiệp hóa. Lĩnh vực nông nghiệp ở Burundi chiếm hơn 70% lực lượng lao động của quốc gia này, phần lớn trong số họ là những nông dân tự cung tự cấp kiểu kinh tế hộ gia đình. Những năm gần đây, du lịch đến Burundi cũng được du khách chú ý hơn.

Mặc dù Burundi có đủ khả năng sản xuất lương thực, nhưng với tình trạng bất ổn, nội chiến triền miên, dân số quá đông, quản lý yếu kém và xói mòn đất đã gây nên suy giảm nền kinh tế tự cung tự cấp khoảng 25% trong những năm gần đây và nghèo kiệt tài nguyên thiên nhiên. Một số lượng lớn người di tản ra nước ngoài dẫn đến nguồn nhân lực trong nước đã không thể tự sản xuất lương thực và chủ yếu phụ thuộc vào hỗ trợ nhân đạo quốc tế. Burundi là nước nhập khẩu lương thực ròng, với lượng lương thực chiếm 17% lượng hàng nhập khẩu trong năm 1997. Burundi là quốc gia kém phát triển nhất theo Liên Hợp Quốc và là quốc gia có thu nhập thấp nhất thế giới[3]. Burundi có tỷ lệ đói nghèosuy dinh dưỡng nghiêm trọng nhất trong số 120 quốc gia được xếp hạng[4].

Tổng quan

Cần quá nhiều nhân lực để quây một mẻ cá nhỏ, những người này tham gia để chia phần cá đánh được
Quầy bán hàng lưu động ven đường

Trong giai đoạn năm 1993 – 1999, do các cuộc nội chiến liên miên và lệnh cấm vận của nước ngoài (1996), GDP của Burundi giảm đi 20%, tỷ lệ vốn đầu tư giảm từ 18% xuống còn 6% và lạm phát năm 1999 lên tới 21%. Cuộc nội chiến kết thúc cùng với tình hình chính trị ổn định đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và sự giúp đỡ từ bên ngoài. Tuy nhiên, nước này vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tình trạng nghèo đói, thất học, sự yếu kém trong quản lý hành chính và hệ thống luật pháp còn lỏng lẻo. Burundi là một nước nông nghiệp lạc hậu. Ngành kinh tế lớn nhất là nông nghiệp với trên 90% dân số sống bằng nghề nông.

Burundi là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Công nghiệp kém phát triển chủ yếu là chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp chiếm khoảng 35% GDP và sử dụng hơn 90% dân số. Burundi xuất khẩu chính là cà phê và chè, chiếm 90% thu nhập ngoại tệ. Mặc dù GDP Burundi tăng khoảng 4% hàng năm từ 2006 đến nay, nhưng hiện tại, đang tiềm ẩn những yếu kém (tỷ lệ đói nghèo cao, hệ thống pháp luật yếu, mạng lưới giao thông kém, các tiện ích quá tải, và năng lực hành chính thấp...) mang đến nguy cơ phá hoại kế hoạch cải cách kinh tế của Chính phủ Burundi. Burundi đang phụ thuộc nhiều vào viện trợ từ các nhà tài trợ song phương và đa phương.

Burundi là nước nghèo tài nguyên, công nghiệp kém phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt (cà phê, ngô, đậu, lúa miến, chè, bông vải, dầu cọ) và chăn nuôi (, cừu, ). Khoảng 90% dân số sống nhờ vào nông nghiệp. Các mặt hàng xuất khẩu gồm cà phê, chè và chuối. Kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu cà phê (chiếm đến 80% ngoại tệ thu được) Vì vậy khả năng thanh toán hàng hóa nhập khẩu không ổn định, tùy vào thị trường cà phê thế giới. Từ tháng 10 năm 1993, đất nước này trải qua những cuộc bạo động, xung đột lớn về sắc tộc làm khoảng 250.000 người chết và 800.000 người mất nhà cửa. Thực phẩm, thuốc men, điện nước khan hiếm không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu. Burundi có các loại khoáng sản quý như kim cương, vàng, nickel, cobalt, platin, urani, wolfram... thu nhập từ kim cương chiếm 10% tổng giá trị hàng xuất khẩu. Tài nguyên thiên nhiên của quốc gia này có kim cương, vàng, nikel, uranium, platinum, wolfram.

Thống kê

Bảng sau đây cho thấy các chỉ số chính của nền kinh tế Burundi trong giai đoạn 1980–2017[9].

Năm 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
GDP theo sức mua $
(PPP)
1.39 tỷ 2.31 tỷ 3.23 tỷ 3.23 tỷ 3.50 tỷ 4.54 tỷ 4.94 tỷ 5.24 tỷ 5.60 tỷ 5.86 tỷ 6.24 tỷ 6.62 tỷ 7.04 tỷ 7.58 tỷ 8.07 tỷ 7.84 tỷ 7.85 tỷ 7.99 tỷ
GDP bình quân đầu người theo $
(PPP)
339 488 592 540 524 605 638 658 681 689 711 731 755 788 814 767 745 735
Tăng trưởng GDP
(thực tế)
−6.8 % 11.8 % 3.5 % 7.9 % 1.8 % 4.4 % 5.4 % 3.5 % 4.9 % 3.9 % 5.1 % 4.0 % 4.4 % 5.9 % 4.5 % −4.0 % −1.0 % 0.0 %
Nợ công
(Tỷ lệ trên GDP)
... ... ... ... 136 % 137 % 130 % 130 % 103 % 26 % 47 % 43 % 41 % 36 % 36 % 45 % 47 % 57 %

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ “World Economic Outlook Database, April 2019”. IMF.org. International Monetary Fund. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019.
  2. ^ “World Economic Outlook Database, October 2019”. IMF.org. International Monetary Fund. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ “World Bank Country and Lending Groups”. datahelpdesk.worldbank.org. World Bank. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019.
  4. ^ Jillian Keenan, The Blood Cries Out. "In one of Africa's most densely populated countries, brothers are killing brothers over the right to farm mere acres of earth. There's just not enough land to go around in Burundi — and it could push the country into civil war." Foreign Policy (FP)
  5. ^ “Import Partners of Burundi”. CIA World Factbook. 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2018.
  6. ^ “Export Partners of Burundi”. CIA World Factbook. 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2018.
  7. ^ http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/nr040819100948/nr040819115041/ns110707163423#gZpgl0xJiMDN
  8. ^ Burundi production in 2018, by FAO
  9. ^ “Report for Selected Countries and Subjects” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2018.

Liên kết ngoài