Kỹ thuật hệ sinh thái

Hải ly là một kỹ sư hệ sinh thái ngoại sinh do tác động của những cái đập nó xây lên đối với dòng chảy của kênh nước, địa mạo học và sinh thái học.
Tảo bẹ là kỹ sự hệ sinh thái nội sinh, bằng cách tạo ra cấu trúc cần thiết cho rừng tảo bẹ

Một kỹ sư hệ sinh thái là bất kỳ sinh vật nào tạo ra, làm thay đổi một cách quan trọng, duy trì hoặc phá hủy một sinh cảnh. Những sinh vật này có thể có một tác động to lớn lên sự giàu về loài và tính không đồng nhất ở mức độ phong cảnh của một khu vực.[1] Do đó, kỹ sự hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh và bền vững của môi trường mà chúng sống. Vì tất cả sinh vật đều tác động lên môi trường sống của chúng bằng cách này hay cách khác, đã có đề xuất là thuật ngữ "kỹ sư hệ sinh thái" chỉ được sử dụng cho các loài chủ chốt, những loài mà hành vi của chúng ảnh hưởng mạnh mẽ tới các sinh vật khác.[2]

Loại

Jones và các đồng nghiệp[3] chia kỹ sư hệ sinh thái thành hai loại:

Kỹ sư ngoại sinh

Kỹ sư ngoại sinh biến đổi môi sinh bằng cách thay đổi về mặt cơ học các vật chất vô tri vô giác hoặc sinh vật sống từ dạng này sang dạng khác. Hải ly là hình mẫu nguyên gốc cho một kỹ sư hệ sinh thái; trong quá trình xây đập, hải lý làm thay đổi hệ sinh thái của chúng một cách rộng khắp. Thêm một cái đập sẽ thay đổi cả phân bố lẫn sự phong phú của nhiều sinh vật ở khu vực đó.

Kỹ sư nội sinh

Kỹ sư nội sinh biến đổi môi trường bằng cách biến đổi chính bản thân chúng. Cây cối là một ví dụ tốt, bởi vì khi chúng lớn lên, thân và cành cây của chúng tạo nên sinh cảnh cho các sinh vật sống khác, có thể bao gồm sóc, chim, côn trùng, v...v.. Ở vùng nhiệt đới, các cây dây leo kết nối cây lớn, cho phép nhiều loài động vật di chuyển giữa các tán rừng.[4]

Đọc thêm

  • Buse, J; Ranius, T; Assmann, T (2008). “An endangered longhorn beetle associated with old oaks and its possible role as an ecosystem engineer”. Conservation Biology. 22 (2): 329–337. doi:10.1111/j.1523-1739.2007.00880.x.
  • Crawford, KM; Crutsinger, GM; Sander, NJ (2007). “Host-plant genotypic diversity mediates the distribution of an ecosystem engineer”. Ecology. 88 (8): 2114–2120. doi:10.1890/06-1441.1.
  • Commito, J. A.; Celano, E. A.; Celico, H. J.; Como, S.; Johnson, C. P. (2005). “Mussels matter: postlarval dispersal dynamics altered by a spatially complex ecosystem engineer”. Journal of Experimental Marine Biology and Ecology. 316 (2): 133–147. doi:10.1016/j.jembe.2004.10.010.
  • Wright, JP; Jones, CG (2006). “The concept of organisms as ecosystem engineers ten years on: progress, limitations, and challenges” (PDF). BioScience. 56 (3): 203–209. doi:10.1641/0006-3568(2006)056[0203:tcooae]2.0.co;2.

Tham khảo

  1. ^ Wright, Justin P; Jones, Clive G; Flecker, Alexander S (2002). “An ecosystem engineer, the beaver, increases species richness at the landscape scale”. Ecosystems Ecology. 132: 96–101. doi:10.1007/s00442-002-0929-1.
  2. ^ [Haemig PD (2012). Ecosystem Engineers: wildlife that create, modify and maintain habitats. ECOLOGY.INFO #12]
  3. ^ Jones, CG; Lawton, JH; Shachak, M (1994). “Organisms as ecosystem engineers”. Oikos. 69: 373–386. doi:10.2307/3545850.
  4. ^ “Ecosystem engineer”.

Liên kết ngoài

  • A lecture by Moshe Shachak, the developer of the concept of ecosystem engineers (together with CG.Jones and JH. Lawton) during the 90's.