Dấu chân sinh thái

Dấu chân sinh thái (thuật ngữ tiếng Anh: ecological footprint) là một thuật ngữ mới được sử dụng vào những năm 1990 bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học British Columbia là William E.Rees và Mathis Wackernagel. Theo đó, dấu chân sinh thái là một thước đo nhu cầu về các diện tích đất, nước có khả năng cho năng suất sinh học cần thiết để cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ cacbon dioxide, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải.

Loài người đang khai thác tài nguyên thiên nhiên vốn có để phục vụ cho lợi ích của mình. Theo các nhà khoa học, Trái Đất có khả năng tái tạo lại những gì con người đã khai thác.[cần dẫn nguồn] Điều này là hoàn toàn đúng đắn vì những gì con người đang khai thác cũng là những gì Trái Đất đã tạo ra. Tuy nhiên, khả năng tái tạo của Trái Đất là có hạn, nếu con người khai thác tài nguyên vượt quá khả năng tái tạo của Trái Đất thì Trái Đất sẽ rơi vào trình trạng quá tải, nghĩa là không thể tái tạo đủ những gì con người khai thác.

Người ta đưa ra đơn vị Gha tương ứng với một Ha đất tiêu chuẩn. Theo đó thì một Gha hay một Ha đất tiêu chuẩn này sẽ có khả năng cung ứng một lượng vật chất tự nhiên cho con người. Nếu con người càng khai thác quá đà thì lượng Gha sẽ càng giảm. Hầu như các nước đều sử dụng quá dấu chân sinh thái của đất nước mình.[cần dẫn nguồn]

Đọc thêm

  • Rees, W. E. (1992). “Ecological footprints and appropriated carrying capacity: what urban economics leaves out”. Environment and Urbanisation. 4 (2): 121. doi:10.1177/095624789200400212.
  • Rees, W. E. and M. Wackernagel (1994) Ecological footprints and appropriated carrying capacity: Measuring the natural capital requirements of the human economy, in Jansson, A. et al.. Investing in Natural Capital: The Ecological Economics Approach to Sustainability. Washington D.C.:Island Press. ISBN 1-55963-316-6
  • Wackernagel, M. (1994). Ecological Footprint and Appropriated Carrying Capacity: A Tool for Planning Toward Sustainability (PDF) (Luận văn). Vancouver, Canada: School of Community and Regional Planning. The University of British Columbia. OCLC 41839429. Lưu trữ 2011-07-17 tại Wayback Machine
  • Wackernagel, M. and W. Rees. 1996. Our Ecological Footprint: Reducing Human Impact on the Earth. Gabriola Island, BC: New Society Publishers. ISBN 0-86571-312-X.
  • Wackernagel, M; Schulz, NB; Deumling, D; Linares, AC; Jenkins, M; Kapos, V; Monfreda, C; Loh, J; Myers, N (2002). “Tracking the ecological overshoot of the human economy” (PDF). Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 99 (14): 9266–71. doi:10.1073/pnas.142033699. PMC 123129. PMID 12089326.
  • WWF, Global Footprint Network, Zoological Society of London (2006) Living Planet Report 2006. WWF Gland, Switzerland. (downloadable in 11 languages via http://www.footprintnetwork.org/newsletters/gfn_blast_0610.html Lưu trữ 2007-08-08 tại Wayback Machine)
  • Lenzen, M. and Murray, S. A. 2003. 'The Ecological Footprint – Issues and Trends.' ISA Research Paper 01-03
  • Chambers, N., Simmons, C. and Wackernagel, M. (2000), Sharing Nature's Interest: Ecological Footprints as an Indicator of Sustainability. Earthscan, London ISBN 1-85383-739-3 (see also http://www.ecologicalfootprint.com Lưu trữ 2019-09-05 tại Wayback Machine)
  • Raudsepp-Hearne C, Peterson GD, Tengö M, Bennett EM, Holland T, Benessaiah K, MacDonald GM, Pfeifer L (2010). “Untangling the Environmentalist's Paradox: Why is Human Well-Being Increasing as Ecosystem Services Degrade?”. BioScience. 60 (8): 576–589. doi:10.1525/bio.2010.60.8.4.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • J.C.J.M. van den Bergh and H. Verbruggen (1999). “Spatial sustainability, trade and indicators: an evaluation of the 'ecological footprint' (PDF). Ecological Economics. 29 (1): 63–74. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
  • F. Grazi, J.C.J.M. van den Bergh and P. Rietveld (2007). “Welfare economics versus ecological footprint: modeling agglomeration, externalities and trade”. Environmental and Resource Economics. 38 (1): 135–153. doi:10.1007/s10640-006-9067-2.
  • Ohl, B., Wolf, S., & Anderson, W. (2008). “A modest proposal: global rationalization of ecological footprint to eliminate ecological debt”. Sustainability: Science, Practice, & Policy. 4 (1): 5–16. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Tham khảo

Liên kết ngoài