Họ Tục đoạn

Họ Tục đoạn
Đầu hạt của khởi nhung thảo,
Dipsacus fullonum
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Dipsacales
Họ (familia)Dipsacaceae
Juss., 1789
Chi điển hình
Dipsacus
L., 1753
Các chi
Xem văn bản.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Scabiosaceae Adanson
  • Triplostegiaceae Airy Shaw

Họ Tục đoạn (danh pháp khoa học: Dipsacaceae), là một họ trong bộ Tục đoạn (Dipsacales) chứa khoảng 290-350 loài cây thân thảo và cây bụi sống lâu năm hay hai năm trong 11-14 chi. Có nguồn gốc chủ yếu ở vùng ôn đới, chúng được tìm thấy tại châu Âu, châu Áchâu Phi, đặc biệt tại khu vực ven Địa Trung Hải. Một vài loài trong họ này đã hợp thủy thổ ở những khu vực khác.

Các chi

Họ này bao gồm các chi như sau[1]:

Chuyển đi

Các chi trước đây từng xếp trong họ này, nhưng sau đó được chuyển sang họ Morinaceae[3], hiện nay coi là thuộc nhánh Morina.

Phát sinh chủng loài

Triplostegia, chi chứa các loài với đài phụ kép và các ancaloit valepotriat, dường như tốt nhất nên gán vào họ Dipsacaceae (100% hỗ trợ trong một phân tích 30 đơn vị phân loại-5 gen của Davis và ctv (2001); xem thêm Bell & Donoghue (2000)[4]; Zhang và ctv. 2001[5]; Zhang và ctv (2003)[6]; Bell (2004)[7]; Soltis và ctv. (2011)[8]). Tuy nhiên, Pyck và Smets (2004)[9] lại chỉ ra rằng mặc dù một phân tích 2 gen đặt Triplostegia vào vị trí này, nhưng chỉ riêng dữ liệu hình thái cũng như khi kết hợp nó với dữ liệu phân tử lại đặt chi này như là nhóm chị-em với Valerianaceae. Như họ đã lưu ý, [Triplostegia + Valerianaceae] có các iridoid kiểu valpotriat, khe hở phấn hoa với quầng, khe hở dọc dạng hạt, cũng như sự suy giảm nội nhũ là phổ biến giữa chúng, và thậm chí có thể là cả các điểm tương tự về đài phụ/lá bắc nhỏ. Avino và ctv. (2009)[10] phát hiện thấy rằng Triplostegia có thể là chị-em với [Valerianoideae + Dipsacoideae], và sử dụng tôpô học này trong việc tái tạo trạng thái đặc trưng của họ. Điều rõ ràng là vị trí thật sự nào của Triplostegia đều có thể có ảnh hưởng đáng kể tới các vị trí cùng có tổ tiên chung.

Bên cạnh vị trí của Triplostegia thì Pterocephalodes, một chi mới tách ra gần đây từ nhánh Đông Nam Á (Pterocephalus hookeri, P. bretschneideriP. siamensis) của chi Pterocephalus[11], cùng với Bassecoia tạo thành một nhánh có quan hệ chị-em với phần còn lại của họ này[10][12].

Carlson và ctv (2009) cũng ghi nhận rằng nhánh nhỏ châu Á bao gồm BassecoiaPterocephalodes có quan hệ chị-em với phần còn lại của họ Dipsacaceae. Scabioseae sensu stricto (bao gồm Scabiosa, Sixalix, Pterocephalus sensu stricto, Lomelosia, Pycnocomon) và nhánh "Dipknautid" (bao gồm Dipsacus, Cephalaria, Knautia, Pterocephalidum, Succisa, Succisella, Pseudoscabiosa) tạo thành hai dòng dõi chính trong phạm vi họ Dipsacaceae. Phần lớn các chi được ghi nhận như trong bài này là đơn ngành, ngoại trừ Pycnocomon là lồng sâu trong chi Lomelosia[12].

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ a b c d e GRIN Genera of Dipsacaceae
  2. ^ a b c Dipsacaceae trong website của APG
  3. ^ “GRIN genera sometimes placed in Dipsacaceae”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2011.
  4. ^ Bell C. D., Donoghue M. J., 2000. Dipsacales phylogeny based on chloroplast DNA sequences. Am. J. Bot. 87(6, suppl.): 171.
  5. ^ Zhang W. H., Chen Z. D., Chen H. B., Tang Y. C. 2001. Phylogenetic relationships of the disputed genus Triplostegia based on trnL-F sequences Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine. Acta Phytotax. Sinica 39(4): 337-344. ISSN: 0529-1526. CN:11-1897/Q
  6. ^ Wen Heng Zhang, Zhi Duan Chena, Jian Hua Lic, Hu Biao Chen, Yan Cheng Tang, 2003. Phylogeny of the Dipsacales s.l. based on chloroplast trnL-F and ndhF sequences. Mol. Phylogenet. Evol. 26(2):176-189. doi:10.1016/S1055-7903(02)00303-2
  7. ^ Bell C. D. 2004. Preliminary phylogeny of Valerianaceae (Dipsacales) inferred from nuclear and chloroplast DNA sequence data. Mol. Phyl. Evol. 31(1): 340-350, doi:10.1016/j.ympev.2003.07.006
  8. ^ Douglas E. Soltis, Stephen A. Smith, Nico Cellinese, Kenneth J. Wurdack, David C. Tank, Samuel F. Brockington, Nancy F. Refulio-Rodriguez, Jay B. Walker, Michael J. Moore, Barbara S. Carlsward, Charles D. Bell, Maribeth Latvis, Sunny Crawley, Chelsea Black, Diaga Diouf, Zhenxiang Xi, Catherine A. Rushworth, Matthew A. Gitzendanner, Kenneth J. Sytsma, Yin-Long Qiu, Khidir W. Hilu, Charles C. Davis, Michael J. Sanderson, Reed S. Beaman, Richard G. Olmstead, Walter S. Judd, Michael J. Donoghue, Pamela S. Soltis, 2011, Angiosperm phylogeny: 17 genes, 640 taxa Lưu trữ 2015-06-22 tại Wayback Machine, Am. J. Bot. 98(4):704-730, doi:10.3732/ajb.1000404
  9. ^ Pyck N., Smets E. 2004. On the systematic position of Triplostegia (Dipsacales): A combined molecular and morphological approach. Belgian J. Bot. 137(2):125-139.
  10. ^ a b Avino M., Tortoriello G., Caputo P., 2009. A phylogenetic analysis of Dipsacaceae based on four DNA regions[liên kết hỏng]. Plant Syst. Evol. 279(1-4): 69-86, doi:10.1007/s00606-009-0147-y
  11. ^ Mayer V. E., Ehrendorfer F., 2000. Fruit differentiation, palynology, and systematics in Pterocephalus Adanson and Pterocephalodes, gen. nov. (Dipsacaceae). Bot. J. Lin. Soc. 132(1): 67-70, doi:10.1006/bojl.1999.0200
  12. ^ a b Carlson S. E., Mayer V., Donoghue M. J., 2009. Phylogenetic relationships, taxonomy, and morphological evolution in Dipsacaceae (Dipsacales) inferred by DNA sequence data. Taxon 58(4): 1075-1091.

Tham khảo