Họ Mao lương
Họ Mao lương (danh pháp khoa học: Ranunculaceae), còn có tên là họ Hoàng liên[2], là một họ thực vật có hoa thuộc bộ Mao lương. Họ này được các nhà phân loại học thực vật công nhận rộng rãi. Các loài được biết đến nhiều nhất trong họ này có lẽ là cỏ chân ngỗng, mao lương, ô đầu và uy linh tiên. Kể từ hệ thống APG năm 1998 thì APG cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Mao lương (Ranunculales), thuộc nhánh eudicots (thực vật hai lá mầm thật sự). Họ này chứa khoảng 50-65 chi, với khoảng 1.500-2.500 loài, chủ yếu là cây thân thảo, nhưng có một vài loài là loại dây leo thân gỗ (chẳng hạn chi Clematis). Chúng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Một số hệ thống phân loại cũ còn gộp cả các loài mẫu đơn (chi Paeonia) vào trong họ Ranunculaceae, nhưng chi này hiện nay được đặt trong họ của chính nó là họ Mẫu đơn (Paeoniaceae). Các chi Circaeaster (Tinh diệp thảo) và Kingdonia (Độc diệp thảo) hiện nay thuộc họ Tinh diệp thảo (Circaeasteraceae). Các chi đa dạng loài nhất là Ranunculus (600 loài), Delphinium (400 loài), Thalictrum (330 loài), Clematis (325 loài), Aconitum (300 loài), Anemone s.l. (190 loài), Aquilegia (80 loài). Họ này phân bố rộng khắp thế giới, nhưng đặc biệt đa dạng tại khu vực ôn đới Bắc bán cầu.[3][4] Phân loạiTakhtadjan (1997) coi Ranunculaceae là họ duy nhất trong bộ Ranunculales mà ông đặt trong phân lớp Ranunculidae thay vì trong một liên bộ. Trước đó Thorne (1992) đặt Ranunculaceae trong Berberidales, một bộ trong liên bộ Magnolianae. Sớm hơn, Cronquist (1981) gộp Ranunculaceae cùng 7 họ khác trong Rancunculales một bộ trong Magnoliidae mà ông coi là một phân lớp.[5] David (2010)[6] đặt Ranuculaceae cùng với Eupteleaceae, Lardizabalaceae, Menispermaceae, Berberidaceae và Papaveraceae trong Ranunculales, bộ duy nhất của liên bộ Ranunculanae. Điều này là lấy theo công trình của Angiosperm Phylogeny Group. Họ Ranunculaceae sensu stricto (APG) là 1 trong 7 họ gộp trong bộ Ranunculales trong phạm vi eudicots theo phân loại của Angiosperm Phylogeny Group.[7] Họ này là đơn ngành với Glaucidium là nhóm chị-em với các chi còn lại.[8] Phát sinh chủng loài này được minh họa trong áp phích của APG.[9] Phân chia nhỏCác phân chia nhỏ ban đầu của họ này, như trong Adanson (1763), đơn giản chỉ phân chia họ này dựa trên cơ sở quả một hạt hay nhiều hạt. Prantl (1887) chia họ này thành 3 tông là Paeonieae, Hellebroreae và Anemoneae, với Paeonia, Glaucidium và Hydrastis tạo thành tông Paeoniaae. Năm 1932 Langlet sử dụng các kiểu nhiễm sắc thể để tạo ra 2 phân họ là Ranunculoideae và Thalictroideae.[10] Năm 1966 Tamura phát triển tiếp hệ thống của Langlet bằng việc bổ sung các đặc trưng của hoa, với sự phân chia thành 6 phân họ, bao gồm: nhưng năm 1988 ông giáng Coptidoideae thành 1 tông trong Isopyroideae, và họ này được chia thành 5 phân họ, một sự sắp xếp mà ông còn tiếp tục sử dụng trong chuyên khảo năm 1993 để chia các phân họ lớn thành các tông, dù khi đó Paeonia và Glaucidium không còn được coi là thuộc về Ranunculaceae.[11] Paeonia được tách ra khỏi Ranuculaceae và đặt trong họ của chính nó là Paeoniaceae (thuộc bộ Saxifragales). Các chi khác nguyên được xếp trong Ranunculaceae bao gồm cả Circaeaster nay thuộc họ của chính nó là Circaeasteraceae. Hệ thống hoàn chỉnh của Tamura như sau:
Chi Glaucidium từng được chuyển sang họ của chính nó là Glaucidiaceae nhưng hiện nay lại được coi là thuộc về họ Ranuculaceae. Phát sinh chủng loài phân tửKhi đưa vào phân tích phát sinh chủng loài phân tử thì chỉ mỗi Thalictroideae là đơn ngành. Vị trí của Glaucidium và các đặc trưng hình thái độc nhất vô nhị của nó gợi ý rằng nó nên được coi là một phân họ đơn loài Glaucidioideae. Tương tự, Hydrastis cũng được coi là một phân họ, là Hydrastidoideae.[8][12] Cả hai chi này đều chỉ chứa 1 loài, tương ứng là Glaucidium palmatum và Hydrastis canadense. Các mối quan hệ giữa các chi gợi ý sự tồn tại của ba nhánh chính, tương ứng là Coptidoideae, Thalictroideae (nhánh A) và Ranunculoideae (nhánh F). Nhánh F là lớn nhất, với 4 phân nhánh (B–E). Trong số này thì C tương ứng với Delphineae, D với Cimicifugae còn E thì với Ranunculoideae.[8] Vì thế, Wang et al. (2009) đã đề xuất phân loại mới bao gồm 5 phân họ, và chia Ranunculoideae thành 10 tông. Mối quan hệ giữa các phân họ được chỉ ra trong biểu đồ dưới đây. Ngoài 2 chi đơn loài ra thì Coptoideae có 3 chi với 17 loài, Thalictroideae có 9 chi với 450 loài, bao gồm chi Thalictrum với 330 loài và chi Aquilegia với 80 loài. Các chi còn lại với 2.025 loài, bằng 81% tổng số loài của họ này thuộc về phân họ Ranunculoideae. Kingdonia từng được Tamura đưa vào Anemoneae, nhưng hiện nay thuộc về Circaeasteraceae. Các phân họ của Ranunculaceae (5) và các tông của Ranunculoideae như sau:
Các chiRanunculaceae chứa các chi sau.[13][14]
Thư viện ảnhCác tông của phân họ Ranunculoideae
Các phân họ khác
Tham khảo
Liên kết ngoàiWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Họ Mao lương. Wikispecies có thông tin sinh học về Họ Mao lương
|