Hòa thân

Vương Chiêu Quân - biểu tượng "hòa thân" trong lịch sử Đông Á.

Hòa thân (chữ Hán: 和親), cũng gọi Hòa phiên (和蕃), là một chính sách chính trị của các quân vương Đông Á, chủ yếu nói đến Trung Quốc, khi quyết định gả con gái chính mình hoặc nội tộc cho quân chủ nước khác đổi lấy mối quan hệ hữu hảo giữa hai nước. Đây được xếp vào dạng hôn nhân chính trị.

Ở một số quốc gia lấy tư tưởng Hoa di (trong đó có Việt Nam), các vương triều đều xem hành động này là không chính thống, vì phải gả nữ nhân hoàng tộc, hoặc trong nước cho những người không thuộc giống loài (ý chỉ Man di). Ở phương Tây, không có quan niệm Hoa di, các vương tộc đều có quan hệ mật thiết với nhau nên quan niệm này không tồn tại ở phương Tây.

Thời Hán Cao Tổ Lưu Bang, Thiền vu Hung NôMặc Đốn quấy nhiễu biên cương, phải lấy con gái nhà dân phong làm Công chúa rồi gả cho Hung Nô, bắt đầu nên một lịch sử dài kì việc hòa thân[1]. Nổi tiếng nhất phải kể đến sự kiện Vương Chiêu Quân thời Hán Nguyên Đế, gả cho Hô Hàn Tà, giúp từ đó về sau quan hệ giữa Hung Nô và nhà Hán hữu hảo. Về sau thời Đường Thái Tông, lại có Văn Thành công chúa giúp nhà Đường và Thổ Phồn tiến đến quan hệ mới[2]. Từ ấy thẳng đến nhà Thanh, vẫn tồn tại nền chính trị hòa thân khi các Cố Luân Công chúa cùng Hòa Thạc Công chúa, là Hoàng nữ hoặc Cách cách được chọn gia phong, đều đem gả cho các Thân vương thuộc các tộc Mông Cổ trong hệ thống Mông Cổ Minh kỳ. Trong các triều đại lớn ở Trung Nguyên, có nhà Tốngnhà Minh là không theo tục lệ này.

Tại Việt Nam, chính trị hòa thân tồn tại từ thời nhà Lý, khi các công chúa nhà Lý thường được gả cho các tù trưởng vùng Tây Bắc. Đặc biệt nhất là sự kiện Huyền Trân công chúa gả cho Chiêm Thành vương Chế Mân, là ví dụ nổi tiếng nhất của "hòa thân" trong lịch sử Việt Nam.

Lịch sử

Trung Quốc

Việt Nam

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ 汉书 卷九十四上》:"于是高祖患之,乃使刘敬奉宗室女翁主为单于阏氏,岁奉匈奴絮缯酒食物各有数,约为兄弟以和亲,冒顿乃少止。后燕王卢绾复后,率其党且万人降匈奴,往来苦上谷以东,终高祖世。""书至,汉议击与和亲孰便,公卿皆曰:'单于新破月氏,乘胜,不可击也。且得匈奴地,泽卤非可居也,和亲甚便。'汉许之。""老上稽粥单于初立,文帝复遣宗人女翁主为单于阏氏""匈奴日以骄,岁入边,杀略人民甚众,云中、辽东最甚,郡万余人。汉甚患之,乃使使遗匈奴书,单于亦使当户报谢,复言和亲事。""后四年,老上单于死,子军臣单于立,而中行说复事之。汉复与匈奴和亲。"
  2. ^ “古代和亲利弊论” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2014.