Trong suốt hiệp 1 và hầu hết thời gian của hiệp 2, hai đội ăn miếng trả miếng và tỉ số hoà 0-0 được kéo dài đến phút bù giờ cuối cùng của trận đấu. Đường chuyền của Ehsan Hajsafi từ pha đá phạt ở cánh trái khiến Aziz Bouhaddouz vô tình đánh đầu vào lưới nhà.
Iran đã có trận thắng trận thứ hai tại World Cup (hòa 3 thua 8), đây cũng là trận thắng đầu tiên của họ kể từ khi đánh bại Hoa Kỳ 2–1 vào tháng 6 năm 1998. Iran đã không thực hiện một cú sút nào trong hiệp hai và là đội đầu tiên kể từ năm 1966 ghi được bàn thắng trong một hiệp đấu của World Cup mà không thực hiện một cú sút nào. Iran cũng duy trì chuỗi trận bất bại trước các đội châu Phi tại World Cup, hòa Angola 1 - 1 năm 2006 và Nigeria 0 - 0 năm 2014; trong khi đây cũng là chiến thắng đầu tiên của Iran trước bất kỳ đội Ả Rập nào tại World Cup.
Hai đội đã gặp nhau trong 35 trận đấu trước đó, bao gồm một trận đấu trong vòng 16 đội của World Cup 2010, Tây Ban Nha đã giành chiến thắng với tỉ số 1–0.[7]
Phút thứ 3, Cristiano Ronaldo bị phạm lỗi trong vòng cấm. Trên chấm 11m, Ronaldo đã không mắc một sai lầm nào để đưa bóng vào lưới. Sau bàn thắng sớm, tuyển Bồ Đào Nha lùi về chơi phòng ngự phản công. Tuy nhiên tới phút 24, Diego Costa đã ghi bàn sau khi lừa bóng qua hàng hậu vệ Bồ Đào Nha. Sau bàn thắng gỡ hoà, Tây Ban Nha chơi hưng phấn và đẩy mạnh tấn công, nhưng lại để thủng lưới trước khi hiệp 1 vì sai lầm của thủ môn David De Gea. Đầu hiệp 2, Tây Ban Nha có được 2 bàn thắng liên tiếp nhờ công của Costa và Nacho. Tuy nhiên, đến cuối trận, Ronaldo đã ghi bàn từ chấm đá phạt, gỡ hoà 3-3 cho Bồ Đào Nha. Cristiano Ronaldo đã trở thành cầu thủ thứ 4 ghi bàn ở 4 kỳ World Cup khác nhau (cùng với Pelé, Uwe Seeler và Miroslav Klose). Đồng thời, anh cũng trở thành cầu thủ lớn tuổi nhất lập hat-trick tại một kỳ World Cup.
Phút thứ 4, Cristiano Ronaldo mở tỉ số cho Bồ Đào Nha từ pha đánh đầu cận thành của anh. Đây cũng là bàn thắng duy nhất của trận đấu, khiến Maroc bị loại sớm.
Trong hiệp 1, không có nhiều tình huống nổi bật, khi tuyển Iran phòng ngự có chiều sâu và làm khó tuyển Tây Ban Nha. Tuy nhiên, tới phút 54, Costa may mắn ghi bàn khi anh xoay xở trong vòng cấm giữa hai hậu vệ rồi kết thúc vào góc gần. Tuyển Iran sau đó đã cố gắng tìm bàn gỡ nhưng không thành công.
Hai đội đã gặp nhau chỉ có 1 lần trước đây, một trận vòng bảng tại World Cup 2006, Bồ Đào Nha đã thắng 2–0.
Trong hiệp 1, hàng thủ tuyển Iran thi đấu không tốt và liên tiếp bị Bồ Đào Nha lấn lướt. Đến phút 44, Quaresma lập công khi anh ghi siêu phẩm vẩy má ngoài, giúp Bồ Đào Nha mở tỉ số trước khi hiệp 1 kết thúc. Đầu hiệp 2, Ronaldo bị phạm lỗi trong vòng cấm và Bồ Đào Nha được hưởng phạt đền. Tuy nhiên, Ronaldo đã bỏ lỡ cơ hội có được bàn thắng thứ 5 cho riêng anh khi anh không thể đánh bại thủ môn Beiranvand trên chấm phạt đền. Tới cuối trận, Iran ghi được bàn thắng trên chấm phạt đền nhờ công của Ansarifard. 2 phút sau, Mehdi bứt tốc vào vòng cấm nhưng pha kết thúc của anh lại đi ra ngoài mép lưới.
Hai đội đã gặp nhau 7 lần, lần gần nhất vào năm 1962 tại Đại hội thể thao Địa Trung Hải, Tây Ban Nha thắng 2-1.
Phút thứ 14, Boutaib tận dụng sai lầm của Ramos để dứt điểm tung lưới De Gea. Chỉ 5 phút sau, Isco gỡ hoà cho Tây Ban Nha bằng một pha dứt điểm cận thành. Hai đội chơi ăn miếng trả miếng trong suốt khoảng thời gian còn lại của hiệp 1. Tới phút 62, Isco đánh đầu vào lưới nhưng Saiss đã phá bóng thành công. Sau đó, Pique đánh đầu chệch cột dọc trong tình huống phạt góc tiếp theo. Phút 81, En-Nesyri tung cú đánh đầu làm thủ môn De Gea chôn chân nhìn bóng lăn vào lưới. Khi chỉ còn 2 phút bù giờ, Aspas đánh gót tung lưới Munir. Sau khi xem xét công nghệ VAR, trọng tài Irmatov đã công nhận bàn thắng của Aspas. Tuyển Tây Ban Nha đứng đầu bảng B, gặp chủ nhà Nga ở vòng 16 đội.
Các điểm giải phong cách, được sử dụng là các tiêu chí nếu tổng thể và kỷ lục đối đầu đối của đội tuyển vẫn được tỷ số hòa, được tính dựa trên các thẻ vàng và thẻ đỏ nhận được trong tất cả các trận đấu của bảng như sau:[2]
thẻ vàng đầu tiên: trừ 1 điểm;
thẻ đỏ gián tiếp (thẻ vàng thứ hai): trừ 3 điểm;
thẻ đỏ trực tiếp: trừ 4 điểm;
thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp: trừ 5 điểm;
Chỉ có một trong các khoản khấu trừ ở trên sẽ được áp dụng cho một cầu thủ trong một trận đấu duy nhất.
^“Match report – Group B – Morocco-Iran”(PDF). FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 15 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2018.
^“Morocco v Iran – Man of the Match”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 15 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2018.
^“Match report – Group B – Portugal-Spain”(PDF). FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 15 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2018.
^“Portugal v Spain – Man of the Match”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 15 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2018.
^“Portugal v Morocco – Man of the Match”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 20 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2018.
^“Match report – Group B – Iran-Spain”(PDF). FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 20 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2018.
^“Iran v Spain – Man of the Match”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 20 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2018.
^“IR Iran v Portugal – Man of the Match”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 25 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2018.
^“Spain v Morocco – Man of the Match”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 25 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2018.