Giải vô địch bóng đá thế giới 1950

Giải vô địch bóng đá thế giới 1950
IV Campeonato Mundial de Futebol
Logo chính thức
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhà Brasil
Thời gian24 tháng 6 – 16 tháng 7
Số đội13 (từ 3 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu6 (tại 6 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Uruguay (lần thứ 2)
Á quân Brasil
Hạng ba Thụy Điển
Hạng tư Tây Ban Nha
Thống kê giải đấu
Số trận đấu22
Số bàn thắng88 (4 bàn/trận)
Số khán giả1.045.246 (47.511 khán giả/trận)
Vua phá lướiBrasil Ademir (8 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Brasil Zizinho
Thủ môn
xuất sắc nhất
Uruguay Roque Máspoli
1938
1954

Giải vô địch bóng đá thế giới 1950 (tên chính thức là 1950 Football World Cup - Brazil hay IV Campeonato Mundial de Futebol trong tiếng Bồ Đào Nha) là giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ tư và là giải vô địch bóng đá thế giới đầu tiên được tổ chức sau hai năm 1942 và 1946 không diễn ra do ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là lần thứ hai giải vô địch bóng đá thế giới được tổ chức tại Nam Mỹ sau lần đầu tiên là vào năm 1930 tại Uruguay. Giải đấu được tổ chức từ ngày 24 tháng 6 đến 16 tháng 7 năm 1950 tại Brasil.

Sau 23 ngày và 22 trận đấu, Uruguay đã trở thành vô địch thế giới lần thứ hai. Còn Ý trở thành đội đương kim vô địch đầu tiên bị loại ngay từ vòng bảng. Đây là giải đấu duy nhất cho đến nay mà đội vô địch không được xác định bởi một trận chung kết duy nhất. Đây cũng là giải đấu đầu tiên mà chiếc cúp được đặt tên là Jules Rimet, để đánh dấu kỷ niệm 25 năm Jules Rimet làm chủ tịch FIFA.

Vòng loại

34 đội bóng tham dự vòng loại được chia vào 10 nhóm để chọn ra 11 đội vào vòng chung kết cùng với nước chủ nhà Brasil và đội đương kim vô địch Ý. Đáng chú ý, ĐT Anh đã lần đầu tiên xuất hiện tại World Cup sau 3 kỳ từ chối tham dự.

Một số đội đã từ chối tham gia giai đoạn vòng loại, bao gồm hầu hết các quốc gia đứng sau Bức màn Sắt như Liên Xô, Tiệp KhắcHungary.[1] Cuối cùng, Nam Tư là quốc gia Đông Âu duy nhất tham dự giải đấu.

Argentina, EcuadorPeruNam Mỹ rút lui sau lễ bốc thăm vòng loại, trường hợp của Argentina là do tranh chấp với Liên đoàn bóng đá Brazil. Điều này có nghĩa là Chile, Bolivia, ParaguayUruguay đã mặc định vượt qua vòng loại của Nam Mỹ.[2] Ở châu Á, Philippines, IndonesiaMiến Điện đều rút lui, Ấn Độ nghiễm nhiên vào vòng chung kết. Tại châu Âu, ÁoBỉ rút lui khỏi vòng loại[2], đồng nghĩa với việc Thụy SĩThổ Nhĩ Kỳ đã đủ điều kiện mà không cần phải thi đấu lượt trận cuối cùng.[3]

Các sân vận động

Rio de Janeiro São Paulo Belo Horizonte
Sân vận động Maracanã Sân vận động Pacaembu Sân vận động Sete de Setembro
22°54′43,8″N 43°13′48,59″T / 22,9°N 43,21667°T / -22.90000; -43.21667 (Estádio do Maracanã) 23°32′55,1″N 46°39′54,4″T / 23,53333°N 46,65°T / -23.53333; -46.65000 (Estádio do Pacaembu) 19°54′30″N 43°55′4″T / 19,90833°N 43,91778°T / -19.90833; -43.91778 (Estádio Independência)
Sức chứa: 199.854 Sức chứa: 60.000 Sức chứa: 30.000
Giải vô địch bóng đá thế giới 1950 (Brasil)
Curitiba Porto Alegre Recife
25°26′22″N 49°15′21″T / 25,43944°N 49,25583°T / -25.43944; -49.25583 (Estádio Vila Capanema) 30°3′42″N 51°13′38″T / 30,06167°N 51,22722°T / -30.06167; -51.22722 (Estádio dos Eucaliptos) 8°3′46,63″N 34°54′10,73″T / 8,05°N 34,9°T / -8.05000; -34.90000 (Estádio Ilha do Retiro)
Sân vận động Durival de Britto Sân vận động Eucaliptos Sân vận động Ilha do Retiro
Sức chứa: 10.000 Sức chứa: 20.000 Sức chứa: 20.000

Đội hình

Phân nhóm

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

Thể thức

Ban tổ chức giải đấu của Brazil đã đề xuất một thể thức thi đấu mới nhằm tối đa hóa các trận đấu và doanh thu bán vé bởi sân vận động và cơ sở hạ tầng quá đắt đỏ. 13 đội được chia thành bốn bảng đấu vòng một, đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tiến vào vòng bảng cuối cùng, thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm để xác định đội giành cúp. Một giải đấu loại trực tiếp, như đã được sử dụng vào năm 1934 và 1938, chỉ có mười sáu trận đấu (bao gồm cả trận tranh hạng ba), trong khi hai vòng đấu theo thể thức bảng được đề xuất sẽ đảm bảo ba mươi trận và do đó doanh thu từ vé nhiều hơn.[4] Ngoài ra, thể thức này sẽ đảm bảo mỗi đội chơi ít nhất ba trận và tạo thêm động lực cho các đội châu Âu thực hiện hành trình đến Nam Mỹ và thi đấu.[4] FIFA đã phản đối đề xuất này, nhưng sau đó đã xem xét lại khi phía Brasil đe dọa sẽ không đăng cai giải đấu nếu thể thức này không được sử dụng.[4]

Ở mỗi bảng, các đội được 2 điểm nếu thắng và 1 điểm nếu hòa. Nếu các đội đứng đầu trong một bảng bằng điểm nhau, một trận playoff sẽ được tổ chức để xác định đội chiến thắng trong nhóm.[5]

Trọng tài

Vòng bảng

Bảng 1

Đội Tr T H B BT BB Đ
 Brasil 3 2 1 0 8 2 5
 Nam Tư 3 2 0 1 7 3 4
 Thụy Sĩ 3 1 1 1 4 6 3
 México 3 0 0 3 2 10 0
Brasil 4 - 0 México
Ademir  30'79'
Jair  65'
Baltazar  71'
Chi tiết

Nam Tư 3 - 0 Thụy Sĩ
Mitić  59'
Tomašević  70'
Ognjanov  75'
Chi tiết

Brasil 2 - 2 Thụy Sĩ
Alfredo  3'
Baltazar  32'
Chi tiết Fatton  17'88'

Nam Tư 4 - 1 México
Bobek  19'
Ž. Čajkovski  22'62'
Tomašević  81'
Chi tiết Ortiz  89' (ph.đ.)

Brasil 2 - 0 Nam Tư
Ademir  4'
Zizinho  69'
Chi tiết

Thụy Sĩ 2 - 1 México
Bader  10'
Antenen  44'
Chi tiết Casarín  89'

Bảng 2

Đội Tr T H B BT BB Đ
 Tây Ban Nha 3 3 0 0 6 1 6
 Anh 3 1 0 2 2 2 2
 Chile 3 1 0 2 5 6 2
 Hoa Kỳ 3 1 0 2 4 8 2
Anh 2 - 0 Chile
Mortensen  27'
Mannion  51'
Chi tiết
Tây Ban Nha 3 - 1 Hoa Kỳ
Igoa  81'
Basora  83'
Telmo Zarra  89'
Chi tiết Pariani  17'
Khán giả: 9.511
Trọng tài: Mario Vianna (Brasil)

Tây Ban Nha 2 - 0 Chile
Basora  17'
Telmo Zarra  30'
Chi tiết

Hoa Kỳ 1 - 0 Anh
Gaetjens  38' Chi tiết

Tây Ban Nha 1 - 0 Anh
Telmo Zarra  48' Chi tiết

Chile 5 - 2 Hoa Kỳ
Robledo  16'
Riera  32'
Cremaschi  54'82'
Prieto  60'
Chi tiết Wallace  47'
Maca  48' (ph.đ.)

Bảng 3

Đội Tr T H B BT BB Đ
 Thụy Điển 2 1 1 0 5 4 3
 Ý 2 1 0 1 4 3 2
 Paraguay 2 0 1 1 2 4 1
 Ấn Độ Bỏ cuộc
Thụy Điển 3 - 2 Ý
Jeppson  25'68'
Andersson  33'
Chi tiết Carapellese  7'
Muccinelli  75'
Khán giả: 36.502
Trọng tài: Jean Lutz (Thụy Sĩ)

Thụy Điển 2 - 2 Paraguay
Sundqvist  17'
Palmér  26'
Chi tiết López  35'
López Fretes  74'

Ý 2 - 0 Paraguay
Carapellese  12'
Pandolfini  62'
Chi tiết
Khán giả: 25.811
Trọng tài: Arthur Ellis (Anh)

Bảng 4

Đội Tr T H B BT BB Đ
 Uruguay 1 1 0 0 8 0 2
 Bolivia 1 0 0 1 0 8 0
 Pháp Bỏ cuộc
Uruguay 8 - 0 Bolivia
Míguez  14'40'51'
Vidal  18'
Schiaffino  23'54'
Pérez  83'
Ghiggia  87'
Chi tiết

Vòng đấu chung kết

Đội Tr T H B BT BB Đ
 Uruguay 3 2 1 0 7 5 5
 Brasil 3 2 0 1 14 4 4
 Thụy Điển 3 1 0 2 6 11 2
 Tây Ban Nha 3 0 1 2 4 11 1
Uruguay 2 - 2 Tây Ban Nha
Ghiggia  29'
Varela  73'
Chi tiết Basora  37'39'
Brasil 7 - 1 Thụy Điển
Ademir  17'36'52'58'
Chico  39'88'
Maneca  85'
Chi tiết Andersson  67' (ph.đ.)
Khán giả: 138.886
Trọng tài: Arthur Ellis (Anh)

Brasil 6 - 1 Tây Ban Nha
Parra  15' (l.n.)
Jair  21'
Chico  31'55'
Ademir  57'
Zizinho  67'
Chi tiết Igoa  71'
Uruguay 3 - 2 Thụy Điển
Ghiggia  39'
Míguez  77'85'
Chi tiết Palmér  5'
Sundqvist  40'
Khán giả: 7.987
Trọng tài: Giovanni Galeati (Ý)

Thụy Điển 3 - 1 Tây Ban Nha
Sundqvist  15'
Mellberg  33'
Palmér  80'
Chi tiết Zarra  82'
Uruguay 2 - 1 Brasil
Schiaffino  66'
Ghiggia  79'
Chi tiết Friaça  47'
Khán giả: 173.850
Trọng tài: George Reader (Anh)

Vô địch

Vô địch World Cup 1950

Uruguay
Lần thứ hai

Danh sách cầu thủ ghi bàn

8 bàn
2 bàn
1 bàn
phản lưới nhà

Bảng xếp hạng giải đấu

R Đội G P T H B BT BB GD Pts.
1  Uruguay 4 4 3 1 0 15 5 +10 7
2  Brasil 1 6 4 1 1 22 6 +16 9
3  Thụy Điển 3 5 2 1 2 11 15 -4 5
4  Tây Ban Nha 2 6 3 1 2 10 12 −2 7
Bị loại ở vòng bảng
5  Nam Tư 1 3 2 0 1 7 3 +4 4
6  Thụy Sĩ 1 3 1 1 1 4 6 −2 3
7  Ý 3 2 1 0 1 4 3 +1 2
8  Anh 2 3 1 0 2 2 2 0 2
9  Chile 2 3 1 0 2 5 6 −1 2
10  Hoa Kỳ 2 3 1 0 2 4 8 −4 2
11  Paraguay 3 2 0 1 1 2 4 −2 1
12  México 1 2 0 0 3 2 10 −8 0
13  Bolivia 4 1 0 0 1 0 8 −8 0

Pháp và Ấn Độ là hai đội bỏ cuộc.

Tham khảo

  1. ^ Lisi (2007), p. 47
  2. ^ a b Lisi (2007), p. 47
  3. ^ “World Cup 1950 qualifications”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation.
  4. ^ a b c Lisi (2007), p. 45
  5. ^ Fansworth, Ed (29 tháng 4 năm 2010). “The US and the 1950 World Cup”. The Philly Soccer Page. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014.

Liên kết ngoài