Nauclea |
---|
|
|
Giới (regnum) | Plantae |
---|
(không phân hạng) | Angiospermae |
---|
(không phân hạng) | Eudicots |
---|
(không phân hạng) | Asterids |
---|
Bộ (ordo) | Gentianales |
---|
Họ (familia) | Rubiaceae |
---|
Phân họ (subfamilia) | Cinchonoideae |
---|
Tông (tribus) | Naucleeae |
---|
Chi (genus) | Nauclea |
---|
Loài (species) | N. orientalis |
---|
(L.) L. |
|
|
-
- Adina orientalis (L.) Lindeman Ex Bakh. F.
- Bancalus cordatus (Roxb.) Kuntze
- Bancalus grandifolius Kuntze
- Bancalus macrophyllus Kuntze
- Bancalus orientalis (L.) Kuntze
- Cephalanthus orientalis L.
- Cephalanthus chinensis Lam.
- Nauclea annamensis (Dubard & Eberh.) Merr.
- Nauclea coadunata Roxb. ex Sm.
- Nauclea cordata Roxb.
- Nauclea elmeri Merr.
- Nauclea glaberrima Bartl. ex Dc.
- Nauclea grandifolia Dc.
- Nauclea leichhardtii F. Muell.
- Nauclea lutea Blanco
- Nauclea macrophylla Blume
- Nauclea orientalis var. pubescens (Kurz) Craib
- Nauclea ovoidea (Pierre Ex Pit.) N. N. Tran
- Nauclea roxburghii G. Don
- Nauclea stipulacea G. Don
- Nauclea undulata Roxb.
- Nauclea wallichiana R. Br. Ex G. Don
- Platanocarpum cordatum Korth.
- Sarcocephalus annamensis Dubard & Eberh.
- Sarcocephalus bartlirgii Miq.
- Sarcocephalus buruensis Miq.
- Sarcocephalus coadunatus (Roxb. ex Sm.) Druce
- Sarcocephalus cordatus (Roxb.) Miq.
- Sarcocephalus cordatus var. glabra Kurz
- Sarcocephalus cordatus var. pubescens Kurz
- Sarcocephalus glaberrimus (Bartl. Ex Dc.) Miq.
- Sarcocephalus orientalis (L.) Merr.
- Sarcocephalus ovatus Elmer
- Sarcocephalus ovatus var. mollis Koord. & Valeton
- Sarcocephalus ovoideus Pierre Ex Pit.
- Sarcocephalus papagola Domin
- Sarcocephalus undulatus (Roxb.) Miq.
- Sarcocephalus undulatus var. buruensis (Miq.) Havil.
|
Gáo vàng hay còn gọi vàng kiên,[2] gáo nam (danh pháp hai phần: Nauclea orientalis) là một loài thực vật thuộc họ Thiến thảo. Trong rừng mưa nhiệt đới loài này thuộc tầng gỗ cao hoặc tầng vượt tán. Trong tên gọi latin của nó thì "orientalis" còn có nghĩa là phương Đông. Tên chi Nauclea được cho là có nguồn gốc từ tiếng Hy Lap "naus" nghĩa là "tàu", còn "kleio" có nghĩa là "gần". Loài này trong tự nhiên rất dễ nhầm lẫn với loài Gáo trắng, tuy nhiên phân bổ tự nhiên của loài này hẹp hơn khi không vươn tới vùng Ấn Độ và Nam Trung Hoa, chỉ phân bổ vùng Nam Á, Đông Nam Á, đảo Papua New Guinea, và Australia. Cây gỗ lớn nhanh ưa đất ẩm, có thể sinh trưởng được ở vùng bán ngập, ven sông suối. Sinh trưởng trong tự nhiên Gáo vàng có thể cao tới 30-35m, đường kính ngang ngực có thể đạt tới 100 cm. Tán cây hình tháp, tương tự như dáng thông, tùng. Hoa mọc thành cụm màu vàng và có mùi thơm. Gỗ màu vàng hoặc cam, giải phẫu cấu tạo gỗ cho thấy mạch gỗ có sợi to và dài (đặc điểm này khiến cho gỗ dễ dàng sấy khô hoặc ngâm tẩm hóa chất), có thể đóng đồ gia dụng bình thường, nhưng dễ mối mục nếu không được ngâm tẩm xử lý bằng hóa chất.
Xem thêm
Ảnh
Tham khảo
- ^ Barry Conn & Kipiro Damas. “PNGTreesKey – Nauclea orientalis L.”. PNGTrees, National Herbarium of New South Wales and Papua New Guinea National Herbarium.
- ^ Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Quốc Bình, Vũ Văn Cẩn, Lê Mộng Chân, Nguyễn Ngọc Chính, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Dư, Trần Đình Đại, Nguyễn Kim Đào, Nguyễn Thị Đỏ, Nguyễn Hữu Hiến, Nguyễn Đình Hưng, Dương Đức Huyến, Nguyễn Đăng Khôi, Nguyễn Khắc Khôi, Trần Kim Liên, Vũ Xuân Phương, Hoàng Thị Sản, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Nghĩa Thìn; Tên cây rừng Việt Nam; Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2000; Trang 156.
Liên kết ngoài
Tư liệu liên quan tới Nauclea orientalis tại Wikimedia Commons