Tỉnh Danube (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman: ولايت طونه;[2]tiếng Bulgaria: Дунавска област, Dunavska(ta) oblast,[3] thông dụng hơn Дунавски вилает, Danube Vilayet) là đơn vị hành chính cấp một (vilayet) của Đế quốc Ottoman từ năm 1864 đến năm 1878.[4] Vào cuối thế kỷ 19, theo báo cáo thì tỉnh có diện tích 34.120 dặm vuông Anh (88.400 km2).[5]
Tỉnh được tạo ra từ các phần phía bắc của tỉnh Silistra dọc theo sông Danube và các eyaletNiš, Vidin và Silistra. Tỉnh này có ý định trở thành một tỉnh kiểu mẫu, thể hiện tất cả những tiến bộ mà Porte (chính phủ đế quốc) đạt được thông qua các cải cách hiện đại hóa Tanzimat.[6] Đến cuối cùng, các tỉnh (vilayet) khác mô phỏng theo tỉnh Danube được thành lập trên khắp đế quốc vào năm 1876, ngoại trừ tại bán đảo Ả Rập và tại Ai Cập bán độc lập.[6] Rusçuk, nay là Ruse tại Bulgaria, được chọn làm thủ phủ của tỉnh do có vị trí là một cảng chủ chốt của Ottoman trên sông Danube.[6]
Năm 1868, sanjak Niš được tách ra và trở thành một phần của tỉnh Prizren.[8]
Năm 1876, sanjak Niš và sanjak Sofia được tách ra thành tỉnh Sofia tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng sau đó được sáp nhập vào các tỉnh Adrianople và Kosovo chỉ một năm sau đó, vào năm 1877.[9]
Chính phủ
Midhat Pasha là thống đốc đầu tiên của tỉnh (1864–1868).[6] Trong thời gian ông làm thống đốc, các tuyến tàu thủy chạy bằng hơi nước được thiết lập trên sông Danube; tuyến đường sắt Ruse-Varna đã hoàn thành; các hợp tác xã tín dụng nông nghiệp cung cấp cho nông dân các khoản vay lãi suất thấp được ra đời; ưu đãi thuế cũng được đưa ra để khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp mới.[6]
Tỉnh có một hội đồng hành chính bao gồm các quan chức nhà nước do chính phủ Ottoman bổ nhiệm cũng như sáu đại biểu (ba người Hồi giáo và ba người không theo Hồi giáo) được bầu chọn từ cư dân của tỉnh.[6] Những người không theo Hồi giáo cũng tham gia vào các tòa án hình sự và thương mại cấp tỉnh dựa trên bộ luật và tư pháp thế tục.[6] Các trường học hỗn hợp Hồi giáo-Cơ Đốc giáo cũng xuất hiện, nhưng cải cách này đã bị bãi bỏ sau khi vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng.[6]
Hafiz Ahmed Midhat Shefik Pasha (tháng 10 năm 1864 - tháng 3 năm 1868)
Mehmed Sabri Pasha (tháng 3 năm 1868 - tháng 12 năm 1868)
Arnavud Mehmed Akif Pasha (tháng 2 năm 1869 - tháng 10 năm 1870)
Kücük ömer Fevzi Pasha (tháng 10 năm 1870 - tháng 10 năm 1871)
Ahmed Rasim Pasha (tháng 10 năm 1871 - tháng 6 năm 1872)
Ahmed Hamdi Pasha (tháng 6 năm 1872 - tháng 4 năm 1873)
Abdurrahman Nureddin Pasha (tháng 4 năm 1873 - tháng 4 năm 1874)
Mehmed Asim Pasha (tháng 4 năm 1874 - tháng 9 năm 1876)
Halil Rifat Pasha (tháng 10 năm 1876 - tháng 2 năm 1877)
Oman Mazhar Ahmed (1876–1877)
Nhân khẩu
Năm 1865, tỉnh có 658.600 (40,51%) là người Hồi giáo và 967.058 (59,49%) là người không theo Hồi giáo, số liệu bao gồm nữ giới, (không gồm sanjak Niş). Khoảng 569.868 (34,68%) là người Hồi giáo, không tính người nhập cư, và 1.073.496 (65,32%) là người không theo Hồi giáo vào năm 1859-1860.[12] Khoảng 250.000-300.000 người nhập cư Hồi giáo từ Krym và Kavkaz đến khu vực từ 1855 đến 1864.[13]
Dân số nam giới của tỉnh Danube (không gồm sanjak Niš) năm 1865 theo Kuyûd-ı Atîk (nhà in tỉnh Danube):[14]
Các nhóm dân tộc tỉnh Danube theo đăng ký dân số 1865[14]
Dân số nam của tỉnh Danube (không bao gồm sanjak Niš) vào năm 1866-1873 theo biên tập viên của tờ báo Danube Ismail Kemal:[16]
Male Population of the Danube Vilayet1 in 1873
Cộng đồng
Dân số
Hồi giáo
481.798 (42%)
—Hồi giáo cố hữu
392.369 (34%)
—Hồi giáo định cư
64.398 (6%)
—Hồi giáo Gypsi
25.031 (2%)
Cơ Đốc giáo
646.215 (57%)
—Bulgaria
592.573 (52%)
—Hy Lạp
7.655 (1%)
—Armenia
2.128 (0%)
—Công giáo
3.556 (0%)
—Cơ Đốc giáo khác
40.303 (4%)
Gypsi phi Hồi giáo
7.663 (1%)
Do Thái giáo
5.375 (0%)
Tổng cộng tỉnh Danube
1.141.051 (100%)
1 Ngoại trừ sanjak Niš.
Dân số nam giới Danube (ngoại trừ sanjak Niš) năm 1868 theo Kemal Karpat:[13]
Nhóm
Dân số
Bulgaria Cơ Đốc giáo
490.467
Hồi giáo
359.907
Theo điều tra dân số năm 1874, có 963.596 (42,22%) người Hồi giáo và 1.318.506 (57,78%) người không theo Hồi giáo ở tỉnh Danube ngoại trừ sanjak Nış. Cùng với sanjak của Nish, dân số bao gồm 1.055.650 (40,68%) người Hồi giáo và 1.539.278 (59,32%) người không theo Hồi giáo vào năm 1874. Người Hồi giáo chiếm đa số trong các sanjak Rusçuk, Varna và Tulça, trong khi những người không theo Hồi giáo chiếm đa số trong các sanjak còn lại.[9]
Tổng dân số của tỉnh Danube theo nhóm dân tộc theo nhà Đông phương học người Pháp Ubicini trên cơ sở Điều tra dân số chính thức của Ottoman về tỉnh Danube năm 1873-1874 (không bao gồm sanjak Niš), khi đó là một phần của tỉnh Prizren):[17]
^ abKOYUNCU, Aşkın (tháng 1 năm 2014). “Tuna Vilâyeti'nde Nüfus Ve Demografi (1864-1877)” [Population and Demography of the Danube Vilayet (1864-1877)]. Turkish Studies - International Periodical for the Languages, Literature and History of Turkish or Turkic (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). 9 (4): 697. doi:10.7827/TurkishStudies.7023.
^ abKOYUNCU, Aşkın (tháng 1 năm 2014). “Tuna Vilâyeti'nde Nüfus Ve Demografi (1864-1877)” [Population and Demography of the Danube Vilayet (1864-1877)]. Turkish Studies - International Periodical for the Languages, Literature and History of Turkish or Turkic (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). 9 (4): 725. doi:10.7827/TurkishStudies.7023.