Danh Nhân (名人,Meijin?) là danh hiệu đầu tiên trong tám danh hiệu lớn của giới shogi chuyên nghiệp Nhật Bản, được khai sinh từ thế kỷ 17 trong thời kỳ Edo, và tới năm 1935 trở thành danh hiệu thi đấu chính thức với việc Sekine Kinjirō Thập tam thế Danh Nhân[1] tự nguyện thoái vị và đề nghị Danh Nhân phải được lựa chọn thông qua thi đấu thay vì cha truyền con nối như trước đây. Từ "danh nhân" (名人,meijin?) trong tiếng Nhật cũng được sử dụng để chỉ những người xuất sắc trong lĩnh vực của mình. Giải đấu tranh danh hiệu này được gọi là Danh Nhân Chiến (名人戦,Meijin-sen?), do Nhật báo Asahi, Nhật báo Mainichi cùng Liên đoàn Shogi Nhật Bản chủ trì. Danh Nhân cùng với Long Vương được xem là hai danh hiệu cao quý nhất của giới shogi chuyên nghiệp.
Thuận Vị chiến
Thuận Vị Chiến (順位戦,Jun'i-sen?, "giải đấu xếp hạng") là giai đoạn lựa chọn người thách đấu cho danh hiệu Danh Nhân và được tài trợ bởi Nhật báo Asahi, Nhật báo Mainichi - tổ chức bởi Liên đoàn Shogi Nhật Bản, lần đầu tiên được Liên đoàn giới thiệu vào năm 1947[2]. Thuận Vị chiến được tổ chức liên tục hàng năm ngay sau cặp trận tranh danh hiệu Danh Nhân (thường từ tháng 6 năm trước tới tháng 3 năm sau) kết thúc, và gồm có 5 hạng nối tiếp nhau (theo thứ tự từ cao tới thấp): Hạng A - Hạng B tổ 1 - Hạng B tổ 2 - Hạng C tổ 1 và thấp nhất là Hạng C tổ 2, người đứng đầu Hạng A sau giai đoạn Thuận Vị Chiến sẽ trở thành Khiêu chiến giả (người thách đấu) Danh Nhân. Bản thân đương kim Danh Nhân không phải tham gia giai đoạn này.
Để có cơ hội trở thành khiêu chiến giả danh hiệu Danh Nhân, một kỳ thủ sẽ phải trải qua ít nhất 5 năm - mỗi năm ở một hạng khác nhau do không có quyền nhảy cóc qua bất cứ một hạng nào. Trong quá trình được thăng hạng sau khi kết thúc Thuận Vị chiến, một kỳ thủ cũng có thể theo đó được thăng mức xếp hạng đẳng cấp của mình như sau[3]:
Thăng lên Bát đẳng (八段, 8-dan) đối với kỳ thủ được thăng lên Hạng A
Thăng lên Thất đẳng (七段, 7-dan) đối với kỳ thủ được thăng lên Hạng B tổ 1
Thăng lên Lục đẳng (六段, 6-dan) đối với kỳ thủ được thăng lên Hạng B tổ 2
Thăng lên Ngũ đẳng (五段, 5-dan) đối với kỳ thủ được thăng lên Hạng C tổ 1
Cơ chế hoạt động của Thuận Vị chiến
Vị trí
Kích thước
Số ván đấu cần trải qua
Cơ chế thăng hạng
Cơ chế giáng hạng
Danh Nhân
1 người
Loạt trận tranh danh hiệu 7 ván
Người thắng 4 ván trước
⇒ Giành danh hiệu Danh Nhân
Người thua trong loạt trận tranh danh hiệu
→ Giáng xuống Hạng A vào kỳ tiếp theo
Hạng A
10 người
9 vòng đấu, đấu vòng tròn một lượt tính điểm
+ Playoff (nếu cần)
Người đứng đầu Hạng A
⇒ Khiêu chiến giả Danh Nhân
2 kỳ thủ xếp cuối hạng A
→ Giáng xuống Hạng B tổ 1 vào kỳ tiếp theo
Hạng B tổ 1
13 người
12 vòng đấu, đấu vòng tròn một lượt tính điểm
2 kỳ thủ đừng đầu Hạng B tổ 1
⇒ Thăng lên Hạng A vào kỳ tiếp theo
3 kỳ thủ xếp cuối Hạng B tổ 1
→ Giáng xuống Hạng B tổ 2 vào kỳ tiếp theo
Hạng B tổ 2
Không cố định
10 vòng đấu với các kỳ thủ trong hạng
3 kỳ thủ đứng đầu hạng
⇒ Thăng hạng vào kỳ tiếp theo
Nhận đủ 2 điểm giáng hạng
→ Giáng hạng vào kỳ tiếp theo
Hạng C tổ 1
Hạng C tổ 2
Nhận đủ 3 điểm giáng hạng
→ Có hai khả năng xảy ra:
Chuyển xuống Free Class vào kỳ tới (đối với kỳ thủ trước 59 tuổi, hoặc đạt đủ điều kiện xuống Free Class) hoặc
Yêu cầu giải nghệ (đối với kỳ thủ trên 60 tuổi hoặc không đạt đủ điều kiện xuống Free Class)
Đạt tỉ lệ thắng 65% trong 30 ván đấu chính thức liên tiếp
Nếu bị chuyển xuống Free Class và không thể trở lại Hạng C tổ 2, kỳ thủ đó sẽ nhận Yêu cầu giải nghệ nếu đạt đủ 1 trong hai điều kiện sau đây
Chuyển xuống Free Class đủ 10 năm
Đủ 60 tuổi
Trước khi giải nghệ, một kỳ thủ ở Free Class vẫn được phép chơi ở các giải đấu khác.
Tuyên bố xuống Free Class
Không thể quay trở lại hệ thống Thuận Vị Chiến
(Free Class cho tới khi giải nghệ)
Kỳ thủ đó vẫn sẽ được công nhận là kỳ thủ chuyên nghiệp trong quãng thời gian tối thiểu (từ 1 - 8 năm) và sẽ nhận Yêu cầu giải nghệ nếu đạt đủ 1 trong hai điều kiện sau đây:
Quãng thời gian tối thiểu đã trôi qua được 15 năm
Đủ 65 tuổi
Cơ chế tính điểm giáng hạng (B2, C1 và C2):
Hạng B tổ 2: 1/4 số kỳ thủ trong hạng có thành tích thấp nhất nhận 1 điểm giáng hạng.
Hạng C tổ 1 và Hạng C tổ 2: 2/9 số kỳ thủ trong hạng có thành tích thấp nhất nhận 1 điểm giáng hạng.
Lưu ý: Lấy phần nguyên số kỳ thủ (làm tròn xuống).
Cơ chế xóa điểm giáng hạng (B2, C1 và C2):
Với Hạng C tổ 2, chỉ có thể xoá điểm giáng hạng thứ 2, không thể xoá điểm giáng hạng thứ nhất nếu không thăng/giáng hạng.
Kỳ thủ có thành tích thắng > thua ở kỳ đó hoặc hoà (5 thắng 5 thua) ở 2 kỳ liên tiếp được xoá 1 điểm giáng hạng.
Nếu kỳ thủ đồng thời thoả mãn điều kiện nhận và xoá điểm giáng hạng, kỳ thủ sẽ giữ nguyên hiện trạng sang kỳ tiếp theo.
Sau khi thăng/giáng hạng, điểm giáng hạng được đặt lại về 0.
Vị trí xuất phát tại các giải đấu Shogi khác dựa trên vị trí xếp hạng của Thuận Vị Chiến
Dựa trên vị trí của một kỳ thủ tại Thuận Vị chiến, các giải đấu Shogi chuyên nghiệp khác, gồm cả giải danh hiệu hoặc không có thể sắp xếp các kỳ thủ vào các vòng loại của giải đó mà có thể không cần qua những vòng trước đó, cụ thể như sau:
Vị trí
Vị trí mà kỳ thủ đó xuất phát nhờ ưu tiên từ Thuận Vị Chiến
Dấu △ nhằm để chỉ kỳ thủ ở tổ đó vẫn sẽ nhận được ưu tiên, nhưng phải dựa trên các giải đấu - danh hiệu khác.
Danh hiệu Vĩnh thế Danh Nhân
Vĩnh thế Danh Nhân (永世名人,Eisei Meijin?) là danh hiệu được trao cho một kỳ thủ khi người đó giành được danh hiệu Danh Nhân đủ 5 kỳ. Kỳ thủ chỉ được nhận danh hiệu khi họ ngừng hoạt động chuyên nghiệp bởi bất cứ lý do nào như giải nghệ hay qua đời. Khi một kỳ thủ nhận danh hiệu đặc biệt này, họ sẽ được gọi là X thế Danh Nhân (X là số thứ tự đời Danh Nhân đọc theo âm Hán - Việt). (Ví dụ với Kimura Yoshio - Vĩnh thế Danh Nhân đời thứ 14, vì trước ông đã có 13 vị Vĩnh thế Danh Nhân khác. Kimura cũng là người đầu tiên đạt được danh hiệu này thông qua thi đấu).
Trước năm 1949, danh dự này không thể đạt được thông qua thi đấu danh hiệu Danh Nhân, và trên thực tế 13 đời Vĩnh thế Danh Nhân đầu tiên được thừa kế trong dòng họ cho tới tháng 2/1938, khi vị Vĩnh thế Danh Nhân đời thứ 13 - Sekine Kinjiro chính thức thoái vị, trao trả danh hiệu Danh Nhân của mình một cách tự nguyện và mong muốn danh hiệu này sẽ phải thi đấu để tranh đoạt thay vì cơ chế cũ.
Dưới đây là danh sách các kỳ thủ đã đạt được danh hiệu này:
Từ Nhất thế đến Thập tam thế Danh Nhân, danh hiệu này được thừa kế trong dòng họ như sau:
Từ đời Thập tứ thế Danh Nhân trở đi, danh hiệu Vĩnh thế Danh Nhân được trao cho các kỳ thủ giành danh hiệu Danh Nhân đủ 5 kỳ, và họ được coi là hậu duệ của 13 đời Danh Nhân kể trên.
Thập tứ thế Danh Nhân: Kimura Yoshio[17] (8 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 1944 và được trao danh hiệu năm 1952)
Thập ngũ thế Danh Nhân: Ōyama Yasuharu[18](18 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 1956 và được trao danh hiệu năm 1976 khi vẫn đang hoạt động)
Thập lục thế Danh Nhân: Nakahara Makoto[19](15 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 1976 và được trao danh hiệu năm 2007 khi vẫn đang hoạt động)
Thập thất thế Danh nhân: Tanigawa Kōji[20](5 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 1997, được trao danh hiệu năm 2022 khi vẫn đang hoạt động)
^12-player preliminary tournament held and top four finishers awarded "reserve qualifier" status. Each reserve qualifier then played a 3-game half-handicap non-title match against Kimura: Kimura alternated between giving a lance handicap and no handicap. Reserve qualifiers had to win their respective 3-game match to gain the right to challenge Kimura in a 7-game match for the title. (A playoff was to be held if multiple reserve qualifiers won their respective matches.) Since Kimura won all of the half-handicap matches, no reserve qualifier was able qualify as his challenger.
^A tournament to determine a challenger for Kimura did start, but was cancelled while in progress due to the Chiến tranh thế giới thứ hai
^The JSA unable to come to terms with Asahi Shimbun, the match's sponsor, over the prize fund. The JSA requested that the total prize fund be increased from 11,000,000 yen to 30,000,000 yen, but Asahi Shimbun refused. Negotiations were held in attempt to find a compromise, but were unsuccessful and the Asahi Shimbun's sponsorship of the match was ended.
Tham khảo
^ ab“関根金次郎”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 11 tháng 6 năm 2022, truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
^“名人戦・順位戦 |棋戦|日本将棋連盟”. www.shogi.or.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022.
^“昇段規定 |棋戦|日本将棋連盟”. www.shogi.or.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.