Cúp NHK (shogi)

Cúp NHK (Shougi), hay còn được biết đến với tên gọi chính thức là NHK Cup TV Shogi Tournament (NHK杯テレビ将棋トーナメント enu eichi kei hai terebi shōgi tōnamento?) (NHK杯テレビ将棋トーナメント enu eichi kei hai terebi shōgi tōnamento?)[1] là một giải đấu shougi được tổ chức bởi Hiệp hội Shougi Nhật Bản (JSA)[2] và được tài trợ bởi đài truyền hình NHK (日本放送協会 nippon hōsō kyōkai?) (日本放送協会 nippon hōsō kyōkai?).[3]

Lịch sử

Lúc trước, còn được biết đến với tên gọi NHK Cup Competition Shogi Tournament (NHK杯争奪将棋トーナメント enu eichi kei hai sōdatsu tōnamento?) Cúp NHK đầu tiên đã được tổ chức vào năm 1951 với tám kỳ thủ chuyên nghiệp (棋士 kishi?)[a] Người giành chiến thắng là Yoshio Kimura, lúc bấy giờ cũng đang giữ danh hiệu Meijin. Trước năm 1962, giải đấu chỉ được phát sóng trên đài phát thanh, nhưng bắt đầu từ Cúp NHK lần thứ 12 (1962), giải đấu đã được chiếu trên tivi.[4] Cúp NHK lần thứ 26 (1976) là lúc mà giải đấu lần đầu tiên được phát sóng có màu.[5]

Trước khi Cúp NHK lần thứ 15 (1965) diễn ra, Chỉ những người chơi thuộc bậc A (bậc cao nhất) [b] mới được phép tham gia giải đấu. Khi số của người được tăng lên từ 8 thành 16 tại Cúp NHK lần thứ 16 (1966), thì giải đấu đã được mở rộng cho các tuyển thủ chuyên nghiệp khác. Số lượng người chơi được tăng lên từ 16 thành 26 tại Cúp NHK lần thứ 27 (1977) và nâng lên bằng với số lượng hiện tại, tức 50, tại Cúp NHK lần thứ 31 (1981). Ngoài ra, kể từ Cúp NHK lần thứ 31 thì có thêm vòng sơ tuyển.

Nữ kỳ thủ chuyên nghiệp (女流棋士 jōryū kishi) lần đầu tiên được phép tham dự vào Cúp NHK lần thứ 43 (1993). Hiroe Nakai là người phụ nữ đầu tiên tham dự vào giải đấu. Để kỷ niệm giải đấu lần thử 60, lượng người chơi đã được nâng lên thành 51 cho Cúp NHK lần thứ 60 (2010) để cho phép người phụ nữ thứ hai tham dự vào giải đấu này. Số lượng người chơi sau đó lại quay về con số 50 tại Cúp NHK lần thứ 61 (2011)

Mặc dù giải đấu được thu lại trong một phòng thu kín rồi sau đó được phát sóng vào những ngày kế tiếp, trận chung kết của Cúp NHK lần thứ 45 (1995) là trận đấu đầu tiên được tổ chức trước khán giả công chúng....Điều này được lập lại đến Cúp NHK lần thứ 49 (1999). Trận chung kết Cúp NHK lần thứ 57 (2007) là trận đầu tiên được phát sóng trực tiếp.

Để kỷ niệm giải đấu được tổ chức lần thứ 50, trận chung kết của Cúp NHK lần thứ 50 (2000) đã được tổ chức tại Trung tâm Shougi Kansai (関西将棋会館 kansai shōgi kaikan). Đây là lần đầu tiên một trận chung kết diễn ra ở ngoài Tokyo.

Giải đấu sau đó lại quay trở về phát trên đài phát thanh vào năm 2010, khi đó trận chung kết của Cúp NHK lần thứ 60 được tổ chức tại NHK Radio 1. Hai trận chung kết của Cúp NHK lần thứ 61 và 62 đều được phát sóng trên NHK Radio 1. Thêm vào đó, từng trận đấu của toàn bộ giải có thể được xem trực tuyến trong một khoảng thời gian ngắn ngay sau khi nó vừa phát sóng với một lượng phí nho nhỏ qua việc thanh toán với dịch vụ của NHK (On Demand). Dịch vụ video-on-demand (VOD) này, tuy nhiên, chỉ có hiệu lực với những người sống ở Nhật mà thôi. Vào tháng 4 năm 2014, NHK ngừng dịch vụ này cho Cúp NHK lần thứ 64.

Thể loại

Giải đấu được kết cấu từ hai phần: giải đấu chính và vòng loại. Giải đấu chính bao gồm 6 vòng loại đơn trực tiếp bao gồm 50 tuyển thủ (chia thành "Khu A" và Khu B" với 25 người mỗi khu) cạnh tranh giành danh hiệu "Nhà vô địch Cúp NHK". 4 vòng đấu đầu tiên quyết định 4 người chơi nào sẽ gặp nhau trong 2 trận bán kết cũng như tìm ra người chiến thắng ở mỗi khu; Hai người chiến thắng sau đó sẽ gặp nhau ở trận chung kết để phân thắng bại chung cuộc của giải đấu. Tất cả các trận đấu trong suốt mùa giải đều được phát sóng trên Tivi.

Những người tham gia

Tổng cộng 50 người thi đấu trong giải chính: 49 kỳ thủ và 1 kỳ thủ nữ.[6] Trong số 50 người chơi, sẽ có 32 người chơi Hạt giống và 18 người chơi chiến thắng vòng loại  Người chơi Hạt giống được xác định dựa trên kết quả từ ngày 31 tháng 12 năm trước.Các tiêu chuẩn lựa chọn tuyển thủ hạt giống như sau:[7]

  1. Nhà vô địch, Á quân và hai người thua trong trận bán kết năm trước. (Những người chơi này được đặt cách không bị bắt cặp với nhau cho đến vòng bán kết (vòng 5).
  2. Người giữ một trong 7 đại danh hiệu của giới Shougi: Meijin, Ryuou, Kiou, Osho, Oza, Oi, và Kisei
  3. Kỳ thủ nắm giữ danh hiệu trọn đời hoặc đã đạt được những danh hiệu tương tự (bao gồm cả danh hiệu "nhà vô địch NHK trọn đời") và người chơi từ bậc A đến B1
  4. Người chiến thắng trong các giải đấu khác trong năm trước.
  5. Vị trí dành cho người phụ nữ mang danh hiệu.
  6. Những người chơi đã thể hiện đặc biệt xuất sắc trong năm trước. Điển hình là những người chơi đứng top trong số trận đã chơi, số trận đã thắng, và tỉ lệ chiến thắng dựa vào thông số hạng cuối mùa bởi JSA. (Tuy nhiên số lượng thực tế lệ thuộc vào số lượng người chơi được lựa chọn theo cách thức từ 1 đến 4 được nên trên)

Trong số những người chơi hạt giống, 14 người được trực tiếp chuyển đến vòng 2, và, chỉ cần thắng 5 trận để chiến thắng giải đấu. Trong đó bao gồm đương kim vô địch Cúp NHK, Á quân năm vừa qua, hai kỳ thủ chơi trong trận bán kết và tất cả những người thuộc bậc A tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước.

Điều khiển thời gian

Cúp NHK là một dạng giải đấu "quick play" (早指し hayazashi?) thời gian khá ngắn so với những trận đấu tranh đoạt danh hiệu. Toàn bộ trò chơi thường kéo dài không quá chín mươi phút trong khi đó, các trận tranh các danh hiệu lớn thường kéo dài hai ngày, và một nước đi có thể mất hàng giờ. Một đồng hồ đối chiếu sẽ được sử dụng để theo dõi thời gian của mỗi người chơi. Không giống như các giải đấu cờ vua chuyên nghiệp, kỳ thủ shougi không cần phải thao tác với đồng hồ hay quan tâm tới điểm số vì họ sẽ có một người khác quản lý điểm số chính thức cho họ đến từ hiệp hội.

Vòng loại

Trong vòng loại, thời gian chính thức của mỗi người chơi là 20 phút, sau khi dùng hết thời gian này, họ sẽ phải sử dụng thời gian byoyomi dài 30 giây. Người chơi không thực hiện thành công nước đi sau khi hết 30 giây này sẽ bị xử thua. Thời gian byoyomi được đếm ngược bởi người quản lý điểm số trò chơi chính thức.

Vòng đấu chính (Các trận được phát lên Tivi)

Thời gian chính thức của mỗi người chơi là 10 phút. Sau khi dùng hết 10 phút thì sẽ chuyển đến thời gian suy nghĩ kéo dài 1 phút và có tổng cộng 10 lần (tức 10 phút). Khi người chơi dùng hết thời gian suy nghĩ, byoyomi sẽ được tính với độ dài 30 giây cho mỗi nước đi. Và thời gian được công bố bởi người quản lý tương tự như ở vòng loại.

Các kỉ lục được ghi lại

  • Vô địch nhiều lần nhất: Yoshiharu Habu, 10 lần
  • Người trẻ tuổi nhất giành chức vô địch: Yoshiharu Habu, 18 tuổi, tại Cúp NHK lần thứ 38 (1988)
  • Người lớn tuổi nhất giành chức vô địch: Yasuharu Oyama, 61 tuổi, tại Cúp NHK lần thứ 30 (1980)
  • Người có bậc thấp nhất từng vô địch: Yoiichi Kushida, 4 dan, tại Cúp NHK lần thứ 39 (1989)
  • Chuỗi chiến thắng liên tiếp nhiều nhất: Yoshiharu Habu, 4 lần, từ kì 58 đến kì 61 (2008 đến 2011)
  • Người lớn tuổi nhất giành chiến thắng trong giải đấu: Yuzo Maruta thắng vòng 1 tại Cúp NHK lần thứ 42 (1992) năm 73 tuổi.
  • Người lớn tuổi nhất được tham dự giải đấu: Michio Ariyoshi tại kì 60 (2010) năm 75 tuổi. Ông thua ngay tại vòng đấu đầu tiên.
  • Thời gian lâu giất giữa 2 lần vô địch: 12 năm, Hifumi Katou vô địch Cúp NHK lần thứ 43 (1993), tức 12 năm kể từ khi chức vô địch tại Cúp NHK lần thứ 31  1981)
  • Trận đấu có ít nước đi nhất: 39, Tetsrou Itadani 5 dan (sente-đi trước) vs Tadahisa Maruyama 9 dan (gote-đi sau) trong trân bán kết Cúp NHK lần thứ 60 (2010) 

Nhà vô địch Cúp NHK trọn đời

Người thắng giải đấu với tổng số lần là 10 sẽ được trao danh hiệu "Nhà vô địch Cúp NHK trọn đời" và được quyền tham dự tất cả các kì sau với tư cách kỳ thủ hạt giống. Tính đến nay, chỉ có mỗi Yoshiharu Habu nhận được danh hiệu này. Những người gần tiến đến danh hiệu này là Yasuharu Oyama (đã mất), đã chiến thắng 8 lần, và tiếp đến là Hifumi Katou với 7 lần. Habu chính thức nhận được danh hiệu sau khi đánh bại Akira Watanabe để giành chức vô địch Cúp NHK lần thứ 61 (2011) vào tháng 3 năm 2012.

Những người chiến thắng 

Sau đây là danh sách của các nhà vô địch và Á quân trong các giải đấu tranh Cúp NHK trước.[8].[c]

STT là số thứ tự, tức chỉ Cúp NHK lần thứ...

STT. Năm Về nhất Về nhì
1 1951 Yoshio Kimura Kōzō Masuda
2 1952 Kōzō Masuda Yūzō Maruta
3 1953 Masao Tsukada Motoji Hanamura
4 1954 Yasuharu Ōyama Masao Tsukada
5 1955 Yasuharu Ōyama (2) Renshō Nada
6 1956 Yasuo Harada Renshō Nada
7 1957 Kōzō Masuda (2) Renshō Nada
8 1958 Renshō Nada Yasuharu Ōyama
9 1959 Yūzō Maruta Genichi Ōno
10 1960 Hifumi Katō Yasuharu Ōyama
11 1961 Yasuharu Ōyama (3) Hiroji Katō
12 1962 Renshō Nada (2) Kōzō Masuda
13 1963 Kōzō Masuda (3) Hifumi Katō
14 1964 Yasuharu Ōyama (4) Masao Tsukada
15 1965 Yūzō Maruta (2) Kōzō Masuda
16 1966 Hifumi Katō (2) Tatsuya Futagami
17 1967 Noboru Ōtomo Tatsuya Futagami
18 1968 Yūzō Maruta (3) Michiyoshi Yamada
19 1969 Kunio Naitō Shigeru Sekine
20 1970 Yasuharu Ōyama (5) Makoto Nakahara
21 1971 Hifumi Katō (3) Nobuyuki Ōuchi
22 1972 Yasuharu Ōyama (6) Kunio Yonenaga
23 1973 Hifumi Katō (4) Kunio Naitō
24 1974 Makoto Nakahara Kunio Naitō
25 1975 Nobuyuki Ōuchi Tatsuya Futagami
26 1976 Hifumi Katō (5) Kunio Yonenaga
27 1977 Makoto Nakahara (2) Hifumi Katō
28 1978 Kunio Yonenaga Kazuo Manabe
29 1979 Yasuharu Ōyama (7) Keiji Mori
30 1980 Michio Ariyoshi Makoto Nakahara
31 1981 Hifumi Katō (6) Hatasu Itō
32 1982 Makoto Nakahara (3) Teruichi Aono
33 1983 Yasuharu Ōyama (8) Hifumi Katō
STT Năm Về nhất Về nhì
34 1984 Torahiko Tanaka Hifumi Katō
35 1985 Kōji Tanigawa Kunio Naitō
36 1986 Yūji Maeda Keiji Mori
37 1987 Makoto Nakahara (4) Osamu Nakamura
38 1988 Yoshiharu Habu Makoto Nakahara
39 1989 Yōichi Kushida Akira Shima
40 1990 Manabu Senzaki Yoshikazu Minami
41 1991 Yoshiharu Habu (2) Yasuaki Tsukada
42 1992 Makoto Nakahara (5) Akira Shima
43 1993 Hifumi Katō (7) Yasumitsu Satō
44 1994 Makoto Nakahara (6) Kunio Yonenaga
45 1995 Yoshiharu Habu (3) Daisuke Nakagawa
46 1996 Toshiyuki Moriuchi Nobuyuki Yashiki
47 1997 Yoshiharu Habu (4) Satoshi Murayama
48 1998 Yoshiharu Habu (5) Kazushiza Horiguchi
49 1999 Daisuke Suzuki Masataka Gōda
50 2000 Yoshiharu Habu (6) Toshiaki Kubo
51 2001 Toshiyuki Moriuchi (2) Yasumitsu Satō
52 2002 Hiroyuki Miura Manabu Senzaki
53 2003 Toshiaki Kubo Yoshiharu Habu
54 2004 Takayuki Yamasaki Yoshiharu Habu
55 2005 Tadahisa Maruyama Akira Watanabe
56 2006 Yasumitsu Satō Toshiyuki Moriuchi
57 2007 Yasumitsu Satō (2) Daisuke Suzuki
58 2008 Yoshiharu Habu (7) Toshiyuki Moriuchi
59 2009 Yoshiharu Habu (8) Tetsurō Itodani
60 2010 Yoshiharu Habu (9) Tetsurō Itodani
61 2011 Yoshiharu Habu (10) Akira Watanabe
62 2012 Akira Watanabe[9] Yoshiharu Habu
63 2013 Masataka Gōda [9] Tadahisa Maruyama
64 2014 Toshiyuki Moriuchi (3) Hisashi Namekata
65 2015 Yasuaki Murayama[9] Shōta Chida

Nữ kỳ thủ

Các nữ kỳ thủ đã bắt đầu tham gia kể từ giải đấu lần thứ 43 (1993). Bảng số liệu sau cho biết ai là người được tham gia kèm với đối thủ của họ và kết quả.

Trong đó STT là số thứ tự, tức chỉ Cúp NHK lần thứ...; và W là trận thắng - L là trận thua.

STT Năm Nữ kỳ thủ Đối thủ Kết quả
43 1993 Hiroe Nakai Manabu Senzaki 5d L
44 1994 Ichiyo Shimizu Shingo Hirafuji 4d L
45 1995 Ichiyo Shimizu Naruyuki Hatakeyama 5d L
46 1996 Ichiyo Shimizu Hiroki Iizuka 4d L
47 1997 Ichiyo Shimizu Koichi Fukaura 5d L
48 1998 Ichiyo Shimizu Kensuke Kitahama 6d L
49 1999 Ichiyo Shimizu Akio Ichikawa 6d L[10]
50 2000 Hiroe Nakai Hirotaka Nozuki 4d L[11]
51 2001 Ichiyo Shimizu Naruyuki Hatakeyama 6d L[12]
52 2002 Ichiyo Shimizu Jun'ichi Kase 6d L[13]
53 2003 Hiroe Nakai Mamoru Hatakeyama 6d W[14][15]
Teruichi Aono 9d W
Makoto Nakahara Lifetime 10d L
54 2004 Hiroe Nakai Shūji Satō 6d W[16][17]
Yasumitsu Satō Kisei L
STT Năm Nữ kỳ thủ Đối thủ Kết quả
55 2005 Ichiyo Shimizu Takeshi Kawakami 5d L[18][19]
56 2006 Ryoko Chiba Isao Nakata 7d L[20][21]
57 2007 Ryoko Chiba Kazutoshi Satō 4d L[22][23]
58 2008 Ichiyo Shimizu Tetsurō Itodani 4d L[24][25]
59 2009 Rieko Yauchi Yōichi Kushida 6d L[26][27]
60 2010 Kana Satomi Hiroshi Kobayashi 6d L[28]
Ichiyo Shimizu Kazushiza Horiguchi 7d L[29]
61 2011 Tomomi Kai Akira Shima 9d L[30][31]
62 2012 Tomomi Kai Hirotaka Nozuki 7d L[32][33]
63 2013 Hatsumi Utsumi Kazuhiro Nishikwa 4d L[34][35]
64 2014 Manao Kagawa Manabu Kumasaka 5d L[36][37]
65 2015 Tomomi Kai Tetsuya Fujimori 4d L[38]
66 2016 Momoko Katō Kazutoshi Satō 6d L[39]

Ghi chú

Tham khảo

  1. ^ “NHK Terebi Shōgi Tōnamento” NHKテレビ将棋トーナメント [NHK TV Shogi Tournament] (bằng tiếng Nhật). NHK. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ “Kōeki Shadan Hōjin Nippon Shōgi Renmei” 公益社団法人日本将棋連盟 [Japan Shogi Association] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. ngày 31 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
  3. ^ “NHK Hai Shōgi Tōnamento” NHK杯将棋トーナメント [NHK Cup Shogi Tournament] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ “Tokushū: Kore ga NHK Hai da!” 特集: これがNHK杯だ! [Special feature: This is the NHK Cup!]. 将棋フォーカス [Shogi Focus] (bằng tiếng Nhật). ngày 19 tháng 4 năm 2015. Sự kiện xảy ra vào lúc 14:31. NHK Educational TV. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2015.
  5. ^ “Tokushū: NHK Haisen Midokoro Shōkai!” 特集: NHK杯戦 見どころ紹介! [Special feature: Introducing the high points of the NHK Cup!]. 将棋フォーカス [Shogi Focus] (bằng tiếng Nhật). ngày 10 tháng 4 năm 2016. Sự kiện xảy ra vào lúc 17:10. NHK Educational TV. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2016.
  6. ^ “NHK Shōgi Tōnamento Gaiyō” [NHK Shogi Tournament outline] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  7. ^ “NHK Terebi Shōgi Tōnamento no Shūtsujō Shikaku (Senbatsu Hōhō)” [NHK TV Shogi Tournament participation qualifications (selection process)] (bằng tiếng Nhật). NHK. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  8. ^ “NHK Hai Shōgi Tōnamentosen Kako no Kekka” [NHK Cup Shogi Tournament past results] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2013. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  9. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Moriuchi
  10. ^ “Dai 49kai NHK Haisen Honsen” [49th NHK Cup Tournament: Main] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [JApan Shogi Association]. 1999. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  11. ^ “Dai 50kai NHK Haisen Honsen” [50th NHK Cup Tournament: Main] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. 2000. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  12. ^ “Dai 51kai NHK Haisen Honsen” [51st NHK Cup Tournament: Main] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. 2001. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  13. ^ “Dai 52kai NHK Haisen Honsen” [52nd NHK Cup Tournament: Main] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. 2002. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  14. ^ “Dai 53kai NHK Hai Terebi Shōgi Tōnamento - Tōnamento Hyō” [53rd NHK TV Shogi Tournament: Tournament Bracket] (bằng tiếng Nhật). NHK. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  15. ^ “Dai 53kai NHK Haisen Honsen” [53rd NHK Cup Tournament: Main] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. 2003. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  16. ^ “Dai 54kai NHK Hai Terebi Shōgi Tōnamento - Tōnamento Hyō” [54th NHK TV Shogi Tournament: Tournament Bracket] (bằng tiếng Nhật). NHK. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  17. ^ “Dai 54kai NHK Haisen Honsen” [54th NHK Cup Tournament: Main] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. 2004. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  18. ^ “Dai 55kai NHK Hai Terebi Shōgi Tōnamento - Tōnamento Hyō” [55th NHK TV Shogi Tournament: Tournament Bracket] (bằng tiếng Nhật). NHK. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  19. ^ “Dai 55kai NHK Haisen Honsen” [55th NHK Cup Tournament: Main] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. 2005. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  20. ^ “Dai 56kai NHK Hai Terebi Shōgi Tōnamento - Tōnamento Hyō” [56th NHK TV Shogi Tournament: Tournament Bracket] (bằng tiếng Nhật). NHK. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  21. ^ “Dai 56kai NHK Haisen Honsen” [56th NHK Cup Tournament: Main] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. 2006. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  22. ^ “Dai 57kai NHK Hai Terebi Shōgi Tōnamento - Tōnamento Hyō” [57th NHK TV Shogi Tournament: Tournament Bracket] (bằng tiếng Nhật). NHK. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  23. ^ “Dai 57kai NHK Haisen Honsen” [57th NHK Cup Tournament: Main] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. 2007. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  24. ^ “Dai 58kai NHK Hai Terebi Shōgi Tōnamento - Tōnamento Hyō” [58th NHK TV Shogi Tournament: Tournament Bracket] (bằng tiếng Nhật). NHK. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  25. ^ “Dai 58kai NHK Haisen Honsen” [58th NHK Cup Tournament: Main] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. 2008. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  26. ^ “Dai 59kai NHK Hai Terebi Shōgi Tōnamento - Tōnamento Hyō” [59th NHK TV Shogi Tournament: Tournament Bracket] (bằng tiếng Nhật). NHK. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  27. ^ “Dai 59kai NHK Haisen Honsen” [59th NHK Cup Tournament: Main] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. 2009. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  28. ^ “2010nen 7gatsu 18nichi Dai 60kai NHK Hai 1kaisen Dai 16kyoku” [60th NHK Cup, Round 1 Game 18] (bằng tiếng Nhật). NHK. ngày 18 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  29. ^ “2010nen 8gatsu Tsuitachi Dai 60kai NHK Hai 1kaisen Dai 18kyoku” [60th NHK Cup, Round 1 Game 18] (bằng tiếng Nhật). NHK. ngày 1 tháng 8 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  30. ^ “2011nen 7gatsu 31nichi Dai 61kai NHK Hai 1kaisen Dai 18kyoku” [61st NHK Cup, Round 1 Game 18] (bằng tiếng Nhật). NHK. ngày 31 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  31. ^ “Dai 61kai NHK Haisen Honsen” [61st NHK Cup Tournament: Main] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. 2011. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  32. ^ “2012nen 7gatsu Yōka Dai 62kai NHK Hai 1kaisen Dai 14kyoku” [62nd NHK Cup, Round 1 Game 14] (bằng tiếng Nhật). NHK. ngày 8 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  33. ^ “Dai 62kai NHK Haisen Honsen” [62nd NHK Cup Tournament: Main] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. 2012. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  34. ^ “2013nen 8gatsu Yokka Dai 63kai NHK Hai 1kaisen Dai 18kyoku” [63rd NHK Cup, Round 1 Game 18] (bằng tiếng Nhật). NHK. ngày 4 tháng 8 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  35. ^ “Dai 63kai NHK Haisen Honsen” [63rd NHK Cup Tournament: Main] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. 2013. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  36. ^ “2014nen 8gatsu Mikka Dai 64kai NHK Hai 1kaisen Dai 18kyoku” [64th NHK Cup, Round 1 Game 18] (bằng tiếng Nhật). NHK. ngày 3 tháng 8 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  37. ^ “Dai 64kai NHK Haisen Honsen” [64th NHK Cup Tournament: Main] (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟 [Japan Shogi Association]. 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  38. ^ “2015 Nen 7 Gatsu 19 Nichi Dai 65 Kai NHK Hai Ikaisen Dai 16 Kyoku” [65th NHK Cup: Rd. 1, Game 16, ngày 19 tháng 7 năm 2015] (bằng tiếng Nhật). NHK-E. 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2015. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  39. ^ “2016 Nen 7 Gatsu 24 Nichi Dai 66 Kai NHK Hai Ikaisen Dai 17 Kyoku” [66th NHK Cup: Rd. 1, Game 17, ngày 24 tháng 7 năm 2016] (bằng tiếng Nhật). NHK-E. 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2016. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  1. ^ The word kishi refers to shogi players officially awarded professional status by the JSA. Only amateurs strong enough to join and graduate from the JSA's Apprentice professional training school [ja] (奨励会 shōreikai?) are awarded kishi status and the rank of professional 4 dan.
  2. ^ Most JSA professionals compete in "ranking leagues" (順位戦 jun'isen?). Performance in these leagues impacts the type of tournaments a professional can compete in as well as the salary and other monies (e.g., appearance fees, match fees, etc.) they receive from the JSA and others. There are five ranking leagues, or classes and games are held from June to March. Class A is the top class and the winner earns the right to challenge the reigning Meijin in the next Meijin title match. Professionals in classes B1, B2, C1 and C2 not only compete for promotion to the next highest class, but also to avoid demotion to the next lowest class. Professionals demoted from Class C2 become free class (フリークラス furīkurasu?) professionals and must satisfy certain conditions before being allowed to rejoin Class C2. Failure to do so often leads to retirement.
  3. ^ For example, a "(2)" next to a winner's name means that this was the second time they won the tournament.