Dũng Nhi

Dũng Nhi
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lê Dũng Nhi
Ngày sinh
8 tháng 5, 1951
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên
Giáo viên (đã thôi việc)
Gia đình
Cha mẹ
Thu Hà
Con cái
3 (2 gái)
Đào tạoĐại học sư phạm
Sự nghiệp điện ảnh
Vai trò
  • Diễn viên
  • Thư ký
  • Trợ lý đạo diễn
Năm hoạt động1973 -
Vai diễnHoàng Kim trong Bí thư Tỉnh ủy
Website

Dũng Nhi là diễn viên điện ảnh và truyền hình Việt Nam, ông được biết với vai Kiên trong Sao tháng Tám. Ông thường thể hiện những vai chính diện, quan chức, tri thức; tuy nhiên ông vẫn thành công với vai phản diện, điển hình là Năm Sài Gòn trong phim Bỉ vỏ.

Tiểu sử và đời tư

Dũng Nhi tên đầy đủ là Lê Dũng Nhi, sinh ngày 8 tháng 5 năm 1951 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, ông ngoại, mẹ và dì ông đều là nghệ sĩ. Ông có hai anh trai đã hy sinh và ba người em đã từng theo nghệ thuật sân khấu. Vợ ông cũng làm nghệ thuật, họ có 3 người con, trong đó vợ chồng người con trai lớn Lê Vũ Long là nghệ sĩ múa.[1][2]

Sự nghiệp

Năm 1967 là niên học duy nhất cả nước không tổ chức kì thi tuyển sinh vào đại học, học sinh được phân về các trường, căn cứ vào bảng điểm và cả một phần lý lịch gia đình. Dũng Nhi tốt nghiệp phổ thông và theo học Cao đẳng Sư phạm trong ba năm. Môn yêu thích nhất là Sinh học, nhưng nhìn vào kết quả học ban xét duyệt cho ông vào khoa Văn; vì đây là môn học được nền giáo dục bấy giờ đề cao nhất.[3]

Năm chuẩn bị ra trường, khi lên chỗ sơ tán chia tay mẹ là nghệ sĩ Thu Hà đi diễn, ông gặp đạo diễn Quốc Long, đạo diễn Trần Đắc; hai vị đạo diễn đang tìm kiếm gương mặt đảm nhận nhân vật anh hùng Lê Mã Lương cho bộ phim "Bài ca ra trận". Họ cho Dũng Nhi thử vai và thấy rất vừa lòng, ít lâu sau ông nhận lệnh nhập ngũ. Dũng Nhi vào Quảng Trị, chiến đấu ở Thành cổ suốt 81 ngày đêm. Năm 1973, cấp trên xét thấy nhà Dũng Nhi bấy giờ có ba con trai thì hai người đã là liệt sĩ, ông được lệnh xuất ngũ. Về lại trường theo học, Dũng Nhi lại gặp đoàn phim Bài ca ra trận và được nhận vào làm diễn viên; ban đầu đạo diễn Trần Đắc quyết định không cho ông đóng vai Lê Mã Lương mà đóng vai chính ủy. Nhưng một tuần sau, vị đạo diễn lại quyết định để Dũng Nhi đóng vai chính Lê Mã Lương. Trong bộ phim, Dũng Nhi được đóng chung với diễn viên Như Quỳnh - khi ấy còn là diễn viên cải lương. Một điều trùng hợp thú vị là bộ phim điện ảnh đầu tiên là Bài ca ra trận, và bộ phim điện ảnh sau cùng của ông là Hoài vũ trắng; nhân vật Dũng Nhi đóng trong cả hai phim đều là anh hùng Lê Mã Lương.[3]

Dũng Nhi từng làm giáo viên dạy Văn tại trường THCS Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng trong 5 năm; trong thời gian quay các phim "Sao Tháng Tám” và “Từ một cánh rừng”, ngày thường đi dạy học, ngày nghỉ hoặc kỳ nghỉ Hè thì đi đóng phim.[4] Cho đến khi đóng bộ phim Ngày ấy bên sông Lam, nhà truờng không cho ông đi nữa; đứng trước hai sự lựa chọn, ông đã quyết định gia nhập Hãng Phim truyện với vai trò chính là thư ký, trợ lý đạo diễn, phó đạo diễn cho đến khi về hưu.[3][5]

Ngoài anh hùng Lê Mã Lương, ông còn đóng nhiều nhân vật lịch sử có thật như Tô Hiệu trong Lời anh chưa kịp nói hay Nguyễn Tuân trong Mê thảo- Thời vang bóngKim Ngọc trong Bí thư tỉnh ủy. Và một số vai dựa theo nhân vật có thật như Năm Sài Gòn trong Bỉ vỏ, thứ trưởng Cao Đức Cẩm trong 2 phần phim Chạy án.[3]

Để diễn đạt được nhân vật Nguyễn trong phim "Mê Thảo - thời vang bóng", Dũng Nhi bỏ hẳn nửa năm học trống chầu từ ca nương Bạch Vân. Với bộ phim "Niệm khúc cho người cha", ông lại mất gần hai tháng học violin.

Tác phẩm

Điện ảnh

Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Diễn viên Ghi chú
1973 Bài ca ra trận Nam Trần Đắc Như Quỳnh, Thanh Loan Lấy hình mẫu anh hùng Lê Mã Lương
1976 Sao tháng tám Kiên Trần Đắc;

Đức Hoàn

Đức Hoàn, Vũ Thanh Tú, Trần Phương
Ngày lễ thánh Thiếu úy công an Bạch Diệp Trà Giang, Như Quỳnh, Lại Phú Cường , Phạm Bằng, Thế Anh
1978 Từ một cánh rừng Hiếu Đức Hoàn Nguyễn Văn Hiệp, Trần Mai Khanh, Bùi Bài Bình, Xuân Tạc, Trần Đắc
1980 Ngày ấy bên sông Lam Thầy giáo Lương Nguyễn Ngọc Trung Diệu Thuần, Thanh Hiền, Trịnh Thịnh, Ngọc Tiệp, Hoàng Yến
1986 Dòng sông khát vọng Đỗ Hải Đức Trung, Tất Bình, Hoàng Cúc, Bích Vân, Trần Đắc, Trịnh Thịnh, Chiều Xuân
Cuộc chia tay không hẹn trước Lê Hải Bạch Diệp Trần Vân, Mạnh Linh, Ngọc Bích Kiêm Trợ lý đạo diễn[6]
1988 Bỉ vỏ Năm "Sài Gòn" Lương Đức, Vũ Lệ Mỹ Hoàng Cúc, Anh Đào, Trần Đức, Bùi Công Dũng Dựa theo truyện ngắn Bỉ vỏ của Nguyên Hồng
2002 Mê Thảo - thời vang bóng Nguyễn Việt Linh Đơn Dương, Nguyễn Minh Trang, Thúy Nga, Hồng Chương Lấy hình mẫu nhà văn Nguyễn Tuân
Vũ khúc con cò Chỉ huy Jonathan Foo, Nguyễn Phan Quang Bình Chi Bảo, Quang Hải, Mai Nguyên, Ngọc Hiệp, Đỗ Hải Yến, Tạ Ngọc Bảo
2008 Hoài vũ trắng Lê Mã Lương Đào Duy Phúc Võ Thành Tâm, Khánh Huyền, Phúc An
2012 Thiên mệnh anh hùng Nguyễn Trãi Victor Vũ Huỳnh Đông,Midu,Vân Trang,Khương Ngọc,Kim Hiền,Minh Thuận

Truyền hình

Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Kênh Nguồn
1998 Gà ô tử mỵ VTV3
Thầy và trò Đặng Phi VTV1
Của để dành Bố Lan Đỗ Thanh Hải VTV3
1999 Chuyện bên sông Nguyễn Danh Dũng
2000 Hát mãi khúc quân hành Đặng Tất Bình - Phi Tiến Sơn
Tình yêu có bao giờ sai Ông Nhật Vũ Hồng Sơn
2001 Nắng chiều Hoàng Trần Doãn VTV1
Mùa lá rụng Luận Trần Quốc Trọng VTV3
Sóng ngầm Ông Hưng Vũ Hồng Sơn - Nguyễn Hữu Trọng
2002 Bác cả người sung sướng Trần Lực
Niệm khúc cho người cha Ông Quang Vũ Hồng Sơn
Chớm nắng Thử Vũ Minh Trí
2003 Người ở bến sông Nguyễn Danh Dũng
2004 Những cánh hoa mong manh Vũ Minh Trí
Đường đời Ông Vương Trần Quốc Trọng - Trần Hoài Sơn
Thế giới không đàn bà Lê Viễn Vũ Minh Trí
2005 Trò đùa của số phận Quang Bùi Huy Thuần VTV1
Hương đất Hữu Trần Quốc Trọng VTV3
2006 Cổ tích của ngày mưa Cao Mạnh H1
Chạy án Thứ trưởng Cao Đức Cẩm Vũ Hồng Sơn VTV1
2008 Những cánh hoa bay Thầy Đại Bùi Huy Thuần VTV3
Chạy án (phần 2) Thứ trưởng Cao Đức Cẩm Vũ Hồng Sơn VTV1
Gió từ Phố Hiến Vũ Minh Trí
2009 Ngõ lỗ thủng Khoái Trần Quốc Trọng
2010 Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Kim Trần Quốc Trọng - Trần Trọng Khôi
Hà Nội một thời Bạch Diệp VTC
2019 Tình xa Ông nội Phong Trần Chí Thành VTV9

Giải thưởng

Năm Sự kiện Giải thưởng Kết quả Ghi chú
2010 Lễ trao giải phim truyền hình được yêu thích nhất năm 2009 do Tạp chí Truyền hình tổ chức Giải cống hiến Đoạt giải Cùng nghệ sĩ Trần Hạnh
2011 Lễ trao giải phim truyền hình được yêu thích nhất năm 2010 do Tạp chí Truyền hình tổ chức Nam diễn viên được yêu thích nhất năm 2010 Đoạt giải Phim Bí thư tỉnh ủy

Tham khảo

  1. ^ VTV, BAO DIEN TU (9 tháng 9 năm 2015). “Chuyện đời ít biết về những cặp bố con thành danh trên màn ảnh”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ “Dũng Nhi và những vai diễn để đời - Quái vật điện ảnh | quaivatdienanh.com”. quaivatdienanh.com. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ a b c d cand.com.vn. “Nghệ sĩ Dũng Nhi: Từ Năm Sài Gòn tới Bí thư tỉnh uỷ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ PLO.VN (31 tháng 10 năm 2010). “Người nghệ sĩ của nhân dân”. PLO. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ “Dũng Nhi: 'Nghề diễn là phải gác vợ con sang một bên'. ZingNews.vn. 11 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ Cuộc Chia Tay Không Hẹn Trước, truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2023