Cuộc vây hãm Vicksburg (18 tháng 5–4 tháng 7 năm 1863) là hoạt động quân sự lớn sau cùng của chiến dịch Vicksburg thời Nội chiến Hoa Kỳ. Sau một chuỗi các hoạt động, Thiếu tướng Liên bang miền Bắc Ulysses S. Grant đã kéo Binh đoàn sông Tennessee vượt sông Mississippi, đẩy quân Liên minh miền Nam do tướng John C. Pemberton chỉ huy vào thế trận phòng ngự quanh thành phố pháo đài Vicksburg, Mississippi. Sau hai lần tấn công (ngày 19 và 22 tháng 5) vào các công sự của quân miền Nam bị thất bại với thiệt hại nặng nề, Grant quyết định cho quân bao vây thành phố, bắt đầu từ 25 tháng 5. Pemberton không bị bắt buộc phải cố thủ nhưng vẫn quyết cầm cự. Bị cô lập, hầu như không còn tiếp tế, quân dân trong thành phố phải chịu cảnh đói khổ trong 6 tuần. Bị cô lập, hầu như không còn tiếp tế, quân dân trong thành phố phải chịu cảnh đói khổ trong 6 tuần. Khi đó, quân đội của tướng Robert E. Lee lại tấn công miền Bắc, bỏ lửng Vicksburg.[5] Vicksburg luôn chịu những cơn mưa đạn của súng cối miền Bắc, và quân dân ở đây thậm chí còn ăn thịt chuột. Đến ngày 3 tháng 7 năm 1863, quân miền Nam đã nản chí. Đội quân miền Nam duy nhất có khả năng cứu vãn Vicksburg cũng không làm gì được.[6] Pemberton phải giảng hòa,[4] và đầu hàng vào ngày 4 tháng 7 năm ấy.[7]
Do tầm quan trọng của Vicksburg với phe miền Nam, đại thắng tại Vicksburg của quân miền Bắc có ý nghĩa to lớn trong cuộc chiến.[8] Không những là thắng lợi chiến thuật lớn của quân miền Bắc, đây cũng là chiến thắng về mặt tâm lý cho họ.[9] Trận Vicksburg đã dẫn tới việc cảng Hudson thất thủ ngày 9 tháng 7,[10] khiến cho sông Mississippi từ đó hoàn toàn thuộc kiểm soát của miền Bắc cho đến hết cuộc chiến. Thắng lợi lớn tại Vicksburg đã đánh dấu sự chấm dứt của chiến dịch hiển hách nhất của Grant trong suốt chiến tranh,[11] đã loại hẳn một Binh đoàn của miền Nam ra khỏi vòng chiến[12]. Trận Vicksburg cũng xua tan tiếng xấu của ông như là vị tướng suýt thua trận Shiloh (1862),[13] và khiến ông dần dần trở thành người anh hùng của Liên bang.[14] Chiến thắng Vicksburg thể hiện sự táo bạo và tài dụng binh của Grant,[11] và được xem là thắng lợi vĩ đại nhất của một viên tướng Liên bang cho đến thời điểm ấy.[15] Quân của ông đã bắt được tù binh cùng với hàng trăm khẩu pháo.[4] Sự đầu hàng của quân miền Bắc tại Vicksburg song hành với thất bại của Lee trong trận Gettysburg được xem là một "thảm họa đôi" cho quân miền Nam[12], cũng như là một bước ngoặt của Nội chiến Hoa Kỳ.[16] Cả hai trận chiến đều được xem là những chiến thắng lớn nhất của Liên bang miền Bắc trong suốt cuộc chiến.[17] Với ý nghĩa chính trị trọng đại,[11] hai trận đánh này là mốc lịch sử bắt đầu sự suy yếu của Liên minh miền Nam, vì kể từ đây lực lượng của họ bị chia làm hai phần, quân miền Nam không thể liên lạc tiếp ứng được với khu vực phía tây sông Mississippi cho đến hết chiến tranh. Thành phố Vicksburg đã không tổ chức kỷ niệm Ngày Độc lập Hoa Kỳ trong suốt 8 năm sau cuộc đầu hàng này. Bên cạnh đó, sự trùng hợp của hai thắng lợi vang dội tại Gettysburg và Vicksburg với Ngày Độc lập năm 1863 có ý nghĩa biểu tượng rất lớn cho quân dân miền Bắc, khiến cho ngày hôm ấy trở nên "thần kỳ" đối với họ.[18][19]
Mặc dù chiến thắng Gettysburg trở nên nổi tiếng hơn hẳn chiến thắng Vicksburg trong lịch sử Hoa Kỳ, trận Vicksburg đã đem lại những thành quả thực tiễn và[18] quan trọng hơn là trận Gettysburg.[8] Ngoài ra, cuộc vây hãm Vicksburg được xem là cuộc vây hãm tiêu biểu nhất của cuộc nội chiến Hoa Kỳ.[20] Dù sao đi chăng nữa, cả hai cuộc đại thắng này đều gia tăng số lượng người ủng hộ Lincoln.[11] Bản thân Lincoln sau khi Grant giành thắng lợi lớn tại Vicksburg cũng càng thêm tin cậy vào khả năng cầm quân của vị tướng này.[12][18] Sau hai thất bại nặng nề, tinh thần cũng như hy vọng ly khai khỏi Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ của người miền Nam.[5] Sau chiến thắng Vicksburg - được xem là một trong những thắng lợi lớn nhất trong lịch sử nhân loại[15] đồng thời là thắng lợi huy hoàng nhất của người Mỹ kể từ sau khi lập quốc,[21] quân đội miền Bắc đã nâng cao uy tín của mình với chiến thắng trong Chiến dịch Tullahoma ở miền Trung Tennessee.[12]
Bối cảnh
Sau khi quân đội Liên bang của Thiếu tướng Ulysses S. Grant vượt sông Mississippi về hướng Nam Vicksburg tại Bruinsburg và tiến về hướng Đông Bắc, Grant đánh thắng quân miền Nam trong Trận cảng Gibson và Raymond rồi chiếm được Jackson, thủ phủ bang Mississippi vào ngày 14 tháng 5 năm 1863, buộc Tướng Pemberton phải rút quân về hướng Tây. Quân miền Nam cố gắng chặn chân quân miền Bắc, nhưng thất bại trong hai trận Champion Hill và Big Black River Bridge. Pemberton tin là binh đoàn của Thiếu tướng William T. Sherman đang hòng đánh tạt sườn quân đội ông từ hướng Bắc, do đó Pemberton không còn gì nữa ngoài hai lựa chọn duy nhất: hoặc là triệt thoái hoặc là để bị bọc sườn. Pemberton đốt cháy các cây cầu trên dòng sông Big Black và lấy hết tất cả những gì có thể ăn được trên đường tiến của ông, cả thực vật lẫn động vật, giữa lúc ông đang rút quân về thành phố Vicksburg được bố phòng chặt chẽ.[22]
Lực lượng hai bên và tuyến phòng thủ Vicksburg
Chú thích
- ^ John C. Fredriksen, American Military Leaders: A-L. v. 2. M-Z, trang 300
- ^ Kennedy, trg 172.
- ^ a b Kennedy, trg 173.
- ^ a b c James R. Arnold, Roberta Wiener, American Civil War: The Essential Reference Guide, trang 223
- ^ a b Mary Beth Norton, Carol Sheriff, David W. Blight, Howard P. Chudacoff, Fredrik Logevall, A People and a Nation, Volume I: A History of the United States: To 1877, các trang 411-414.
- ^ Tim McNeese, America's Civil War, trang 81
- ^ Sheehan-Dean, Aaron. Gettysburg: Turning Point or a Small Stepping-Stone to Victory. Cập nhật ngày 18 tháng 12 năm 2011.
- ^ a b Christopher Waldrep, Vicksburg's long shadow: the Civil War legacy of race and remembrance, các trang XI-XVI.
- ^ Edward L. Ayers, Lewis L. Gould, David M. Oshinsky, Jean R. Soderlund, American Passages: A History of the United States, Volume 1: To 1877, Brief, các trang 324-327.
- ^ Siege of Vicksburg, 19 May-ngày 4 tháng 7 năm 1863
- ^ a b c d David M. Kennedy, Lizabeth Cohen, Thomas A. Bailey, The American Pageant, Volume I: A History of the American People: To 1877, Tập 1, trang 496
- ^ a b c d Gary W. Gallagher, Lee and His Generals in War and Memory, trang 253
- ^ Mark E. Neely, Harold Holzer, The Union image: popular prints of the Civil War North, trang 208
- ^ Mark E. Neely, Harold Holzer, The Union image: popular prints of the Civil War North, trang 162
- ^ a b Wilmer Jones, Generals in Blue and Gray: Volume One; Lincoln's Generals, trang 173
- ^ Gina DeAngelis, The Battle of Gettysburg: Turning Point of the Civil War, các trang 33-36.
- ^ Stephen E. Ambrose, Duty, honor, country: a history of West Point, trang 186
- ^ a b c Alan Hankinson, Vicksburg 1863: Grant clears the Mississippi, trang 68
- ^ A. E. Elmore, Lincoln's Gettysburg address: echoes of the Bible and Book of Common Prayer, trang 219
- ^ Stanley Sandler, Ground Warfare: An International Encyclopedia, Tập 1, các trang 924-925.
- ^ William McKnight, Do they miss me at home?: the Civil War letters of William McKnight, Seventh Ohio Volunteer Cavalry, trang 233
- ^ Esposito, text for map 105.
Thư mục
- Ballard, Michael B. Vicksburg, The Campaign that Opened the Mississippi. Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2004. ISBN 0-8078-2893-9.
- Bearss, Edwin C. The Campaign for Vicksburg. 3 vols. Dayton, OH: Morningside House, 1985. ISBN 978-0-89029-312-6.
- Catton, Bruce. The Centennial History of the Civil War. Vol. 3, Never Call Retreat. Garden City, NY: Doubleday, 1965. ISBN 0-671-46990-8.
- Eicher, David J. The Longest Night: A Military History of the Civil War. New York: Simon & Schuster, 2001. ISBN 0-684-84944-5.
- Esposito, Vincent J. West Point Atlas of American Wars. New York: Frederick A. Praeger, 1959. OCLC 5890637. The collection of maps (without explanatory text) is available online at the West Point website Lưu trữ 2012-08-29 tại Archive.today.
- Foote, Shelby. The Civil War: A Narrative. Vol. 2, Fredericksburg to Meridian. New York: Random House, 1958. ISBN 0-394-49517-9.
- Alan Hankinson, Vicksburg 1863: Grant clears the Mississippi[liên kết hỏng], Osprey Publishing, 30-09-1993. ISBN 1855323532.
- Grabau, Warren E. Ninety-Eighty Days: A Geographer's View of the Vicksburg Campaign. Knoxville: University of Tennessee Press, 2000. ISBN 1-57233-068-6.
- Grant, Ulysses S. Personal Memoirs of U. S. Grant. 2 vols. Charles L. Webster & Company, 1885–86. ISBN 0-914427-67-9.
- Kennedy, Frances H., ed. The Civil War Battlefield Guide. 2nd ed. Boston: Houghton Mifflin Co., 1998. ISBN 0-395-74012-6.
- Korn, Jerry, and the Editors of Time-Life Books. War on the Mississippi: Grant's Vicksburg Campaign. Alexandria, VA: Time-Life Books, 1985. ISBN 0-8094-4744-4.
- McPherson, James M. Battle Cry of Freedom: The Civil War Era. Oxford History of the United States. New York: Oxford University Press, 1988. ISBN 0-19-503863-0.
- Smith, Jean Edward. Grant. New York: Simon & Shuster, 2001. ISBN 0-684-84927-5.
- Simon, John Y., ed. The Papers of Ulysses S. Grant. Vol. 8, April 1 – ngày 6 tháng 7 năm 1863 Lưu trữ 2011-07-20 tại Wayback Machine. Carbondale: Southern Illinois University Press, 1979. ISBN 0-8093-0884-3.
- National Park Service battle description
- CWSAC Report Update
Đọc thêm
- Mark E. Neely, Harold Holzer, The Union image: popular prints of the Civil War North, UNC Press Books, 2000. ISBN 0807825107.
- William McKnight, Do they miss me at home?: the Civil War letters of William McKnight, Seventh Ohio Volunteer Cavalry, Ohio University Press, 20-04-2010. ISBN 0821419145.
- Stanley Sandler, Ground Warfare: An International Encyclopedia, Tập 1, ABC-CLIO, 01-09-2002. ISBN 1576073440.
- Bearss, Edwin C. Receding Tide: Vicksburg and Gettysburg: The Campaigns That Changed the Civil War. Washington, DC: National Geographic Society, 2010. ISBN 978-1-4262-0510-1.
- Groom, Winston. Vicksburg, 1863. New York: Knopf, 2009. ISBN 978-0-307-26425-1.
- Winschel, Terrence J. Triumph & Defeat: The Vicksburg Campaign. Campbell, CA: Savas Publishing Company, 1999. ISBN 1-882810-31-7.
- Wilmer Jones, Generals in Blue and Gray: Volume One; Lincoln's Generals, Stackpole Books, 10-03-2006. ISBN 081173286X.
- Christopher Waldrep, Vicksburg's long shadow: the Civil War legacy of race and remembrance, Rowman & Littlefield, 2005. ISBN 0742548686.
- Winschel, Terrence J. Triumph & Defeat: The Vicksburg Campaign, Vol. 2. New York: Savas Beatie, 2006. ISBN 1-932714-21-9.
- James R. Arnold, Roberta Wiener, American Civil War: The Essential Reference Guide, ABC-CLIO, 31-07-2011. ISBN 1598849050.
- Mary Beth Norton, Carol Sheriff, David W. Blight, Howard P. Chudacoff, Fredrik Logevall, A People and a Nation, Volume I: A History of the United States: To 1877, Cengage Learning, 01-01-2011. ISBN 0495915890.
- Edward L. Ayers, Lewis L. Gould, David M. Oshinsky, Jean R. Soderlund, American Passages: A History of the United States, Volume 1: To 1877, Brief, Cengage Learning, 01-01-2011. ISBN 0495915203.
- Stephen E. Ambrose, Duty, honor, country: a history of West Point, JHU Press, 1999. ISBN 0801862930.
- David M. Kennedy, Lizabeth Cohen, Thomas A. Bailey, The American Pageant, Volume I: A History of the American People: To 1877, Tập 1, Cengage Learning, 2009. ISBN 0547166591.
- Winschel, Terrence J. Vicksburg: Fall of the Confederate Gibraltar. Abilene, TX: McWhiney Foundation Press, 1999. ISBN 978-1-893114-00-5.
- Gary W. Gallagher, Lee and His Generals in War and Memory, LSU Press, 01-03-2004. ISBN 0807129585.
- Woodworth, Steven E., ed. Grant's Lieutenants: From Cairo to Vicksburg. Lawrence: University Press of Kansas, 2001. ISBN 0-7006-1127-4.
- Tim McNeese, America's Civil War, Lorenz Educational Press, 01-09-2003. ISBN 0787705845.
- Woodworth, Steven E. Jefferson Davis and His Generals: The Failure of Confederate Command in the West. Lawrence: University Press of Kansas, 1990. ISBN 0-7006-0461-8.
- A. E. Elmore, Lincoln's Gettysburg address: echoes of the Bible and Book of Common Prayer, SIU Press, 20-11-2009. ISBN 0809329514.
- Woodworth, Steven E. Nothing but Victory: The Army of the Tennessee, 1861–1865. New York: Alfred A. Knopf, 2005. ISBN 0-375-41218-2.
Liên kết ngoài
|