Chi Tâm mộc (danh pháp khoa học: Cordia) là một chi thực vật có hoa trước đây được xếp trong phân họ Cordioideae của họ Mồ hôi (Boraginaceae) nhưng gần đây được chuyển sang họ Tâm mộc (Cordiaceae). Nó chứa khoảng 200-250 loài cây bụi và cây gỗ, được tìm thấy rộng khắp thế giới, chủ yếu trong khu vực ôn đới ấm. Các loài có ở Việt Nam được gọi chung trong tiếng Việt là tâm mộc.[3]
Tên chi là để vinh danh nhà thực vật học kiêm nhà dược học người Đức Valerius Cordus (1515-1544).[4] Giống như phần lớn các loài trong họ Boraginaceae, phần lớn các loài có lông trên lá. Nhiều loài có hoa thơm và đẹp, mặc dù hoa không bền. Một số loài nhiệt đới có quả ăn được.
Phân loại
Phân loại chi Cordia là phức tạp và gây mâu thuẫn. Gottschling et al. (2005) viết rằng một phần điều này là do "sự biến thiên nội loài là cực kỳ cao" trong một số nhóm loài, làm cho việc nhận dạng gặp khó khăn, và một phần là do các đơn vị phân loại mới từng được "mô tả dễ dãi trên nền tảng các mẫu vật phòng mẫu cây được bảo tồn kém".[5]
Cordia dichotomaG.Forst, 1786–Thiên đầu thống, hồ, tâm mộc hai ngả, trái keo, lá trắng, lá bạc, tâm mộc Wallich, tâm mộc thơm, cây bẫy chim. Nhiệt đới châu Á và Australasia.[7]
Cordia grandisRoxb., 1824– Tâm mộc to, ngút to, chua ngút to.
Cordia myxaL., 1753–Tâm mộc nhớt, tâm mộc nhẵn, thiên đầu thống, mận Assyria. Nam Á, Đông Nam Á. Cordia domestica được một số nguồn coi là loài tách biệt, trong khi một số nguồn khác coi là C. myxa var. domestica.[8]Cordia obliquaWilld., 1794 từng được đặt trong "tổ hợp loài Cordia myxa",[9] hoặc được coi như là đồng nghĩa của Cordia dichotoma.[10]
Nhiều loài tâm mộc có hoa thơm và sặc sỡ và được trồng phổ biến trong nhiều khu vườn, mặc dù chúng không phải là những loài chịu được rét.[14]
Thực phẩm
Một số loài nhiệt đới có quả ăn được. Tại Ấn Độ, quả của các loài bản địa được sử dụng như là rau, tươi hoặc nấu chín hoặc ngâm, được biết đến dưới nhiều tên gọi như lasora trong tiếng Hindi. Một loài như vậy là tâm mộc hai ngả (C. dichotoma), được gọi là gunda hay tentidela trong tiếng Hindi và lasura trong tiếng Nepal. Quả tâm mộc hai ngả được gọi là phá bố tử 破布子 (pò bù zì), thụ tử tể 樹子仔 (shù zì zì) hay thụ tử 樹子(shù zì) ở Đài Loan nơi chúng được ăn ở dạng ngâm.
Gỗ
Gỗ của một vài loài Cordia được thu hoạch ở quy mô thương mại. Nguyệt quế Ecuador (C. alliodora), ziricote (C. dodecandra), du Tây Ban Nha (C. gerascanthus) và C. goeldiana được sử dụng làm đồ nội thất và cửa tại Trung và Nam Mỹ.[14]
Ziricote[15] và bocote[16] đôi khi được sử dụng như là gỗ làm thùng đàn guitar. Nhạc công Richard Thompson sử dụng loại đàn guitar Lowden F-35C RT Richard Thompson Signature Model với lưng và hông thùng đàn làm từ gỗ ziricote.[17] Tương tự, vỏ một số loại trống được làm từ gỗ C. africana, C. millenii và C. platythyrsa do sự âm vang của gỗ.[18]
^“Cordia L.”. TROPICOS. Missouri Botanical Garden. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2009.
^“Cordia L.”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 5 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2010.
^Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Tập II. Các mục từ từ 7222 đến 7231 - Cordia spp., trang 802-804. Nhà Xuất bản Trẻ.
^Gottschling, Marc; Miller, James S.; Weigend, Maximilian; Hilger, Hartmut H. (ngày 1 tháng 10 năm 2005). “Congruence of a Phylogeny of Cordiaceae (Boraginales) Inferred from ITS1 Sequence Data with Morphology, Ecology, and Biogeography”. Annals of the Missouri Botanical Garden. 92 (3): 425–437. JSTOR40035480.
^“Cordiadichotoma Forst. f.”. Ecology and Evolutionary Biology Plant Growth Facilities. University of Connecticut. ngày 6 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2009.
^“11491”. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2015.
^“Cordia obliqua”. The Plant List. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2015.
^“Species Records of Cordia”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2010.