Chi Khổ sâm
Chi Khổ sâm (danh pháp khoa học: Sophora) là một chi của khoảng 45 loài cây thân gỗ nhỏ và cây bụi trong phân họ Đậu (Faboideae) của họ Đậu (Fabaceae). Các loài trong chi này có nguồn gốc từ vùng đông nam châu Âu tới miền nam châu Á, Australasia, các đảo trên Thái Bình Dương và miền tây Nam Mỹ. Chi này trước đây có định nghĩa rộng, bao gồm nhiều loài mà hiện nay được xếp trong các chi khác, đáng chú ý là Styphnolobium (hòe), với khác biệt rõ nét nhất là thiếu vi khuẩn cố định đạm (vi khuẩn nốt rễ) trên rễ, và Calia (đậu Mescal). Tại New Zealand các loài trong chi Sophora được biết đến dưới tên gọi kowhai. Toromiro (Sophora toromiro) trước đây là cây phổ biến trong các khu rừng của đảo Phục Sinh. Tuy nhiên, chúng đã bị đốn hạ trong quá trình tàn phá rừng trên đảo vào thế kỷ 18, và sau đó bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Loài cây này được tái trồng trên đảo trong một dự án khoa học do Vườn thực vật Hoàng gia Kew và Vườn thực vật Göteborg chủ trì, trong đó các cây duy nhất còn lại của loài này với nguồn gốc rõ ràng đã được trồng trong thập niên 1960 từ các hạt do Thor Heyerdahl thu thập. Sophora macrocarpa là loài cây gỗ nhỏ có nguồn gốc từ Chile, được gọi tại đây là mayo hay mayú. Một số loài
Chú thíchTham khảoWikispecies có thông tin sinh học về Chi Khổ sâm Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chi Khổ sâm.
|