Nó là chi thuộc phân họ Faboideae và gần đây được gán vào nhánh đơn ngành với tên gọi không chính thức là nhánh Pterocarpustrong phạm vi tông Dalbergieae.[1][2] Phần lớn các loài của Pterocarpus sản sinh ra gỗ có giá trị, được buôn bán quốc tế dưới các tên gọi như padauk, padouk, mukwa hay narra. Gỗ của P. santalinus được đánh giá cao tại Trung Quốc và tại đây người ta gọi nó là tử đàn (紫檀).[4][5] Gỗ từ giáng hương ấn (P. indicus) và giáng hương chân (P. macrocarpus) cũng được tiếp thị quốc tế dưới tên gọi amboyna khi chúng được trồng thành dạng có mắt gỗ.[6]
Từ nguyên
Tên khoa học là dạng viết chữ Latinh của các từ tiếng Hy Lạp cổ πτέρυξ (ptérux) và καρπός (karpós), có nghĩa là "quả cánh", để nói tới hình dạng bất thường của quả đậu trong chi này.
Các loài
Có 35-66 loài hiện được chấp nhận trong chi này, tùy theo quan điểm phân loại:[7][8] Danh sách 41 loài dưới đây lấy theo Plants of the World Online.[9]
Pterocarpus angolensis DC., 1825- Kiaat. Phân bố: Angola, Botswana, dải Caprivi, Congo, KwaZulu-Natal, Malawi, Mozambique, Namibia, các tỉnh Bắc của Nam Phi, Swaziland, Tanzania, Zambia, CHDC Congo, Zimbabwe.
Pterocarpus indicus Willd., 1802 - Giáng hương ấn, giáng hương mắt chim, gióc, huỳnh bá rừng. Bản địa quần đảo Andaman, Bangladesh, quần đảo Bismarck, Borneo, Campuchiaa, quần đảo Caroline, trung nam và đông nam Trung Quốc, Ấn Độ, Java, quần đảo Tiểu Sunda, Malaysia bán đảo, Maldives, Maluku, Myanmar, quần đảo Lưu Cầu, New Guinea, Philippines, quần đảo Santa Cruz, quần đảo Solomon, Sulawesi, Sumatra, Đài Loan, Thái Lan, Vanuatu, Việt Nam. Du nhập vào các đảo trong vịnh Guinea, Kenya, Mauritius, Mozambique, New South Wales, Lãnh thổ Bắc Úc, Queensland, Seychelles, Sierra Leone, Sri Lanka, Tanzania, Trinidad-Tobago, CHDC Congo.
Pterocarpus macrocarpus Kurz, 1874 - Giáng hương, giáng hương chân, song lã, giáng hương quả to. Phân bố: Bản địa Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam. Du nhập vào Assam, Cuba, Puerto Rico.
Pterocarpus marsupium Roxb., 1799 - Indian kino, Malabar kino, benga, bijiayasal (Tây Nepal), venkai. Bản địa Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka. Du nhập vào Madagascar, Trinidad-Tobago.
Pterocarpus rohrii Vahl, 1791:: Từ miền nam Mexico tới miền nam nhiệt đới Nam Mỹ.
Pterocarpus rotundifolius (Sond.) Druce, 1917: Angola, Botswana, dải Caprivi, KwaZulu-Natal, Malawi, Mozambique, Namibia, các tỉnh Bắc của Nam Phi, Swaziland, Zimbabwe.
Pterocarpus santalinoides L'Hér. ex DC., 1825 - Mututi. Phân bố: Trinidad tới miền nam nhiệt đới Nam Mỹ, tây và tây trung nhiệt đới châu Phi.
Pterocarpus santalinus L. f., 1782 - Tử đàn lá nhỏ, red sandalwood, red sanders. Miền nam Ấn Độ.
^“ILDIS LegumeWeb entry for Pterocarpus”. International Legume Database & Information Service. Cardiff School of Computer Science & Informatics. Sửa đổi cuối ngày 1 tháng 11 năm 2005 (rebuilt on ngày 24 tháng 4 năm 2013). Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
^USDA, Agricultural Research Service, National Genetic Resources Program. “GRIN species records of Pterocarpus”. Germplasm Resources Information Network—(GRIN) [CSDL trực tuyến]. National Germplasm Resources Laboratory, Beltsville, Maryland. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2014.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Pterocarpus trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 10-8-2020.