Chiến dịch đốt lò

Chiến dịch đốt lòbiệt danh và cụm từ không chính thống được dư luận sử dụng rộng rãi để chỉ chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn do nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khởi xướng từ năm 2013 trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt NamTrưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt Nam. Chiến dịch ‘đốt lò’ này được các nhà quan sát cho là một nỗ lực của Đảng trong việc giành lại quyền lực và uy thế cũng như củng cố lòng tin của người dân vào chính quyền và sự lãnh đạo của đảng.[1] Chiến dịch đốt lò của ông vẫn được ông Tô Lâm, người kế nhiệm ông, tiếp tục sau khi ông Trọng qua đời vào tháng 7 năm 2024.

Bối cảnh

Từ khi Nguyễn Phú Trọng đắc cử Tổng bí thư Đảng Cộng sản tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI năm 2011, ông đã nhiều lần thể hiện quyết tâm chống tham nhũng. Đáng chú ý, trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 6 tháng 10 năm 2014, ông khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, hư hỏng trong nội bộ, tuy nhiên xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. "Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định".[2]

Đặc biệt khi ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng Bí thư tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng năm 2016, ông Trọng đã đưa ra một chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp, hiện thực hóa quyết tâm thành những hành động cụ thể. Trong các phát biểu của mình, Nguyễn Phú Trọng thường dùng hình tượng "củi và lò" để thể hiện công cuộc chống tham nhũng. Lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng nhắc đến khái niệm "đốt lò" là ngày 31 tháng 7 năm 2017, tại Hà Nội, khi chủ trì phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.[3][4] "Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công." Ngày 26 tháng 7 năm 2019, Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát biểu: "Việc này phải thành nếp, không làm không được. Lò cháy rồi không ai đứng ngoài cuộc được. Anh đi ngược là lộ ra ngay anh thế nào."

Tư tưởng chỉ đạo chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng được hệ thống hóa trong cuốn "Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng" được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản, tập hợp 31 bài phát biểu, bài viết, trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, nhất là từ Đại hội lần thứ XII trở đi.[5][6]

Tháng 1 năm 2023, Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Nguyễn Phú Trọng được tiếp tục ra mắt, cuốn sách được Nguyễn Thái Học, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương giới thiệu trong buổi lễ ra mắt là "hệ thống hóa sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị người đứng đầu Đảng ta và trên cương vị Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thể hiện tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của Đảng ta về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ, quán triệt sâu rộng và thực hiện có hiệu quả công tác này."[7]

Kết quả

Tại phiên họp thứ 15 ngày của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng 21 tháng 1 năm 2019 tổng kết trong năm 2018 cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp thi hành kỷ luật hơn 650 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 38 cán bộ, đảng viên diện Trung ương quản lý. Cơ quan thanh tra, kiểm toán kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 108.000 tỷ đồng, hơn 1.000 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 2080 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 101 vụ, 151 đối tượng. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến đầu năm 2019, các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã đưa ra xét xử sơ thẩm 36 vụ/498 bị cáo. Riêng năm 2018, đã kết thúc điều tra 23 vụ/222 bị can (tăng 43,75% số vụ so với năm 2017); đã truy tố 20 vụ/251 bị can (tăng 66,7% số vụ so với năm 2017); xét xử sơ thẩm 23 vụ/304 bị cáo (gấp gần 5 lần số vụ so với năm 2017).[8]

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tại phiên họp thứ 16 ngày 26 tháng 7 năm 2019, trong giai đoạn nửa đầu 2019, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đối với 123 tổ chức đảng và 7.923 đảng viên vi phạm; trong đó có 256 đảng viên bị kỷ luật do có hành vi tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 21 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018). Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật đối với 1 tổ chức đảng, 13 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, cả đương chức và đã nghỉ hưu. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến giữa năm 2019, trên 70 cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã bị thi hành kỷ luật Đảng và xử lý hình sự.[9] Đã kết thúc xác minh, giải quyết 24 vụ việc; mở rộng điều tra, khởi tố mới 5 vụ án, phục hồi điều tra 4 vụ án, khởi tố thêm 26 bị can; kết thúc điều tra 3 vụ án/19 bị can, ban hành cáo trạng truy tố 6 vụ án/27 bị can; xét xử sơ thẩm 9 vụ án/21 bị cáo, xét xử phúc thẩm 10 vụ án/149 bị cáo.[10]

Một số vụ án tiêu biểu:

Danh sách Ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật, thôi chức, khởi tố do chiến dịch đốt lò

Thứ tự Tên Chức vụ Thời gian Hình thức kỷ luật Xử lý kỷ luật
1 Đinh La Thăng Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XII,

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

12/2017 Khai trừ Đảng Truy tố
2 Hoàng Trung Hải Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XII,

Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội

01/2020 Cảnh cáo Chuyển công tác
3 Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XI,

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

03/2020 Cách chức Bí thư

Nhiệm kỳ 2015 – 2020

4 Nguyễn Văn Bình Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XII,

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

11/2020 Cảnh cáo
5 Phạm Bình Minh Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XIII,

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ

12/2022 Thôi chức
6 Nguyễn Xuân Phúc Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XIII,

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

1/2023 Thôi chức

Cảnh cáo (12/2024)

7 Trần Tuấn Anh Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XIII,

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

1/2024 Thôi chức
8 Võ Văn Thưởng Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XIII,

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

3/2024 Thôi chức
9 Vương Đình Huệ Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XIII,

Chủ tịch Quốc hội CHXHCN Việt Nam

4/2024 Thôi chức

Cảnh cáo (12/2024)

10 Trương Thị Mai Uỷ viên Bộ Chính trị Khoá XIII,

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung Ương

5/2024 Thôi chức

Khiển trách (12/2024)

11 Đinh Tiến Dũng Uỷ viên Bộ Chính trị Khoá XIII,

Bí thư Thành ủy Hà Nội

6/2024 Thôi chức
12 Trương Hòa Bình Uỷ viên Bộ Chính trị Khoá XII,

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ 2016-2021

12/2024 Cảnh cáo

Danh sách Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương bị Truy tố

Thứ tự Tên Chức vụ Thời gian Lý do
1 Đinh La Thăng Ủy viên Trung ương Đảng Khóa X-XII,

Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII,

Nguyên Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

12/2017 Sai phạm diễn ra tại

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN

2 Trần Văn Minh Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XI,

Nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng

04/2018 Sai phạm trong vụ án

Phan Văn Anh Vũ

3 Nguyễn Bắc Son Ủy viên Trung ương Đảng Khóa X, XI,

Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông

02/2019 Sai phạm trong vụ án AVG
4 Trương Minh Tuấn Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XII,

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông

02/2019 Sai phạm trong vụ án AVG
5 Nguyễn Văn Hiến Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI,

Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,

Nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải Quân

10/2019 Sai phạm trong vụ án

Đinh Ngọc Hệ, tức "Út Trọc"

6 Vũ Huy Hoàng Ủy viên Trung ương Đảng Khóa X, XI

Nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương

07/2020 Sai phạm trong vụ án

mua bán đất vài Sabeco

7 Nguyễn Đức Chung Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XII,

Phó Bí thư Thành ủy,

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội

08/2020 Sai phạm trong vụ án

Nhật Cường Mobile và các vụ án khác

8 Tất Thành Cang Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XII,

Nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy

Thành phố Hồ Chí Minh

12/2020 Sai phạm trong vụ án

chuyển nhượng Sabeco

9 Trần Văn Nam Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XII, XIII,

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương

07/2021 Sai phạm trong vụ án

Tổng công ty 3/2

10 Chu Ngọc Anh Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XII, XIII,

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ

06/2022 Sai phạm trong vụ án Việt Á
11 Nguyễn Thanh Long Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XIII,

Bộ trưởng Bộ Y Tế

06/2022 Sai phạm trong vụ án Việt Á
12 Phạm Xuân Thăng Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XIII,

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương

09/2022 Sai phạm trong vụ án Việt Á
13 Trần Đình Thành Ủy viên Trung ương Đảng Khóa X, XI,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy,

Nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai

10/2022 Sai phạm trong vụ án AIC
14 Nguyễn Văn Vịnh Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XII,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy,

Nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai

05/2023 Sai phạm trong vụ án

khai thác Quặng chui

15 Lê Đức Thọ Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XIII,

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre

12/2023 Sai phạm trong vụ án

Xuyên Việt Oil

16 Trịnh Văn Chiến Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XII,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy,

Nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa

12/2023 Sai phạm trong vụ án

Hạc Thành Tower

17 Trần Đức Quận Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XIII,

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng

01/2024 Sai phạm trong vụ án

xảy ra tại dự án Sài Gòn – Đại Ninh

18 Nguyễn Nhân Chiến Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XII,

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh

01/2024 Sai phạm trong vụ án AIC
19 Hoàng Thị Thúy Lan Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XII, XIII,

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc

03/2024 Sai phạm trong vụ án

xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn

20 Lê Viết Chữ Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XII,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy,

Nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi

03/2024 Sai phạm trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn
21 Dương Văn Thái Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII,

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

05/2024 Sai phạm trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Thuận An
22 Mai Tiến Dũng Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII,

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

05/2024 Sai phạm trong vụ án xảy ra tại dự án Sài Gòn – Đại Ninh

Nhận xét

  • Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương đánh giá: "Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, công tác đấu tranh PCTN được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và nhân dân, để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, hướng ứng, đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận."[21]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Chiếc lò vĩ đại của Tổng bí thư có thật vĩ đại?”. BBC tiếng Việt.
  2. ^ “Tổng bí thư: Diệt chuột đừng để vỡ bình”. Báo Vietnamnet. Ngày 6 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ “Tổng bí thư: Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”. Báo Vietnamnet. Ngày 1 tháng 8 năm 2017.
  4. ^ “Nguyễn Phú Trọng: 'Người đốt lò vĩ đại'. BBC tiếng Việt. Ngày 20 tháng 2 năm 2018.
  5. ^ “Xuất bản cuốn sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng”. Báo Nhân Dân. Ngày 12 tháng 4 năm 2019.
  6. ^ “Xuất bản cuốn sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về chống tham nhũng”. Trang thông tin điện tử văn phòng chủ tịch nước. Ngày 11 tháng 4 năm 2019.
  7. ^ “Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”. Đảng Cộng sản Việt Nam (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ 'Công tác phòng, chống tham nhũng tạo niềm tin mới trong nhân dân'. Báo Zing. Ngày 21 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2019.
  9. ^ “6 tháng đầu năm đã thi hành kỷ luật đối với 7.923 đảng viên vi phạm”. Tạp chí Tòa án Nhân Dân. Ngày 26 tháng 7 năm 2019.
  10. ^ “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng họp phiên thứ 16”. Báo Hanoimoi. Ngày 26 tháng 7 năm 2019.
  11. ^ Trang TTĐT tổng hợp Ban Nội chính TW: Nguyên Tổng Giám đốc Vinashinlines và đồng phạm Giang Kim Đạt lĩnh án tử hình
  12. ^ “Hai án tử hình trong vụ Vinalines”. BBC News. 16 tháng 12 năm 2013.
  13. ^ Báo Lao Động: Điểm lại 4 vụ án mà ông Đinh La Thăng liên quan
  14. ^ “Tuyên án ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh”. 15 tháng 3 năm 2021.
  15. ^ “Tuyên phạt Phan Văn Vĩnh 9 năm tù, Nguyễn Thanh Hóa 10 năm tù”. 30 tháng 11 năm 2018.
  16. ^ “Cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình lãnh thêm 10 năm tù”. 20 tháng 6 năm 2022.
  17. ^ “Phan Văn Anh Vũ nhận tổng hình phạt bao nhiêu năm tù sau 4 lần hầu toà?”. 14 tháng 5 năm 2020.
  18. ^ “Ông Nguyễn Bắc Son lãnh án chung thân, ông Trương Minh Tuấn 14 năm tù”. 28 tháng 12 năm 2019.
  19. ^ “Giảm 6 tháng tù cho cựu thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến”. 11 tháng 12 năm 2020.
  20. ^ “Ông Tất Thành Cang được giảm án còn 8 năm 6 tháng tù”. 9 tháng 6 năm 2022.
  21. ^ baochinhphu.vn (11 tháng 12 năm 2020). “Quyết liệt 'đốt lò' không vùng cấm”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.