CD19

CD19
Mã định danh
Danh phápCD19, B4, CVID3, CD19 molecule
ID ngoàiOMIM: 107265 HomoloGene: 1341 GeneCards: CD19
Vị trí gen (Người)
Nhiễm sắc thể 16 (người)
NSTNhiễm sắc thể 16 (người)[1]
Nhiễm sắc thể 16 (người)
Vị trí bộ gen cho CD19
Vị trí bộ gen cho CD19
Băng16p11.2Bắt đầu28,931,965 bp[1]
Kết thúc28,939,342 bp[1]
Mẫu hình biểu hiện RNA
Thêm nguồn tham khảo về sự biểu hiện
Gen cùng nguồn
LoàiNgườiChuột
Entrez
Ensembl
UniProt
RefSeq (mRNA)

NM_001178098
NM_001770
NM_001385732

n/a

RefSeq (protein)

NP_001171569
NP_001761

n/a

Vị trí gen (UCSC)Chr 16: 28.93 – 28.94 Mbn/a
PubMed[2]n/a
Wikidata
Xem/Sửa Người

Kháng nguyên B-lymphocyte CD19, còn được gọi là phân tử CD19 (Cụm biệt hóa 19), Kháng nguyên bề mặt tế bào lympho B B4, Kháng nguyên bề mặt tế bào TLeu-12CVID3 là một protein màng tế bào, ở người nó được mã hóa bởi gen CD19.[3][4] Ở người, CD19 được biểu hiện trong tất cả các tế bào dòng B, trừ các tương bào và trong nang các tế bào tua.[5][6] CD19 đóng hai vai trò quan trọng trong tế bào B của con người. Đầu tiên, CD19 có thể hoạt động như một "bộ điều hợp" protein để huy động protein truyền tín hiệu tế bào đến màng tế bào và thứ hai, CD19 có thể hoạt động trong phức hợp CD19/CD21 để giảm ngưỡng cho các con đường tín hiệu thụ thể tế bào B. Vì nó hiện diện trên tất cả các tế bào B, đây là một chỉ tiêu sinh học cho sự phát triển tế bào lympho B. CD19 cũng có thể sử dụng để chẩn đoán ung thư hạch và có thể được sử dụng làm mục tiêu cho các liệu pháp miễn dịch cho bệnh ung thư bạch cầu.[6]

Cấu trúc

Ở người, CD19 được mã hóa bởi gen 7,19 kilobase CD19 nằm trên vai ngắn của nhiễm sắc thể 16.[7][8] Gen này chứa ít nhất mười lăm exon, bốn mã hóa cho miền ngoại bào và chín mã hóa các miền trong tế bào chất, với tổng số 556 amino acid.[8] Các thử nghiệm cho thấy có nhiều phiên bản của mRNA; tuy nhiên, ta mới chỉ phân lập được hai trong số đó ở cơ thể.[7]

CD19 là một glycoprotein xuyên màng I loại 95 kd trong họ siêu globulin (IgSF) với hai miền giống-Ig bộ C2 ở ngoại bào và một đuôi tế bào chất tương đối lớn, gồm 240 amino acid, được bảo tồn cao trong các loài động vật có vú.[7][9][10][11]Miền giống-Ig bộ-C2 ngoại bào được chia thành một miền có tiềm năng liên kết với disulfide không-giống-Ig và các vị trí bổ sung carbohydrate với liên kết N.[7][12] Đuôi trong tế bào chất chứa ít nhất chín chuỗi bên tyrosine gần đầu kết thúc C.[7] Trong các chuỗi bên này, Y391, Y482 và Y513 được chứng minh là cần thiết đối với các chức năng sinh học của CD19.[13] Phenylalanine thay thế cho tyrosine tại Y482 và Y513 dẫn đến sự ức chế phosphoryl hóa ở các tyrosine khác.[6][14]

Chú thích

  1. ^ a b c GRCh38: Ensembl release 89: ENSG00000177455 - Ensembl, May 2017
  2. ^ “Human PubMed Reference:”.
  3. ^ “Entrez Gene: CD19 CD19 molecule”.
  4. ^ Tedder TF, Isaacs CM (tháng 7 năm 1989). “Isolation of cDNAs encoding the CD19 antigen of human and mouse B lymphocytes. A new member of the immunoglobulin superfamily”. Journal of Immunology. 143 (2): 712–7. PMID 2472450.
  5. ^ Schroeder HW, Rich RR (2013). “Chapter 4: Antigen receptor genes, gene products, and co-receptors”. Clinical immunology: Principles and Practice (ấn bản thứ 4). London. tr. 47–51. ISBN 978-0-7234-3691-1. OCLC 823736017.
  6. ^ a b c Scheuermann RH, Racila E (tháng 8 năm 1995). “CD19 antigen in leukemia and lymphoma diagnosis and immunotherapy”. Leukemia & Lymphoma. 18 (5–6): 385–97. doi:10.3109/10428199509059636. PMID 8528044.
  7. ^ a b c d e Wang K, Wei G, Liu D (tháng 11 năm 2012). “CD19: a biomarker for B cell development, lymphoma diagnosis and therapy”. Experimental Hematology & Oncology. 1 (1): 36. doi:10.1186/2162-3619-1-36. PMID 23210908.
  8. ^ a b Zhou LJ, Ord DC, Omori SA, Tedder TF (1992). “Structure of the genes encoding the CD19 antigen of human and mouse B lymphocytes”. Immunogenetics. 35 (2): 102–11. PMID 1370948.
  9. ^ Mei HE, Schmidt S, Dörner T (tháng 11 năm 2012). “Rationale of anti-CD19 immunotherapy: an option to target autoreactive plasma cells in autoimmunity”. Arthritis Research & Therapy. 14 Suppl 5 (5): S1. doi:10.1186/ar3909. PMID 23281743.
  10. ^ Haas KM, Tedder TF (2005). Mechanisms of Lymphocyte Activation and Immune Regulation X. Advances in Experimental Medicine and Biology. Springer, Boston, MA. tr. 125–139. doi:10.1007/0-387-24180-9_16. ISBN 978-0-387-24188-3.
  11. ^ Tedder TF, Isaacs CM (tháng 7 năm 1989). “Isolation of cDNAs encoding the CD19 antigen of human and mouse B lymphocytes. A new member of the immunoglobulin superfamily”. Journal of Immunology. 143 (2): 712–7. PMID 2472450.
  12. ^ Tedder TF (tháng 10 năm 2009). “CD19: a promising B cell target for rheumatoid arthritis”. Nature Reviews. Rheumatology. 5 (10): 572–7. doi:10.1038/nrrheum.2009.184. PMID 19798033.
  13. ^ Del Nagro CJ, Otero DC, Anzelon AN, Omori SA, Kolla RV, Rickert RC (2005). “CD19 function in central and peripheral B-cell development”. Immunologic Research. 31 (2): 119–31. doi:10.1385/IR:31:2:119. PMID 15778510.
  14. ^ Carter RH, Wang Y, Brooks S (2002). “Role of CD19 signal transduction in B cell biology”. Immunologic Research. 26 (1–3): 45–54. doi:10.1385/IR:26:1-3:045. PMID 12403344.