Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.(tháng 2/2024)
Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an (V04)[1] trực thuộc Bộ Công an Việt Nam là cơ quan đầu ngành giúp Bộ trưởng trong nghiên cứu khoa học và tổng kết các mặt công tác Công an, phục vụ yêu cầu chiến đấu bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) và lưu trữ, trưng bày các nội dung liên quan đến hoạt động của ngành để nâng cao trình độ lý luận, năng lực nghiệp vụ của cán bộ, chiến sĩ.
Quá trình phát triển
Ngày 6-1-1974, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn ký Quyết định số 18-CA/QĐ thành lập Viện Nghiên cứu Khoa học Công an.[2]
Năm 1981, viện đổi tên thành Viện Khoa học Công an.[2]
Năm 1988, đổi tên gọi thành Vụ Khoa học và Kỹ thuật.[2]
Năm 1989, đổi tên gọi thành Cục Khoa học và Kỹ thuật.[2]
Năm 1992, đổi tên gọi thành Viện Khoa học Công an.[2]
Năm 2003, đổi tên thành Viện Chiến lược và Khoa học Công an.[2]
Theo Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2018 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Công an. Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an được thành lập trên cơ sở hợp nhất 4 đơn vị gồm: Viện Chiến lược và Khoa học Công an; Cục Quản lý khoa học công nghệ và môi trường; Tạp chí Công an nhân dân; Viện Lịch sử Công an.
Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Thư, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược & Khoa học[7]
Trung tướng, Tiến sĩ Đỗ Lê Chi, nguyên Viện trưởng B35, Tổng cục V
Trung tướng, PGS. Tiến sĩ Trần Vi Dân, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân
Hôị đồng Lý luận Bộ Công an
Ngày 11 tháng 4 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký, ban hành Quyết định số 1599/QĐ-BCA về việc thành lập Hội đồng Lý luận Bộ Công an (Hội đồng), cơ quan tư vấn cho Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về các vấn đề lý luận Công an nhân dân (CAND).
Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về công tác xây dựng, bổ sung, hoàn thiện, phát triển và thống nhất hệ thống lý luận CAND; tổ chức nghiên cứu, thẩm định những vấn đề lý luận mới nảy sinh từ thực tiễn cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và thực tiễn công tác xây dựng lực lượng CAND; tham gia tổng kết các chuyên đề nghiệp vụ của Công an các đơn vị, địa phương nhằm bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận; thực hiện hợp tác quốc tế về các vấn đề có liên quan đến lý luận CAND.
Hội đồng được tổ chức thành nhiều tiểu ban, bao gồm:
Tiểu ban Lý luận chung
Tiểu ban Lý luận về bảo vệ an ninh quốc gia
Tiểu ban Lý luận về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Tiểu ban Lý luận về xây dựng lực lượng CAND và pháp luật bảo vệ an ninh trật tự