Lịch sử Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (còn gọi là Bắc Triều Tiên) bắt đầu với việc phân chia của bán đảo Triều Tiên vào cuối Thế chiến II năm 1945, và sự thành lập của chính quyền thân Cộng sảnCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) với người đứng đầu Kim Nhật Thành, vốn là một lãnh đạo quân du kích trước đó. Năm 1950 chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Sau nhiều phá hoại, chiến tranh kết thúc với hiện trạng cũ được khôi phục. CHDCND Triều Tiên đã thất bại trong việc thống nhất Triều Tiên, và các lực lượng Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu đã thất bại trong việc chinh phục Bắc Triều Tiên. Bán đảo Triều Tiên bị Khu phi quân sự Triều Tiên chia cắt,
và một lực lượng quân sự Mỹ vẫn hiện diện tại Hàn Quốc. Căng thẳng giữa hai bên vẫn tiếp tục. Kim Il-sung nắm giữ quyền lực cho đến khi ông qua đời vào năm 1994. Ông đã phát triển thói sùng bái cá nhân phổ biến với chính mình và đưa đất nước cộng sản này vào một con đường độc lập tự chủ theo tư tưởng Chủ thể(1 phần của ý thức hệ cộng sản Marx-Engels-Lenin) theo nguyên tắc quân phiệt nhân dân thời nội chiến.
Tuy nhiên, do các thiên tai tự nhiên và sự sụp đổ của khối Xô viết vào năm 1991, nước CHDCND Triều Tiên thân Trung Quốc đã bị khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Con trai của Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật, kế tục vị trí lãnh đạo và sau đó lại được con trai của chính ông, Kim Chính Ân nối tiếp.
Chính trị của Triều Tiên diễn ra trong khuôn khổ triết lý chính thức của nhà nước, Juche, một khái niệm được tạo ra bởi Hwang Jang-yop và sau đó là do Kim Il-sung. Lý thuyết Juche là niềm tin rằng thông qua sự tự lực và một nhà nước độc lập mạnh mẽ, chủ nghĩa xã hội đích thực có thể đạt được
Hệ thống chính trị của Triều Tiên được xây dựng theo nguyên tắc tập trung hóa. Trong khi Hiến pháp Triều Tiên chính thức bảo đảm bảo vệ quyền con người, trong thực tế có những giới hạn nghiêm trọng đối với tự do ngôn luận, và chính phủ giám sát chặt chẽ cuộc sống của công dân Triều Tiên. Hiến pháp định nghĩa CHDCND Triều Tiên là "một chuyên chính dân chủ nhân dân" dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên (WPK), được trao quyền tối cao pháp lý đối với các đảng phái chính trị khác.