Bumiputera (Malaysia)

Bumiputera hay Bumiputra (chữ Jawi: بوميڤوترا) là một thuật ngữ được sử dụng tại Malaysia để mô tả người Mã Lai và các dân tộc bản địa khác tại Đông Nam Á. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Phạn và sau đó trở thành từ bhumiputra trong tiếng Mã Lai cổ điển, dịch theo nghĩa đen là "con trai của đất".

Trong thập niên 1970, chính phủ Malaysia thi hành các chính sách ưu tiên người bumiputra (bao gồm hành động khẳng định trong giáo dục công) nhằm tạo ra các cơ hội cho họ, và để xoa dịu căng thẳng giữa các dân tộc sau khi xảy ra bạo lực quy mô lớn chống lại người Malaysia gốc Hoa trong sự kiện 13 tháng 5 vào năm 1969.[1] Các chính sách này thành công trong việc tạo ra một tầng lớp người Mã Lai và bản địa Borneo đáng kể sống ở thành thị, song ít hiệu quả hơn trong việc diệt trừ nghèo nàn tại nông thôn. Một số nhà phân tích nhận thấy sự oán hận từ các nhóm bị loại trừ, đặc biệt là người gốc Hoa và gốc Ấn.

Định nghĩa

Khái niệm về dân tộc bumiputra tại Malaysia là do Abdul Razak Hussein đưa ra. Theo đó công nhận "vị thế đặc biệt" của người Mã Lai được quy định trong Hiến pháp Malaysia, cụ thể là Điều 153. Tuy nhiên, hiến pháp không sử dụng thuật ngữ bumiputra; nó chỉ định nghĩa "người Mã Lai" và "cư dân bản địa" (Điều 160(2)),[2] "người bản địa" của Sarawak (161A(6)(a)),[3] và "người bản địa" của Sabah (Điều 161A(6) (b)).[3] Định nghĩa bumiputra khi được áp dụng có sự khác biệt trong các thể chế, tổ chức, các ban ngành và cơ quan chính phủ.

Trong một sách hướng dẫn nhập học cho niên học 2007/2008, Bộ Giáo dục bậc cao Malaysia định nghĩa bumiputra như sau, tùy thuộc khu vực nguồn gốc của cá nhân ứng cử viên:[4]

  1. Malaysia bán đảo
    • "Nếu một cha/mẹ là người Mã Lai Hồi giáo/Orang Asli[5] theo Điều 160 (2) Hiến pháp Malaysia; khi đó trẻ được nhìn nhận là một Bumiputra"
  2. Sabah
    • "Nếu trẻ em sinh tại Sabah hoặc có cha cư trú tại Sabah vào lúc sinh, và có một cha/mẹ là người bản địa của Sabah theo Điều 161A (6)(b) trong Hiến pháp Malaysia; khi đó trẻ được nhìn nhận là một Bumiputra"
  3. Sarawak
    • "Nếu cả hai cha mẹ là người bản địa của Sarawak theo Điều 161A (6)(a) trong Hiến pháp Malaysia; khi đó con của họ được nhìn nhận là một Bumiputra"

Ngoài các giải thích ở trên, một định nghĩa rộng hơn về bumiputra bao gồm các nhóm như người Indonesia bản địa, người Malaysia gốc Thái, người Malaysia gốc Ấn theo Hồi giáo, Peranakanngười Kristang lai Á-Âu.[6] Hầu hết các cộng đồng này đã hình thành trước khi thực dân Anh đến và làm biến đổi nhân khẩu của Malaysia. Những người khác thì ủng hộ một định nghĩa bao gồm toàn bộ con của Bumiputra; từng có những trường học đáng chú ý về việc một người chỉ có cha hoặc mẹ là người Bumiputra bị cho là không phải Bumiputra.[4]

Lịch sử

Vào thời điểm Malaya độc lập từ Anh vào năm 1957, thành phần cư dân có nhiều người nhập cư thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai, họ đến để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong thời thuộc địa với thân phận là lao công khế ước. Những di dân hợp pháp người Hoa thường cư trú tại các khu vực đô thị, họ giữ một vị thế quan trọng trong lĩnh vực thương nghiệp vì sau khi người Ấn Độ hồi hương, người Hoa đã mua lại được nhiều cơ sở. Ủy ban Liên lạc các cộng đồng (CLC) gồm các chính trị gia hàng đầu từ các xuất thân dân tộc khác nhau, họ ủng hộ xúc tiến bình đẳng kinh tế cho người Mã Lai, với điều kiện là bình đẳng về chính trị cho các dân tộc không phải người Mã Lai. Thành viên E.E.C. Thuraisingham trong ủy ban sau này có nói rằng " Tôi và những người khác cho rằng người Mã Lai lạc hậu cần được đối đãi tốt hơn. Người Mã Lai cần được giúp đỡ để đạt đến mức độ ngang hàng với người phi Mã Lai để tạo ra một quốc gia Malaya thống nhất trong bình đẳng."[7] Biến đổi nhân khẩu học to lớn diễn ra trong toàn bộ các quốc gia là thuộc địa của Anh, các lao công cho người Anh (người Hoa và người Ấn) được khuyến khích di cư đến các quốc gia thuộc địa, và các cơ hội kinh doanh còn được người Anh trao cho họ thay vì người bản địa. Do đó, Điều 153 trong Hiến pháp ghi rằng

Yang di-Pertuan Agong có trách nhiệm bảo vệ vị thế đặc biệt của người Mã Lai và người bản địa của các bang Sabah và Sarawak và các lợi ích hợp pháp của các cộng đồng khác phù hợp với các điều khoản của Điều này.

Điều 160 định nghĩa một người Mã Lai là một người "tuyên bố tin theo Hồi giáo, thường xuyên nói tiếng Mã Lai, tuân theo các phong tục Mã Lai và là con của ít nhất một cha/mẹ sinh tại Liên bang Malaysia trước khi Malaya độc lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1957, hoặc là hậu duệ (con đẻ) của một người như vậy."

Điều 8 của Hiến pháp viết rằng mọi công dân Malaysia bình đẳng theo luật pháp, và "Trừ khi được hiến pháp này cho phép một cách rõ ràng, sẽ không có kỳ thị chống lại các công dân chỉ dựa trên tôn giáo, chủng tộc, nguồn gốc hoặc nơi sinh trong bất kỳ luật nào hoặc trong bổ nhiệm bất kỳ chức vụ và công việc nào thuộc thẩm quyền công cộng..." Điều 153 nghiêm cấm rõ ràng các hình thức kỳ thị cụ thể; khoản 5 viết rằng mọi người bất kể chủng tộc sẽ được đối xử công bằng trong công vụ Liên bang, còn khoản 9 viết rằng không trao quyền cho Nghị viện hạn chế kinh doanh hoặc mậu dịch chỉ cho người Mã Lai.

Thuật ngữ vị thế đặc biệt của Bumiputra bị tranh chấp. Ủy ban Reid vốn soạn thảo hiến pháp thì ban đầu đề xuất rằng Điều 153 mãn hạn sau 15 năm trừ khi được Quốc hội kéo dài[cần dẫn nguồn], song bị gạt ra trong dự thảo cuối cùng. Sau sự kiện ngày 13 tháng 5 năm 1969, các đại biểu trong chính phủ tranh luận về việc vị thế đặc biệt của người bumiputra có nên có thời hạn hay không.[cần dẫn nguồn]

Ismail Abdul Rahman tranh luận rằng "vấn đề thuộc về bản thân người Mã Lai bởi vì... khi ngày càng có nhiều người Mã Lai được giáo dục và có được tự tin, bản thân họ sẽ xóa đi vị thế đặc biệt này." Ismail cho rằng vị thế đặc biệt là "một vết nhơ về năng lực của người Mã Lai."[8] Tuy nhiên, vào năm 1970 một thành viên trong nội các Malaysia nói rằng các quyền lợi đặc biệt của người Mã Lai sẽ duy trì trong "hàng trăm năm tới".[9]

Trong thập niên 1970, chính phủ thi hành chính sách kinh tế mới (NEP), nhằm tạo ra một dạng hành động khẳng định có tính chất mãnh liệt hơn cho người Bumiputra so với Điều 153. Điều 153 quy định cụ thể việc sử dụng hạn ngạch trong cấp học bổng, vị trí trong công vụ và giấy phép kinh doanh, cũng như vùng dành riêng cho người bản địa. Các chính sách theo tiêu chí của NEP gồm có trợ cấp mua bất động sản, hạn ngạch trong cổ phần PIPE, và trợ cấp chung cho các doanh nghiệp Bumiputra.[cần dẫn nguồn]

Cựu Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi và người tiền nhiệm của ông là Mahathir Mohamad đều cho rằng người Mã Lai cần ít dựa vào giúp đỡ của chính phủ. Nhiều nhà quan sát tin rằng việc bãi bỏ hoàn toàn các đặc quyền bumiputra là không có triển vọng, đặc biệt là trong bối cảnh liên quan đến hiến pháp, dù các chính phủ kế tiếp từ thời Mahathir đã nỗ lực nhằm cải cách hệ thống trợ cấp chính phủ cho bumiputra.[cần dẫn nguồn] Một số nhóm bumiputra tin rằng cần có hành động khẳng định hơn nữa.[cần dẫn nguồn]

Quốc hội bắt đầu sử dụng thuật ngữ bumiputra vào năm 1965. Sau tranh luận về việc tạo ra Majlis Amanah Rakyat (MARA), chính phủ thành lập một chơ quan nhằm bảo vệ các lợi ích bumiputra.[10]

Trong tháng 7 năm 2017, Thủ tướng Najib Razak nói rằng chính phủ sẽ xem xét thỉnh cầu của cộng đồng người Ấn theo Hồi giáo về việc được công nhận là Bumiputera, điều này được cho là một động thái thu hút cử tri trong bầu cử sắp diễn ra.[11]

Chính sách

NEP dựa trên sắc tộc chứ không dựa trên cơ sở tước đoạt. Chẳng hạn, toàn bộ Bumiputra bất kể tình trạng tài chính đều được giảm giá 7% đối với nhà ở hoặc bất động sản, bao gồm những lô xa xỉ; trong khi người không phải Bumiputra có thu nhập thấp sẽ không nhận được giúp đỡ tài chính như vậy. Các chính sách ưu đãi khác bao gồm hạn ngạch trong nhập học tại -các thể chế giáo dục của chính phủ, điều kiện học bổng công, đánh dấu các bài kiểm tra đại học, các lớp học đặc biệt chỉ có bumiputra trước kỳ thi kết thúc kỳ học đại học. Hầu hết các chính sách này được lập ra trong giai đoạn chính sách kinh tế mới Malaysia (NEP). Nhiều chính sách tập trung vào nỗ lực nhằm đạt tỷ lệ cổ phần của bumiputra trong doanh nghiệp, ít nhất là 30%. Ismail Abdul Rahman đề xuất mục tiêu này sau khi chính phủ không thể đồng thuận một mục tiêu chính sách phù hợp.[8]

Trong một báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, có đoạn mô tả:"Nhiều trong số các chính sách ưu tiên có tính không trong sáng, việc thi hành chi tiết phần lớn được giao cho các bộ khác nhau và công vụ viên trong các bộ đó. Các chính sách và việc thực hiện có khác biệt lớn. Một số việc được thực hiện rõ ràng và theo luật định, trong khi những điều khác không có tính chính thức, gây nhiều mập mờ cho các nhà đầu tư tiềm năng. Bản thân dịch vụ công là đối tượng mà Bumiputra được hưởng ưu tiên trong tuyển dụng... Một số nhóm Bumiputra bảo thủ lên tiếng phản đối mạnh mẽ bất kỳ thay đổi đáng kể nào về quyền ưu tiên rộng rãi này."[12]

Một số ví dụ về các chính sách này:

  • Các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur phải đáp ứng yêu cầu có 30% cổ phần thuộc sở hữu của bumiputra. Các công ty ngoại quốc hoạt động tại Malaysia cũng cần đáp ứng điều kiện này.[cần dẫn nguồn]
  • Trong một giai đoạn giới hạn, một tỷ lệ nhất định nhà ở mới tại bất kỳ dự án phát triển nào cũng phải dành để bán cho các chủ sở hữu bumiputra. Các doanh nghiệp phát triển nhà nào cũng phải cung cấp mức giảm giá tối thiểu 7% cho người mua bumiputra đối với các mảnh bất động sản này. Các nhà ở chưa bán được còn lại sau một thời gian xác định sẽ được phép bán cho người phi bumiputra nếu các nhà phát triển chứng minh đã nỗ lực thực hiện theo yêu cầu.[cần dẫn nguồn]
  • Các quỹ tương hỗ do chính phủ vận hành (và đảm bảo lợi nhuận) hiện diện để phục vụ riêng cho những khách hàng bumiputra. Amanah Saham Nasional (ASN) có tỷ lệ hoàn vốn xấp xỉ 3 đến 5 lần so với các ngân hàng thương nghiệp địa phương.[cần dẫn nguồn]
  • Nhiều dự án do chính phủ làm chủ thầu có yêu cầu rằng các công ty dự thầu phải thuộc sở hữu của bumiputra. Yêu cầu này khiến các công ty phi bumiputra liên thủ với các công ty bumiputra để giành được dự án, thực tế này được gọi là "Ali Baba". Ali là chỉ bumiputra, được đưa vào chỉ nhằm thỏa mãn yêu cầu này, còn Baba (phi bumiputra) sẽ trả cho Ali một số tiền nhất định.[cần dẫn nguồn]
  • Các dự án được dành cho nhà thầu bumiputra tạo điều kiện để họ có thể thành thạo trong một số lĩnh vực.[cần dẫn nguồn]
  • Các giấy phép phê chuẩn (APs) đối với ô tô cũng ưu tiên cho bumiputra được nhập khẩu xe. Các công ty ô tô muốn nhập khẩu ô tô cần phải có một giấy phép. APs ban đầu được lập ra nhằm cho phép bumiputra tham gia ngành công nghiệp ô tô, vì chúng được cấp cho các công ty có ít nhất 70% qưyền sở hữu bumiputra.[cần dẫn nguồn]

Do kết quả từ các chính sách trên, nhiều cá nhân bumiputera có quan hệ tốt đã nhanh chóng trở thành triệu phú. Theo cựu Bộ trưởng Công-Thương Tan Sri Rafidah Aziz thì chính sách này tạo ra "những người Mã Lai vượt trội". Năm 2005, bà phát biểu rằng: "Nếu như có các doanh nhân Mã Lai trẻ tuổi có công ty thành công thì chúng tôi đánh giá cao thành công của họ, chũng tôi muốn những người Mã Lai vượt trội theo chuẩn glokal (toàn cầu và địa phương)". Bà cũng nói chính sách cấp phép phê chuẩn đã sản sinh nhiều doanh nhân bumiputera trong ngành ô tô.[13]

Kể từ năm 2000, chính phủ đã thảo luận về việc loại bỏ dần các chương trình hành động khẳng định và khôi phục "chế độ nhân tài". Năm 2003, họ bắt đầu hệ thống "chế độ nhân tài theo mô hình Malaysia" về nhập học đại học. Việc nhập học trong các đại học công lập không dựa trên một kỳ thi chung như SAT hay A-Levels, mà dựa trên hai hệ thống song song, Bumiputra chiếm đa số áp đảo người trúng tuyển chương trình dự tuyển 1 năm. Có niềm tin phổ biến rằng yêu cầu nhập học trong các đại học công lập sẽ dễ dàng hơn đối với các sinh viên dự tuyển 1 năm và khó khăn hơn đối với các sinh viên STPM 2 năm.[cần dẫn nguồn]

Hạn ngạch cũng tồn tại trong học bổng JPA, các học bổng toàn phần cho sinh viên học tập tại các đại học hàng đầu thế giới. Các học bổng này được trao dựa trên cơ sở kết quả SPM, dân tộc và hạn ngạch nhất định. Người nhận học bổng JPA được đưa vào các chương trình dự bị đại học được lựa chọn do chính phủ cung cấp, từ đó họ xin học tại các đại học.[cần dẫn nguồn]

Malaysia yêu cầu các công dân mang theo một thẻ nhận dạng có tên là MyKad. Các thẻ thông minh này xác định các công dân là người Hồi giáo hoặc không theo Hồi giáo.[14] Bất kỳ công dân Malaysia nào cũng có thể tự tuyên bố là người Hồi giáo song thẻ nhận dạng không chỉ rõ người mang nó có thuộc bumiputera hay không.Bản mẫu:Clarification

Tranh luận

Trong một phiên họp toàn thể thường niên của Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất, vốn là thành viên lớn nhất trong liên minh cầm quyền, phó chủ tọa Badruddin Amiruldin cảnh báo chống lại chất vấn về quyền lợi đặc biệt của Bumiputra, điều này được các đại biểu tán thành: "Đừng một ai từ các chủng tộc khác đặt chất vấn về quyền lợi của người Mã Lai trên mảnh đất này. Đừng đặt câu hỏi về tôn giáo vì đó là quyền lợi của chúng tôi trên mảnh đất này."[15] Năm 2004, Mohd. Johari Baharum, thư ký quốc hội của Văn phòng Thủ tướng, nói rằng các học bổng PSD sẽ duy trì dựa trên hạn ngạch. Ông nói thêm rằng không có kế hoạch thay đổi nó sang một hệ thống dựa trên thành tích, và rằng tổng giá trị của học bổng PSD từ năm 1996 là 2,4 tỉ Ringgit.[16]

Khía cạnh tranh luận khác là liệu người Orang Asli tại Malaysia bán đảo có được nhìn nhận là Bumiputra theo Hiến pháp hay không. Do họ định cư trước cả người Mã Lai, nên nhiều người nhận định rằng Bumiputra là nhằm xúc tiến một tôn giáo này trên tôn giáo khác, đặc biệt là khi người Orang Asli có tình trạng kém hơn nhiều so với người Mã Lai Hồi giáo. Những người khác lập luận rằng Orang Asli thực sự được xem là Bumiputra.[17]

Ngày 1 tháng 3 năm 2009, Datuk Nik Aziz Nik Mat, thủ lĩnh tinh thần của Đảng Hồi giáo liên Malaysia đối lập phát biểu rằng thuật ngữ “bumiputera” là kỳ thị chủng tộc và chính sách này ngăn chặn các chủng tộc khác không được nhận giúp đỡ của chính phủ. Nhận xét của Nik Aziz nhằm phản ứng trước các chỉ trích và đe dọa của UMNO chống lại Boo Cheng Hau của Đảng Hành động Dân chủ, vị thủ lĩnh đối lập này từng so sánh “bumiputera” với apartheid.[18] Ngày 1 tháng 2 năm 2015, học giả người Thụy Sĩ Tariq Ramadan nói về việc người không theo Hồi giáo bị đối xử như công dân hạng hai.[19]

Năm 2006, Bộ trưởng Giáo dục bậc cao Mustapa Mohamad có phát biểu rằng ông muốn các trường đại học công lập thu hút thêm các cán bộ hàn lâm phi bumiputra để "phấn đấu trở thành thể chế đẳng cấp thế giới", điều này có thể là một tín hiệu hướng đến giảm phân biệt chủng tộc trong giới học giả.[20]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “The slaughter of sacred cows”. The Economist. ngày 3 tháng 4 năm 2003. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  2. ^ "Part XII: General and Miscellaneous, Constitution of Malaysia (Articles 152–160)" Lưu trữ 2023-09-20 tại Wayback Machine, helplinelaw.com. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2007
  3. ^ a b Part XIIA: Additional Protections for States of Sabah and Sarawak, Constitution of Malaysia (Articles 161 – 161h) Lưu trữ 2009-02-11 tại Wayback Machine, helplinelaw. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2007
  4. ^ a b “Being 'mixed' is no privilege”. Borneo Post. ngày 29 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ 1 Tháng mười một năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  5. ^ “Takrifan Bumiputera (The definition of Bumiputera)” (bằng tiếng Mã Lai). Ministry of Higher Education (Malaysia). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2012.
  6. ^ "Malaysia: The People of Malaysia", TripAdvisor
  7. ^ Ongkili, James P. (1985). Nation-building in Malaysia 1946–1974, pp. 82–84. Oxford University Press. ISBN 0-19-582681-7.
  8. ^ a b "Snag in policy implementation", New Straits Times, ngày 31 tháng 12 năm 2006, pp. 8–9
  9. ^ Lim, Kit Siang (1978). Time Bombs in Malaysia, p. 218 (2nd ed.). Democratic Action Party. No ISBN available.
  10. ^ Tan, Chee Koon & Vasil, Raj (ed., 1984). Without Fear or Favour, p. 10. Eastern Universities Press. ISBN 967-908-051-X.
  11. ^ “Putrajaya to study Indian Muslims' call to be recognised as Bumiputera”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2017.
  12. ^ “Malaysia”. State.gov. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2014.
  13. ^ [cần dẫn nguồn][1] Lưu trữ 2007-08-10 tại Archive.today
  14. ^ M.Krishnamoorthy (ngày 23 tháng 12 năm 2005). “Easy step to amend religion in MyKad, The Star On-Line, BY M. Krishnamoorthy, Friday ngày 23 tháng 12 năm 2005”. Thestar.com.my. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2014.
  15. ^ Gatsiounis, Ioannis (ngày 2 tháng 10 năm 2004). “Abdullah stirs a hornets' nest”. Asia Times. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009.
  16. ^ “malaysiakini.com”. malaysiakini.com. ngày 7 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2014.
  17. ^ “temiar.com”. temiar.com. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2014.
  18. ^ “Nik Aziz says 'bumiputera' term is racist”. The Malaysian Insider. ngày 1 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  19. ^ “Look in the mirror, Muslim don tells Malaysians critical of Western discrimination”. ngày 1 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015.
  20. ^ Goh, Leanne (ngày 30 tháng 8 năm 2006). “Archives | The Star Online”. Thestar.com.my. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2014.

Liên kết ngoài

Read other articles:

City and capital of Gorontalo, Indonesia City in Sulawesi, IndonesiaGorontalo Hulontalo (Gorontalo)CityA view of Gorontalo FlagCoat of armsLocation within Gorontalo ProvinceGorontaloLocation in Sulawesi and IndonesiaShow map of SulawesiGorontaloGorontalo (Indonesia)Show map of IndonesiaCoordinates: 0°32′32″N 123°3′41″E / 0.54222°N 123.06139°E / 0.54222; 123.06139Country IndonesiaRegionSulawesiGovernment • MayorMarten A. Taha • …

Ukrainian-Colombian historian Juan FriedeBorn(1901-02-17)February 17, 1901Wlava, Russian EmpireDiedJune 28, 1990(1990-06-28) (aged 89)Bogotá,  ColombiaNationalityUkrainian, ColombianOther namesJuan Friede AlterEducationEconomical and Social SciencesAlma materHochschule für Welthandel, ViennaLondon School of EconomicsKnown forStudies of Muisca, San Agustín, indigenous peoples of Colombia, Spanish conquest, history of ColombiaChildrenthree[2]Scientific careerFie…

2016年美國總統選舉 ← 2012 2016年11月8日 2020 → 538個選舉人團席位獲勝需270票民意調查投票率55.7%[1][2] ▲ 0.8 %   获提名人 唐納·川普 希拉莉·克林頓 政党 共和黨 民主党 家鄉州 紐約州 紐約州 竞选搭档 迈克·彭斯 蒂姆·凱恩 选举人票 304[3][4][註 1] 227[5] 胜出州/省 30 + 緬-2 20 + DC 民選得票 62,984,828[6] 65,853,514[6] 得…

此条目序言章节没有充分总结全文内容要点。 (2019年3月21日)请考虑扩充序言,清晰概述条目所有重點。请在条目的讨论页讨论此问题。 哈萨克斯坦總統哈薩克總統旗現任Қасым-Жомарт Кемелұлы Тоқаев卡瑟姆若马尔特·托卡耶夫自2019年3月20日在任任期7年首任努尔苏丹·纳扎尔巴耶夫设立1990年4月24日(哈薩克蘇維埃社會主義共和國總統) 哈萨克斯坦 哈萨克斯坦政府與…

هذه المقالة تحتاج للمزيد من الوصلات للمقالات الأخرى للمساعدة في ترابط مقالات الموسوعة. فضلًا ساعد في تحسين هذه المقالة بإضافة وصلات إلى المقالات المتعلقة بها الموجودة في النص الحالي. (سبتمبر 2023) برلمان أستراليا الغربية المجالس الجمعية التشريعية لغرب أستراليا (مجلس أدنى) …

2011 studio album by WhitesnakeForevermoreStudio album by WhitesnakeReleased9 March 2011 (2011-03-09)Recorded2010StudioSnakebyte Studios and Grumblenott Studios & Villas, Lake Tahoe, Nevada,Casa Dala, Sherman Oaks,Entourage Studios, North Hollywood, CaliforniaGenreHard rockLength63:31LabelFrontiersWEA (Japan)ProducerLos Bros Brutalos (David Coverdale, Doug Aldrich, Michael McIntyre)Whitesnake chronology 30th Anniversary Collection(2008) Forevermore(2011) Live at Doning…

Fish research partnership CalCOFI oceanographic survey station grid CalCOFI (California Cooperative Oceanic Fisheries Investigations) is a multi-agency partnership formed in 1949 to investigate the collapse of the sardine population off California. The organization's members are from NOAA Fisheries Service, Scripps Institution of Oceanography, and California Department of Fish and Wildlife. The scope of this research has evolved into the study of marine ecosystems off California and the manageme…

Former type of political division in Mexico The territories of Mexico in 1824 (red). The territories of Mexico in 1830 (brown). The territories of Mexico in 1902 (brown). The territories of Mexico in 1952 (brown). The territories of Mexico are part of the history of 19th and 20th century independent Mexico.[1][2] The country created territories (territorios) for areas too lightly populated to be states (estados), or for political reasons. List The 1824 Constitution of Mexico defi…

Governor of Pennsylvania since 2023 Josh ShapiroShapiro in 202348th Governor of PennsylvaniaIncumbentAssumed office January 17, 2023LieutenantAustin DavisPreceded byTom Wolf50th Attorney General of PennsylvaniaIn officeJanuary 17, 2017 – January 17, 2023GovernorTom WolfPreceded byBruce BeemerSucceeded byMichelle HenryMember of the Montgomery County Board of CommissionersIn officeJanuary 3, 2012 – January 17, 2017Preceded byJoe HoeffelSucceeded byKenneth LawrenceChair of…

Fusion reactor design The polywell is a proposed design for a fusion reactor using an electric and magnetic field to heat ions to fusion conditions. The design is related to the fusor, the high beta fusion reactor, the magnetic mirror, and the biconic cusp. A set of electromagnets generates a magnetic field that traps electrons. This creates a negative voltage, which attracts positive ions. As the ions accelerate towards the negative center, their kinetic energy rises. Ions that collide at high …

American children's television series For other uses, see Big Bag (disambiguation). Big BagTitle cardGenrePuppetryEducationalSketch comedyCreated byNina Elias-BambergerDeveloped byLou BergerAllan NeuwirthGary CooperDirected byEmily SquiresYoram GrossStarringSelena NelsonCullen DouglasClare SeraTessa LudwickJohn MountfordAshley JonesJames RyanPuppeteers:Joey MazzarinoRickey BoydAlice DinneanJeff ConoverJames StoneMatt VogelVoices ofMaría Conchita AlonsoFran BrillKevin ClashAllen EnlowJames Spect…

German actress You can help expand this article with text translated from the corresponding article in German. (April 2022) Click [show] for important translation instructions. View a machine-translated version of the German article. Machine translation, like DeepL or Google Translate, is a useful starting point for translations, but translators must revise errors as necessary and confirm that the translation is accurate, rather than simply copy-pasting machine-translated text into the Engl…

International athletics championship event2016 IAAF World Race Walking Team ChampionshipsOrganisersIAAFEdition27thDate7–8 MayHost cityRome, ItalyEvents5Participation398 athletes from 55 nationsOfficial websiteroma2016.org/← 2014 Taicang 2018 Taicang → The 2016 IAAF World Race Walking Team Championships (Italian: Campionati del mondo a squadre di marcia 2016) was the 27th edition of the global team racewalking competition organised by the International Association of Athletics Feder…

British classical archaeologist (1900–1991) For the American saxophonist, see Arnie Lawrence. Arnold Walter LawrenceFBAA. W. Lawrence in Omnibus (BBC, 1985)Born(1900-05-02)2 May 1900OxfordDied31 March 1991(1991-03-31) (aged 90)Devizes, WiltshireKnown forModelling for Youth by Kathleen ScottSpouse Barbara Inness Thompson ​ ​(m. 1925; died 1986)​ParentSir Thomas Chapman, 7th Baronet (father)FamilyT. E. Lawrence (brother)Academic backgroun…

بلدة ميدل برانش الإحداثيات 44°01′05″N 85°08′16″W / 44.018055555556°N 85.137777777778°W / 44.018055555556; -85.137777777778   [1] تقسيم إداري  البلد الولايات المتحدة  التقسيم الأعلى مقاطعة أوسيولا  خصائص جغرافية  المساحة 35.5 ميل مربع  ارتفاع 340 متر  عدد السكان  عدد السكان 775 (1 أ…

Perpustakaan Nasional JermanDeutsche NationalbibliothekThe German National Library in Frankfurt50°7′51.98″N 8°40′59.35″E / 50.1311056°N 8.6831528°E / 50.1311056; 8.6831528 (German National Library, Frankfurt Building), 51°19′50.5″N 12°23′48.1″E / 51.330694°N 12.396694°E / 51.330694; 12.396694LokasiFrankfurt, GermanyLeipzig, Germany, JermanJenisPerpusatakaan nasionalDidirikan1912; 112 tahun lalu (1912)Landasan hu…

Scranton redirects here. For other uses, see Scranton (disambiguation). City in Pennsylvania, United StatesScrantonCityDowntown ScrantonScranton Iron FurnacesLackawanna Coal MineEverhart MuseumLackawanna County Children's LibraryCourthouse Square FlagNicknames: The Electric City, The All America City, SteamtownMotto(s): Embracing Our People, Our Traditions and Our FutureAnthem: Hail, Pennsylvania! Interactive map of ScrantonScrantonShow map of PennsylvaniaScrantonShow map of the United…

TH!NK Global曾用名Personal Independent Vehicle Company (1991–2006)公司類型子公司公司結局破产成立1991年结束2011年6月22日,​13年前​(2011-06-22)總部挪威贝鲁姆产业汽车產品电动汽车員工人數125+母公司 福特汽车(1999–2003) KamKorp(2003–2006) InSpire(2006–2011) Think Global是一家挪威的电动汽车公司,2011年6月22日第四次宣布破产[1]。破产后,该公司很快被Electric Mobility Solut…

Russian composer (1925–2017) Владимир Яковлевич ШаинскийVladimir ShainskyBornVladimir Yakovlevich Shainsky(1925-12-12)December 12, 1925Kiev, Ukrainian SSR, Soviet UnionDiedDecember 25, 2017(2017-12-25) (aged 92)San Diego, California, United StatesOccupationComposerYears active1949 — 2013TitlePeople’s Artist of the RSFSR (1986)Awards Order For Merit to the Fatherland (Russia,4th class,2005) Order of Honour (Russia,2001) Order of Friendship (Russia,1995) US…

Sporting event delegationAlgeria at the1968 Summer OlympicsIOC codeALG(AGL used at these Games)NOCAlgerian Olympic CommitteeWebsitewww.coa.dzin Mexico CityCompetitors3 in 2 sportsMedals Gold 0 Silver 0 Bronze 0 Total 0 Summer Olympics appearances (overview)1964196819721976198019841988199219962000200420082012201620202024Other related appearances France (1896–1960) Algeria competed at the 1968 Summer Olympics in Mexico City, Mexico. Boxing Main article: Boxing at the 1968 Summer Olympics At…