Bức tường John Lennon

Bức tường John Lennon, tháng 8 năm 2014, với chân dung John Lennon được sơn trên cao.
Bức tường Lennon vào tháng 8 năm 1981.
Một góc của bức tường vào năm 1993.

Bức tường John Lennon là công trình tại Thủ đô Praha, Cộng hòa Séc. Nơi đây được trang trí bằng các hình tranh phun sơn phỏng theo các sáng tác, ca từ và hình ảnh của cựu thành viên ban nhạc The Beatles, John Lennon. Hiện tại, bức tường nằm trong khu Velkopřevorské náměstí, thuộc khu Phố nhỏ Praha[1]. Bức tường John Lennon thuộc quyền quản lý của Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta. Nội dung trên bức tường ngày nay chủ yếu đề cao các thông điệp tình yêuhòa bình.

Lịch sử hình thành và phát triển

Bức tường này vốn nằm khuất trong một khu phố nhỏ gần Đại sứ quán Pháp tại Tiệp Khắc. Kể từ thập niên 1960, rất nhiều bài thơ tình cùng tranh vẽ đã được viết lên đây. Tuy nhiên, kể từ sau vụ ám sát John Lennon vào năm 1980, nơi đây dần trở thành khu vực tưởng niệm của cố nghệ sĩ này[2].

Năm 1988, bức tường John Lennon thậm chí còn là nguồn cơn phong trào phản đối chế độ cộng sản dưới thời Gustáv Husák. Sau thất bại của cuộc cải cách dân chủ Mùa xuân Praha, chính phủ cộng sản mới thành lập tiếp tục gây nên nhiều sự bất bình. Thanh niên Séc bắt đầu tập trung quanh khu vực Cầu Karl và thường xuyên đụng độ với cảnh sát. Phong trào này thậm chí được đặt tên là "Phong trào Lennon". Hình ảnh và từ ngữ trên bức tường thường xuyên bị thay đổi trong thời gian này.

Ngày 17 tháng 11 năm 2014 nhân kỷ niệm 25 năm ngày Cách mạng Nhung, toàn bộ bức tường đã bị một nhóm sinh viên sơn trắng và ghi dòng chữ "wall is over" (tạm dịch "không còn bức tường nào nữa"). Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta khởi kiện nhóm sinh viên này với tội danh phá hoại di tích, và họ rút đơn sau khi trực tiếp trao đổi với nhóm sinh viên này[3]. Dòng chữ này vẫn có thể được thấy cho tới tận ngày 21 tháng 7 năm 2017, nhưng đã được sửa lại thành "war is over", phỏng theo nhan đề ca khúc "Happy Xmas (War Is Over)" của Lennon.

Ngày 22 tháng 4 năm 2019, nhân sự kiện Ngày Trái Đất, nhóm Extinction Rebellion đã xin phép được sơn lại toàn bộ bức tường nhằm phát đi những thông điệp về biến đổi khí hậu. Dòng chữ KLIMATICKÁ NOUZE được sơn đen ở chính giữa, bên cạnh nhiều thông điệp khác được người xem viết thêm bằng nhiều thứ tiếng khác nhau[4].

Tháng 7 năm 2019, nhiều họa sĩ đã ủng hộ phong trao Biểu tình tại Hồng Kông 2019–2020[5] với hình ảnh nhà hoạt động Marco Leung Ling-kit cùng tấm khẩu hiệu của mình, bên cạnh dòng chữ cổ động "Hong Kong, Add oil."[6][7]

Bức tường John Lennon là địa chỉ ưa thích của các khách du lịch cũng như những kẻ phá hoại. Nhằm đối mặt thực trạng này, tháng 8 năm 2018, hệ thống CCTV đã được lắp đặt nhằm kiểm soát những bức tranh "không hợp pháp" được vẽ tại đây[8]. Tới đầu tháng 10 năm 2019, Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta cùng quận Praha 1 quyết định xây lại toàn bộ bức tường John Lennon[9]. Bức tường được hoàn tất vào ngày 7 tháng 11 cùng năm, nhằm kỷ niệm 30 năm Cách mạng Nhung. Hơn 30 nghệ sĩ Séc và quốc tế đã được mời tới tham gia khai trương bức tường trong một cuộc triển lãm ngoài trời, dưới sự hướng dẫn của nghệ sĩ Pavel Šťastný. Tuy nhiên, giới chức trách đã cấm toàn bộ việc sơn tranh lên bức tường này, thay vào đó, du khách chỉ được viết những thông điệp bằng những phương tiện đơn giản như bút hoặc kẻ màu. Camera an ninh cùng cảnh sát giám sát nghiêm ngặt khu vực này[10].

Bức tường Lennon, tháng 5 năm 2015
Bức tường Lennon, tháng 11 năm 2018

Những bức tường Lennon ở Hồng Kông

Cuộc biểu tình theo Phong trào Ô Dù taị Hồng Kông: Bức tường Lennon nằm bên ngoài Đặc khu hành chính, 21 tháng 10 năm 2014.

Trong cuộc biểu tình năm 2014 tại Hồng Kông, một bức tường Lennon giống như ở Praha xuất hiện dọc theo cầu thang bên ngoài Đặc khu hành chính Hồng Kông. Lấy cảm hứng từ bản gốc tại Praha, hàng ngàn người đã đính lên bức tưởng nhiều mẩu giấy đủ màu sắc sặc sỡ nhằm thể hiện mong muốn dân chủ cho Hồng Kông.[11] Bức tường là một trong những nét nghệ thuật chính của Phong trào Ô dù.[12] Trong suốt vài tháng tây chay, nhiều nhóm khác nhau đã nỗ lực để bảo tồn và giữ gìn vẹn nguyên Bức tường Lennon Hồng Kông, cả về mặt vật lý lẫn kĩ thuật số.[13][14][15]

Ngày 21 tháng 9 năm 2019, lực lượng cảnh sát tại Hồng Kông bắt đầu cho dỡ bỏ những bức tường Lennon khắp thành phố để xóa những phát ngôn chống đối chính phủ.[16] Ngoài Hồng Kông, những bức tường Lennon còn hiện diện ở nhiều thành phố khác nữa như Toronto, Vancouver BC, Calgary, Seoul, Tokyo, Berlin, Luân Đôn, Sydney, Manchester, Melbourne, Đài BắcAuckland.[17][18][19][20][21][22]

Đọc thêm

Tham khảo

  1. ^ “John Lennon Wall”. lonelyplanet.com. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2018.
  2. ^ “Prague's Famous John Lennon Wall: Is It Over, or Reborn?”. Smithsonian.com. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2018.
  3. ^ “Wall Is Over! Lennonovu zeď v Praze přetřeli na bílo” [Wall is Over! Lennon Wall in Prague painted over in white]. Česká televize (bằng tiếng Séc). Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2014.
  4. ^ “Extinction Rebellion: Update #7 – To Parliament, and Beyond”. Extinction Rebellion. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2019.
  5. ^ “A Hong Kong Extradition Protester Who Fell to His Death Is Being Hailed as a 'Martyr'. Time. 15 tháng 6 năm 2019. ISSN 0040-781X. OCLC 1311479. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2019.
  6. ^ “Marco Leung Memorial Art @ Lennon Wall in Prague”. Twitter CDN. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  7. ^ Un, Phoenix. “Imagine that – 'support HK' messages on Prague wall”. The Standard. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2019.
  8. ^ Tait, Robert (ngày 4 tháng 8 năm 2019). “Imagine no graffiti: new regulation to fall on Prague's Lennon wall”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2019.
  9. ^ https://prazsky.denik.cz/zpravy_region/lennonova-zed-nova-podoba-venkovni-galerie-listopadu-vyroci-revoluce20191004.html
  10. ^ Johnston, Raymond (ngày 8 tháng 11 năm 2019). “Prague's John Lennon Wall opens with new murals and new rules”. Expats.cz Latest News & Articles - Prague and the Czech Republic (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2019.
  11. ^ Lau, Joyce. “Art Spawned by Hong Kong Protest; Now to Make It Live On”. The New York Times. Truy cập 9 tháng 7 năm 2019.
  12. ^ Law, Violet. “Hong Kong protesters seek to archive their art, words for posterity”. Los Angeles Times. Truy cập 10 tháng 7 năm 2019.
  13. ^ Sun, Becky. “Umbrella Movement Visual Archive and Research Collective”. Medium. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2019. Truy cập 9 tháng 7 năm 2019.
  14. ^ “The Umbrella Archives: Hong Kong artist collective fights to preserve protest art”. Art Radar. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2019. Truy cập 9 tháng 7 năm 2019.
  15. ^ “UMAP Digital Archives”. Umbrella Movement Art Preservation. Truy cập 9 tháng 7 năm 2019.
  16. ^ Yu, Verna (21 tháng 9 năm 2019). “Hong Kong riot police fire teargas at protesters as unrest continues”. The Guardian. Truy cập 21 tháng 12 năm 2019.
  17. ^ “A world away from Hong Kong, a 'Lennon Wall' supporting pro-democracy demonstrators springs up in Toronto”. MSN. CBC / Radio Canada. Truy cập 13 tháng 7 năm 2019.
  18. ^ Seucharan, Cherise. 'Lennon wall' on Vancouver steam clock a symbol of support for Hong Kong protesters”. The Star. Truy cập 14 tháng 7 năm 2019.
  19. ^ “Tokyo Shibuya Lennon Wall (東京渋谷現「連儂牆」紙牌、人身代牆避免打擾日本人)”. The Stand News. Truy cập 14 tháng 7 năm 2019.
  20. ^ “Stand with Hong Kong in Berlin”. Twitter CDN. Bản gốc lưu trữ 15 tháng 7 năm 2019. Truy cập 15 tháng 7 năm 2019.
  21. ^ Un, Phoenix. “Imagine that - 'support HK' messages on Prague wall”. The Standard. Truy cập 18 tháng 7 năm 2019.
  22. ^ Tan, Lincoln (30 tháng 7 năm 2019). “Hong Kong dispute over China's extradition bill gets physical on University of Auckland campus”. New Zealand Herald. Truy cập 30 tháng 7 năm 2019.

Liên kết ngoài