Bộ Bá vương

Bộ Bá vương
Guiacum officinale
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Zygophyllales
Khalk., 1990
Các họ

Bộ Bá vương hay bộ Tật lê[1] (danh pháp khoa học: Zygophyllales, đồng nghĩa: Balanitales, C. Y. Wu, Zygophyllanae, Doweld) là một bộ thực vật hai lá mầm, bao gồm hai họ:

  • Họ Zygophyllaceae với khoảng 285 loài cây thân gỗ hay thân thảo có gai trong 22 chi, phân bổ tại khu vực ôn đới khô, ấm và nhiệt đới.
  • Họ Krameriaceae với khoảng 18 loài cây bụi hay cây thân thảo bán ký sinh trong 1 chi, phân bổ tại Trung và Nam Mỹ.

Theo Angiosperm Phylogeny Group (AGP II) cả hai họ đều không được đặt trong bộ nào, tuy nhiên người ta đã đưa chúng vào trong nhánh hoa Hồng I (eurosids I). Thậm chí nếu họ độc chi Krameriaceae chia sẻ rất ít đặc điểm chung với họ Zygophyllaceae thì các nhà nghiên cứu vẫn nhận thấy một chút ưu thế trong việc giữ nó như là một họ tách biệt (chẳng hạn Sheahan và Chase). Tên gọi Zygophyllales có thể được sử dụng nếu như có thể tìm thấy lý do thích hợp để đặt cả hai họ vào trong một bộ. Do vậy, có thể cho rằng việc gộp họ Krameriaceae vào họ Zygophyllaceae là một tùy chọn, mặc dù chúng không có nhiều điểm chung. Zygophyllaceae được coi là nhóm chị em với Krameriaceae trong Soltis và ctv (1998) cũng như trong Savolainen và ctv (2000). Tuy nhiên, quan hệ của bộ Zygophyllales là không rõ ràng. Hilu và ctv. (2003) thấy rằng chi Larrea của họ Zygophyllaceae có mối liên hệ yếu với họ Đậu (Fabaceae), thành viên duy nhất của bộ Đậu (Fabales) được đưa vào trong phân tích rbcL của họ. Tuy nhiên, trong cây phát sinh chủng loài của APG II thì người ta đặt bộ này (nếu như được công nhận) trong cùng nhánh với các bộ/họ như: Celastrales, Malpighiales, Oxalidales và họ Huaceae (không nằm trong bộ nào).

Trong hệ thống Cronquist, họ Zygophyllaceae được đặt trong bộ Bồ hòn (Sapindales) còn họ Krameriaceae được đặt trong bộ Viễn chí (Polygalales).

Phát sinh chủng loài

Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Wang và ctv. (2009),[2] với tên gọi các bộ lấy từ website của Angiosperm Phylogeny.[3]. Các nhánh với mức hỗ trợ tự khởi động thấp hơn 50 % bị bỏ qua. Các nhánh khác có mức hỗ trợ 100% ngoại trừ những nơi có con số chỉ ra mức hỗ trợ cụ thể.

Vitales

eurosids 
Fabidae 

Zygophyllales

Nhánh COM 

Huaceae

Celastrales

Oxalidales

Malpighiales

Nhánh cố định nitơ 

Fabales

Rosales

Fagales

Cucurbitales

Malvidae sensu lato 
65% 

Geraniales

Myrtales

Crossosomatales

Picramniales

Malvidae sensu stricto 

Sapindales

Huerteales

Brassicales

Malvales

Ghi chú

  1. ^ Tên gọi bộ Bá vương lấy theo tên gọi của loài Zygophyllum xanthoxylum, còn tên gọi bộ Tật lê lấy theo tên gọi chung của các loài trong chi Tribulus.
  2. ^ Hengchang Wang, Michael J. Moore, Pamela S. Soltis, Charles D. Bell, Samuel F. Brockington, Roolse Alexandre, Charles C. Davis, Maribeth Latvis, Steven R. Manchester, Douglas E. Soltis (2009). "Rosid radiation and the rapid rise of angiosperm-dominated forests". Proceedings of the National Academy of Sciences 106(10):3853-3858. 10-3-2009.
  3. ^ Peter F. Stevens (2001 trở đi). Angiosperm Phylogeny Website In: Missouri Botanical Garden.